【bxh hạng 2 ý】Đừng để “lương tăng một đồng, giá tăng hai đồng”
Tăng lương,Đừngđểlươngtăngmộtđồnggiátănghaiđồbxh hạng 2 ý kỳ vọng không tăng giá | |
Vì sao 8 hiệp hội kiến nghị lùi tăng lương tối thiểu vùng vào đầu năm 2023? | |
Khảo sát tiền lương 2.000 doanh nghiệp để xem xét tăng lương tối thiểu vùng 2023 |
Cần chú ý đến các biện pháp kiềm chế lạm phát để việc tăng lương được thực chất. Ảnh: Internet |
Tăng lương nhưng phải kiềm chế lạm phát
Trước đó, báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về dự toán phân bổ ngân sách Nhà nước năm 2023 đề xuất Quốc hội chưa thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2023, nhưng từ ngày 1/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (khoảng 20,8%); tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách Nhà nước đảm bảo khoảng 12,5%; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và tăng chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%. Từ ngày 1/1/2023, điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở...
3 năm qua, lương cơ sở chỉ mới được điều chỉnh một lần từ ngày 1/7/2019 tăng khoảng 7,19%. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp đã điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng 3 lần, với tổng mức tăng khoảng 17,7%.
Tại phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngày 27/10, đại biểu Quốc hội Nguyễn Huy Thái (đoàn Bạc Liêu) cho rằng, Chính phủ trình Quốc hội phương án tăng lương cơ sở cho công chức, viên chức và người lao động đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri và công luận.
“Lần tăng lương cơ sở này là nỗ lực lớn lao của Chính phủ. Việc điều chỉnh tăng mức lương cơ sở là thấu tình, đạt lý trong sức chống chịu của nền kinh tế và sức chịu đựng của ngân sách và đây là điều rất đáng trân trọng”, đại biểu Nguyễn Huy Thái nêu rõ.
Lý giải rõ hơn về sự cấp thiết của tăng lương cơ sở, đại biểu Quốc hội Thái Thu Xương (đoàn Hậu Giang) cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ, công chức, viên chức nói chung và cán bộ y tế nói riêng nghỉ việc trong thời gian gần đây chủ yếu do áp lực công việc quá cao, cường độ làm việc quá lớn. Áp lực công việc quá lớn nhưng sự quan tâm đối với lực lượng lao động này chưa nhiều, chưa có chính sách đãi ngộ, hỗ trợ tương xứng đối với công sức của họ bỏ ra.
Ngoài ra, theo các đại biểu Quốc hội, nhìn chung đời sống người lao động còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khi giá cả các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thuốc men, sách giáo khoa, viện phí… đều tăng giá, trong khi tiền lương thực tế của cán bộ công chức, viên chức từ năm 2019 đến nay chưa tăng.
Từ thực tế này, đại biểu Thái Thu Xương đề nghị nghiên cứu về thời gian tăng lương cơ sở càng sớm càng tốt; nhưng đồng thời phải kiềm chế lạm phát, kiềm giá. “Tránh tình trạng lương chưa tăng thì giá đã tăng, lương tăng một đồng, giá tăng hai đồng”, đại biểu Quốc hội đoàn Hậu Giang nhấn mạnh.
Tính toán trên khả năng của ngân sách
Tại các phiên thảo luận và bên lề các phiên họp của Quốc hội, thời gian có hiệu lực thực hiện tăng lương cơ sơ đang có nhiều ý kiến trái chiều giữa các đại biểu Quốc hội. Trong đó, đại biểu Quốc hội Nguyễn Huy Thái (đoàn Bạc Liêu) kiến nghị Quốc hội và Chính phủ thực hiện tăng lương cơ sở sớm hơn dự định 6 tháng, thay vì thực hiện từ 1/7/2023 thì thực hiện ngay từ đầu năm, tức là từ 1/1/2023.
Đại biểu Hồ Thị Minh (đoàn Quảng Trị) cũng mong muốn được áp dụng sớm hơn, bởi từ nay đến 1/7/2023 còn rất lâu, trượt giá còn tăng cao. "Chúng ta mới chỉ có chủ trương, thì bước ra chợ, giá đã tăng lên rất nhiều. Chắc chắn, đời sống của cán bộ, công chức thực tế chưa cải thiện được bao nhiêu", đại biểu Hồ Thị Minh phản ánh.
Cũng nêu quan điểm về thời điểm tăng lương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đỗ Thị Lan cho rằng, hiện đã là gần cuối năm 2022, việc đánh giá đầy đủ để xác định các đối tượng được hưởng các chính sách hỗ trợ, trợ cấp cần có một thời gian. Hơn nữa cần đánh giá tác động và có thời gian cân đối nguồn lực nhà nước và thực hiện theo đúng quy định về sử dụng ngân sách, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội… vì vậy, thời điểm 1/7/2023 có hiệu lực tăng lương là phù hợp.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đỗ Thị Lan cho rằng, việc Chính phủ trình phương án tăng trên 20% lương cơ sở đã được tính toán về khả năng ngân sách cũng như chỉ số giá tiêu dùng, phù hợp các mức trợ cấp, trợ giúp với các đối tượng yếu thế, trợ cấp ưu đãi cho người có công với cách mạng. Việc tăng lương cho đối tượng nào cũng cần phải xem xét, đánh giá tác động một cách đầy đủ. Nên trước mắt, Chính phủ đề xuất điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề với cán bộ dự phòng và y tế cơ sở thực hiện từ ngày 1/1/2023.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Giá vàng hôm nay 02/8/2024: Vàng nhẫn rẻ hơn vàng miếng SJC 2,2 triệu đồng
- ·Thừa Thiên Huế có chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cao nhất Việt Nam
- ·Binibining Pilipinas ngừng cử thí sinh tham dự Miss Grand
- ·Ủy ban Kinh tế thẩm tra chính thức Dự án cao tốc Gia Nghĩa
- ·Lãi suất cho vay bao giờ hạ?
- ·Thiên Ân và Engfa bị ép mặt đối mặt để chụp hình
- ·Caracas meeting celebrates Việt Nam
- ·'Á hậu 3' Miss Universe 2018
- ·Tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam
- ·'Đại náo' Bali, Thiên Ân bùng nổ lượng người theo dõi sau 2 tuần
- ·Báo VietNamNet và sữa TH true Milk trao 28.000 ly sữa cho người có công
- ·Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tăng cường quản lý thị trường vàng
- ·Hoa hậu Khánh Vân
- ·Có thể ban hành nghị định về Quỹ hỗ trợ đầu tư trong tháng 6/2024
- ·Giấy viết tay đền “cái ngàn vàng” 100 triệu có hiệu lực?
- ·Miss Grand Mexico 'vồ ếch' ngay trên sân khấu Chung kết MGI 2022
- ·Phê duyệt Quy hoạch vùng Tây Nguyên
- ·Engfa Waraha không phải người 'sao chép' bài ứng xử của thí sinh khác
- ·Bố con cùng đánh bạc, có vi phạm pháp luật?
- ·Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam