【nhận định bắc macedonia】Tự hào An toàn khu
Sáng 7-4-2022,nhận định bắc macedonia Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã công bố Quyết định số 421 của Thủ tướng Chính phủ công nhận các xã Lộc Tấn, Lộc Thành, Lộc Hiệp, Lộc Quang, Lộc Thuận và thị trấn Lộc Ninh là xã An toàn khu, huyện Lộc Ninh là vùng An toàn khu của Trung ương thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đây là sự ghi công xứng đáng cho những đóng góp của đồng bào các dân tộc ở huyện Lộc Ninh đã có công nuôi dưỡng, đùm bọc cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đồng thời, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tinh thần cách mạng, yêu nước của lớp lớp cha anh đi trước đã hy sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
TỰ HÀO CĂN CỨ KIÊN TRUNG
Theo lịch sử Đảng bộ xã, đầu năm 1973, Lộc Thành được chọn làm căn cứ địa cách mạng của Bộ chỉ huy Miền. Chính căn cứ có núi rừng bao vây đã là nơi trú ẩn và hoạt động của các cán bộ chỉ huy cao cấp của Bộ Tư lệnh Miền như: Tư lệnh Trần Văn Trà, Phó Tư lệnh Nguyễn Thị Định, Chính ủy Phạm Hùng, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Lê Đức Anh... Lộc Thành cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc họp và tiếp đón các phái đoàn cấp cao của Bộ Chính trị, Trung ương Cục miền Nam. Lộc Thành cũng là nơi đóng quân của Quân đoàn 4, 2; Sư đoàn Bộ binh 7, 9; các trung đoàn 24 pháo binh, 71 phòng không, 429 đặc công và 3 tiểu đoàn thông tin phục vụ chiến đấu tại Căn cứ Tà Thiết. Trong kháng chiến chống Mỹ, Lộc Thành đã kiên cường, gan dạ góp sức người, sức của giải phóng Lộc Ninh, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhân chứng lịch sử ở căn cứ Lộc Quang trò chuyện ký ức lịch sử cùng phóng viên
Lịch sử ghi nhận, từ đầu năm 1970, trên đất Lộc Ninh, mật độ quân và phương tiện chiến tranh của Mỹ - ngụy bố trí dày đặc. Lộc Ninh trở thành “hậu phương” cung cấp cho cuộc hành quân xâm lược của Mỹ - ngụy Sài Gòn sang đất Campuchia. Trong lúc địch ráo riết xây dựng hệ thống phòng thủ ở Lộc Ninh, cũng là lúc Quân ủy Trung ương quyết định mở Chiến dịch Nguyễn Huệ. Đúng 5 giờ 30 phút ngày 5-4-1972, Bộ chỉ huy chiến dịch phát lệnh nổ súng tấn công đánh địch quyết tâm giải phóng Lộc Ninh. Đến 17 giờ ngày 7-4-1972, Lộc Ninh hoàn toàn giải phóng.
Lộc Ninh được giải phóng đã phá vỡ thế phòng thủ của địch, đồng thời làm thất bại chiến thuật phòng ngự cấp chiến đoàn của địch trên khu vực rộng lớn áp sát trung tâm đầu não của chính quyền ngụy quân, ngụy quyền. Đây không chỉ là thắng lợi lớn nhất, trọn vẹn nhất trong cuộc chiến xuân - hè năm 1972 mà còn mở ra thời kỳ đưa chiến tranh vào giai đoạn cuối với việc tích cực xây dựng, phát triển thực lực, chủ động làm chuyển biến tình hình về quân sự, chính trị trên toàn chiến trường... Đại tá NGUYỄN VĂN SÁU, Phó viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam |
Sau ngày giải phóng, toàn huyện Lộc Ninh trở thành điểm tập kết của mọi nguồn chi viện, các phương tiện chiến tranh từ miền Bắc vào và từ Campuchia sang. Lộc Quang cũng là căn cứ cách mạng kiên trung. Bồn xăng, Kho nhiên liệu VK98 tại xã được xây dựng năm 1974 với diện tích 10 ha, nằm quanh ngọn Đồi 117 (tên một điểm cao trong bản đồ quân sự), gồm 7 bồn có sức chứa 250.000 lít/bồn. Tại đây luôn có một đại đội gồm 30 xe bồn ngày đêm vận chuyển xăng, dầu ra chiến trường. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Bồn xăng - Kho nhiên liệu VK98 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cung cấp xăng dầu đảm bảo cho các binh đoàn chủ lực tiến công thần tốc, giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Để lưu giữ, bảo tồn những hiện vật quý nhằm giáo dục các thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng của quân đội ta, đặc biệt là lực lượng bộ đội xăng dầu, ngày 21-4-1989, Bộ Văn hóa đã quyết định công nhận, xếp hạng di tích Bồn xăng - Kho nhiên liệu VK98 là di tích lịch sử quốc gia.
Căn cứ Tà Thiết trên địa bàn xã Lộc Thành cũng đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.
VÙNG ĐẤT ANH HÙNG CHUYỂN MÌNH PHÁT TRIỂN
Có vị trí địa lý bán sơn địa, vừa vùng trũng vừa núi cao, dưới sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và tinh thần đoàn kết, quyết tâm khắc phục khó khăn của người dân địa phương, vùng căn cứ cách mạng Lộc Quang đang từng ngày đổi mới. Với tổng diện tích đất nông nghiệp khá lớn, xã đã quy hoạch phát triển trồng lúa gần 300 ha, trong đó xây dựng những cánh đồng lớn ở ấp Việt Quang, Chàng Hai và Bù Tam. Đưa khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, xã Lộc Quang đang lập hồ sơ xây dựng thương hiệu lúa 4900. Đây là bước đi để đưa gạo sạch Lộc Quang vươn xa thị trường trong và ngoài tỉnh, mang lại đời sống ấm no cho người nông dân.
Lộc Ninh hôm nay đang từng ngày đổi mới. Trong ảnh: Một góc trung tâm thị trấn Lộc Ninh - Ảnh: Phú Quý
Chủ tịch UBND xã Lộc Quang Hoàng Anh Tính phấn khởi: Sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của xã tương đối bền vững, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2021, huyện giao xã về đích nông thôn mới. Đến nay, 100% đường ấp đã được cứng hóa; nhiều hệ thống kênh mương thủy lợi được nâng cấp và làm mới. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt 98%. Đặc biệt, trên địa bàn xã đang có 3 hợp tác xã chuyên canh cây hồ tiêu, lúa; trong thời gian tới sẽ thành lập thêm 2 hợp tác xã về chăn nuôi và vận tải… Có thể thấy, Lộc Quang đang chuyển mình mạnh mẽ để cùng góp sức với Lộc Ninh phát triển bền vững.
Sự khởi sắc của kinh tế - xã hội được thể hiện rõ nét về diện mạo ở 12/15 xã nông thôn mới, trong đó có 2 xã nông thôn mới nâng cao. Trong sản xuất nông nghiệp, huyện đã xây dựng được các vùng sản xuất chuyên canh cây trồng, vật nuôi chủ lực gắn với chế biến, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, mở rộng các hình thức liên kết hợp tác; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, từng bước hình thành chuỗi giá trị sản phẩm. Ông HỒ QUANG KHÁNH, Phó chủ tịch UBND huyện Lộc Ninh |
Ông Hồ Quang Khánh, Phó chủ tịch UBND huyện Lộc Ninh khẳng định: Lộc Ninh là một trong những huyện có tốc độ phát triển khá cao so với các huyện trong tỉnh. Năm 2021, nền kinh tế tiếp tục phát triển, thu ngân sách đạt hơn 573 tỷ đồng, tăng 96,7 lần; thu nhập bình quân đầu người đạt 68,2 triệu đồng/người, tăng gấp 3,63 lần so với năm 1991. Năng suất, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của các ngành kinh tế ngày càng được nâng cao.
Kế thừa truyền thống cách mạng và tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo vốn có, Lộc Ninh đang vững tin sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành quả hơn nữa, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển chung của tỉnh, đất nước, xứng đáng với niềm tin và sự kỳ vọng của nhân dân huyện biên giới.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Vụ bạo hành trẻ em ở Đà Nẵng: Hàng xóm tiết lộ nhiều lần nghe tiếng trẻ khóc thét
- ·Theo máy bay vận tải hiện đại lớn nhất của Không quân Việt Nam lên Điện Biên Phủ
- ·Ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30/4
- ·Thủ tướng bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ với 3 sĩ quan cấp tướng
- ·Grab thừa nhận tăng cước, chất lượng tài xế giảm sau mua Uber
- ·Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà
- ·Diêm dân Cần Giờ: Trúng mùa vì nắng nóng, mặn chát nghịch cảnh mất giá 1 nửa
- ·VKS đề nghị ông Trần Quí Thanh 9
- ·Nhã Phương tiếp tục làm nữ chính phim Việt
- ·Cảnh trốn chạy nắng nóng 40 độ trên phố đi bộ hồ Gươm ngày đầu nghỉ lễ
- ·Trải nghiệm tàu đường sắt Cát Linh
- ·VKS đề nghị ông Trần Quí Thanh 9
- ·'Lá chắn thép' từ lực lượng Cảnh sát cơ động
- ·'Lá chắn thép' từ lực lượng Cảnh sát cơ động
- ·Đảng bộ Petrovietnam
- ·Hai ô tô đầu kéo va chạm trên cao tốc Pháp Vân
- ·TP.HCM: Nắng nóng kéo dài, người dân đổ xô 'giải nhiệt' ở các hồ bơi
- ·Hạn chế xe tải đi trên QL6 để phục vụ lễ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ
- ·Xuất hiện vật thể bay bí ẩn lượn lờ trước mắt phi công
- ·Nguyên nhân ban đầu vụ va chạm giữa phà và tàu du lịch làm 3 người bị thương