【udinese – inter】Xuất khẩu nông sản bất ngờ “nhắm” đích 55 tỷ USD
Đảm bảo vùng nguyên liệu để tăng tỷ lệ nông sản xuất khẩu đã qua chế biến | |
Ùn tắc nông sản xuất khẩu làm “nóng” nghị trường Quốc hội |
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: B.H |
Theo thông tin mới nhất từ Bộ NN&PTNT, tốc độ tăng GDP của ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 dự kiến đạt khoảng 2,7% - 2,8%. Trong đó, nông nghiệp tăng khoảng 2,2%; lâm nghiệp tăng khoảng 4,8%; thủy sản tăng khoảng 4,05%.
Phát biểu tại Hội nghị sơ kết ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2022 chiều 28/6, ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) cho biết: tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 6 tháng đầu năm đạt 27,88 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, nhóm nông sản chính đạt 11,37 tỷ USD, tăng 8,8%; lâm sản chính đạt 9,1 tỷ USD, tăng 3%; thủy sản đạt 5,8 tỷ USD, tăng 40,8%; chăn nuôi đạt 176 triệu USD, giảm 15,9%; đầu vào sản xuất đạt 1,42 tỷ USD, tăng 64,8%.
Về nguyên nhân giúp xuất khẩu toàn ngành thu về kết quả khả quan như trên, ông Việt phân tích: bên cạnh đẩy mạnh sản xuất, ngành nông nghiệp cũng chủ động nghiên cứu, dự báo, tranh thủ cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để thúc đẩy xuất khẩu nông sản.
Các đơn vị tăng cường xúc tiến, quảng bá theo hình thức trực tuyến (online) đối với các sản phẩm đã được mở cửa, xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường lớn như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nga, Brazil; đồng thời, các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, New Zealand, Trung Đông cũng được khai thác tốt.
Nửa đầu năm, thuỷ sản là ngành hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong toàn ngành nông, lâm, thuỷ sản. Ảnh: N.Thanh |
Nhấn mạnh sâu hơn vào mặt hàng thuỷ sản, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: thời gian qua có nhiều khó khăn về xuất khẩu do tác động của dịch Covid-19 và giá xăng dầu tăng cao ảnh hưởng đến khai thác thủy sản.
Tuy nhiên, thời tiết trên biển tương đối thuận lợi, ưu đãi từ các FTA được triển khai hiệu quả… đã tạo động lực góp phần đưa tổng sản lượng thủy sản nửa đầu năm nay đạt khoảng 4,2 triệu tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt, nuôi trồng thủy sản đã tăng khá mạnh với mức 7,4%.
Bên cạnh các kết quả đạt được, ông Việt cũng chỉ rõ những hạn chế còn tồn tại, điển hình như hoạt động xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa thị trường của ngành nông nghiệp chưa thực sự đáp ứng yêu cầu khi phải thực hiện theo hình thức trực tuyến. “Có thời điểm vẫn tái diễn tình trạng ùn ứ phương tiện xuất, nhập khẩu nông sản qua các cửa khẩu phía Bắc, gây nhiều khó khăn cho sản xuất kinh doanh và bà con nông dân”, ông Việt nói.
Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn khi nguyên liệu vật tư đầu vào phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài; giá thức ăn chăn, phân bón... tăng cao.
Theo Bộ NN&PTNT, kinh tế trong nước đang trong quá trình phục hồi, dự báo tăng trưởng khá lạc quan năm 2022. Nắm bắt cơ hội này, ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, hiện đại, kinh tế tuần hoàn; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khơi thông các nguồn lực cho phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh và xung đột Nga – Ukraine.
Toàn ngành đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 2,8 - 3% (Chính phủ giao 2,5 - 2,8%); giá trị sản xuất toàn ngành tăng 2,9 - 3,1%; sản lượng thịt lợn hơi trên 4,2 triệu tấn; sản lượng thịt gia cầm trên 1,9 triệu tấn; sản lượng thủy sản trên 8,7 triệu tấn; sản lượng khai thác gỗ trên 18 triệu m3; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản khoảng 55 tỷ USD.
Để đạt được mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2022 khoảng 55 tỷ USD (cao hơn Chính phủ giao 5 tỷ USD), Bộ NN&PTNT xác định cần thực hiện các giải pháp tác động vào các sản phẩm chủ lực xuất khẩu có triển vọng và khả năng tăng giá trị xuất khẩu cao để bù vào những sản phẩm dự kiến có khả năng không đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu cả năm.
Cụ thể, nông sản chính đạt 25 tỷ USD; lâm sản và đồ gỗ đạt 17 tỷ USD; thủy sản đạt 10 tỷ USD; các mặt hàng khác đạt khoảng 3 tỷ USD.
2 thị trường xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022 là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Cụ thể, tại thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt khoảng 7,61 tỷ USD, tăng 7,9% và chiếm 27,3% tổng trị giá xuất khẩu. Với thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 là Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt khoảng 4,97 tỷ USD, tăng 5,9% và chiếm 17,8% tổng trị giá xuất khẩu. |
(责任编辑:La liga)
- ·Hỗ trợ sản xuất lúa theo hướng VietGAP tại Tân Hưng
- ·Chú trọng phòng chống cháy nổ trong doanh nghiệp
- ·Quân đội nhân dân Việt Nam đi đầu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- ·Công tác tuyển quân: Thực hiện chắc từng bước
- ·'Quả ngọt' từ chuyển đổi cây trồng
- ·Triệt xóa thành công chuyên án ma túy mang bí số 320T
- ·Chơn Thành: Kỳ họp thứ 13 HĐND thị xã, nhiệm kỳ 2021
- ·Những gia đình cách mạng gương mẫu
- ·Đồng USD gây áp lực lên giá vàng trong phiên đầu năm 2024
- ·Để thành phố khang trang, sạch đẹp hơn
- ·Giá vàng SJC lên mức 67 triệu đồng khi vàng thế giới giảm thấp
- ·Đổi thay vùng nông thôn mới Bạch Đằng
- ·Tri ân gia đình chính sách
- ·Vật liệu tăng cứng trong lĩnh vực xây dựng
- ·Zonepack Việt Nam: Nhà Sản Xuất Kinh Doanh Bao Bì Công Nghiệp Uy Tín Chất Lượng tại Việt Nam
- ·Mời bạn đón đọc Báo Bình Phước xuân Giáp Thìn 2024
- ·Chú trọng thị trường 2,5 triệu dân…
- ·AkzoNobel cam kết yếu tố bền vững trong mọi hoạt động
- ·VNPT Long An kỷ niệm 27 năm thành lập mạng Vinaphone
- ·Huy động tối đa nguồn lực, phát triển giao thông đồng bộ, hiện đại