【lịch thi đấu serbia】Người mua không bị thiệt trong cách tính diện tích căn hộ
Gần đây,ườimuakhôngbịthiệttrongcáchtínhdiệntíchcănhộlịch thi đấu serbia tại một số sự án nhà ở chung cư xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi giữa khách hàng và chủ đầu tư về cách tính diện tích căn hộ. Cũng có ý kiến cho rằng cách tính diện tích căn hộ chung cư theo quy định tại Thông tư 16/2010 của Bộ Xây dựng không thống nhất với Luật nhà ở và Nghị định 71 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở.
Quy định tại Thông tư 16 không trái Luật Nhà ở và Nghị định 71
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), nội dung hướng dẫn về cách tính diện tích sàn trong hợp đồng mua, bán căn hộ nhà chung cư nêu tại Thông tư số 16/2010 là không trái với quy định của Luật Nhà ở và Nghị định số 71/2010.
Người mua nhà tố, doanh nghiệp ăn gian diện tích căn hộ. Ảnh minh họa
Ông Hà lý giải: Luật Nhà ở và Nghị định số 71/2010 không có quy định cụ thể về cách tính diện tích sàn trong hợp đồng mua, bán căn hộ nhà chung cư mà chỉ có quy định về phần sở hữu chung và phần sở hữu riêng trong nhà chung cư. Việc tính diện tích sàn trong hợp đồng mua, bán căn hộ nhà chung cư thì Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng hướng dẫn.
Định nghĩa về phần sở hữu riêng, sở hữu chung trong nhà chung cư đã được quy định rõ tại Luật Nhà ở và Nghị định số 71/2010. Đồng thời, theo Nghị định số 71/2010, Chính phủ giao “Bộ Xây dựng quy định và ban hành mẫu hợp đồng mua bán nhà ở” trong đó có hợp đồng mua bán nhà chung cư.
Vì thế, tại Thông tư số 16/2010, Bộ Xây dựng quy định rõ: Đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, ngoài các nội dung quy định, phải ghi rõ thêm các nội dung: Phần diện tích thuộc sở hữu chung, phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư; diện tích sàn căn hộ mua bán (được xác định theo nguyên tắc tính kích thước thông thuỷ của căn hộ hoặc tính từ tim tường bao, tường ngăn chia các căn hộ);”.
Vì vậy, Thông tư số 16/2010 chỉ hướng dẫn cách tính diện tích sàn trong Hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư để xác định giá bán căn hộ chung cư đó, mà không hướng dẫn cách xác định phần sở hữu chung và sở hữu riêng trong nhà chung cư.
Các diện tích xây dựng đều được phân bổ vào giá bán căn hộ
Về phương pháp khoa học khi đưa ra 2 cách tính diện tích tại Thông tư 16/2010, ông Nguyễn Mạnh Hà giải thích: Căn hộ nhà chung cư có tính đặc thù về sở hữu và sử dụng, vì vậy cách tính diện tích căn hộ nhà chung cư cũng khác so với cách tính diện tích nhà ở riêng lẻ.
Trong khi nhà ở riêng lẻ được tính diện tích theo “phủ bì”, tức cả diện tích tường bao đều là diện tích sở hữu của chủ sở hữu. Nhà chung cư, do phần kết cấu khung, tường, hộp kỹ thuật thuộc sở hữu chung của cả tòa nhà nên việc tính diện tích sàn có phần tường, cột, hộp kỹ thuật nằm ở trên vào diện tích căn hộ cũng có quan điểm khác nhau, mỗi quốc gia lại có cách tính khác nhau.
Tuy nhiên, có một nguyên tắc chung là tất cả các diện tích xây dựng đều được phân bổ vào giá bán căn hộ và các phần diện tích thương mại khác trong tòa nhà. Hầu hết các nước (Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore …) đều sử dụng nguyên tắc này để tính diện tích căn hộ nhà chung cư.
Theo đó, có 3 cách tính diện tích căn hộ. Thứ nhất, tính diện tích sử dụng căn hộ (diện tích đặt thảm), là diện tích thông thủy của các phòng, sảnh, khu vệ sinh … trong căn hộ. Thứ 2, tính diện tích xây dựng căn hộ: diện tích sử dụng (tính ở phần 1) cộng với diện tích tường ngăn căn hộ, diện tích cột, đường ống kỹ thuật trong căn hộ đó. Nếu căn hộ có bancon, lô gia, thì diện tích bancon, lô gia được tính vào diện tích xây dựng căn hộ; một số nơi diện tích bancon, lô gia được tính 1/2 vào diện tích xây dựng của căn hộ, một số nơi thì tính 100% diện tích bancon, lô gia vào diện tích xây dựng của căn hộ. Đây thực chất là diện tích căn hộ tính theo tim tường bao đang được áp dụng ở Việt Nam. Ở một số nước người ta tính diện tích xây dựng căn hộ bằng diện tích sử dụng căn hộ cộng 10 - 15%.
Bộ Xây dựng nhận định, dù tính kiểu gì, người mua vẫn không bị thiệt. Ảnh minh họa
Cách tính thứ 3 là tính diện tích xây dựng tổng thể căn hộ hay diện tích tính để bán căn hộ. Như cách tính ở phần 2 cộng với diện tích sở hữu chung của cả nhà chung cư (hành lang, cầu thang, sảnh chung…) phân bổ cho căn hộ đó (theo tỷ lệ phần trăm). Bởi vì những phần diện tích sở hữu chung vẫn phải tính vào giá thành căn hộ. Theo kinh nghiệm các nước, diện tích tổng thể căn hộ hay diện tích tính để bán căn hộ = diện tích xây dựng căn hộ + 25%.
Tính cách nào người mua cũng không bị thiệt
Khách hàng cho rằng cách tính diện tích căn hộ tính từ tim tường gây thiệt về diện tích, phần lợi thuộc về chủ đầu tư. Nhiều người còn cho rằng cũng chính bởi có nhiều cách tính mà chủ đầu tư đã lợi dụng, tạo sự lập lờ, khó hiểu trong hợp đồng để mưu lợi. Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, cách tính diện tích sàn căn hộ theo phương pháp nào cũng không làm ảnh hưởng đến việc xác định phần diện tích thuộc sở hữu chung và phần diện tích thuộc sở hữu riêng trong nhà chung cư. Bởi vì phần sở hữu chung như cột, tường ngăn chia căn hộ ... đã được Luật Nhà ở quy định và được xác định rõ trong hợp đồng mua bán....
Đồng thời, Thông tư 16/2010 cũng yêu cầu bắt buộc phải ghi rõ trong hợp đồng, diện tích sàn căn hộ để tính giá bán được xác định theo phương pháp nào, tính theo tim tường hay tính theo thông thủy để tránh sự tranh chấp có thể xảy ra nếu không ghi rõ phương pháp tính trong hợp đồng mua bán.
Do đó, việc tính diện tích sàn căn hộ theo một trong hai phương pháp nêu tại Thông tư số 16/2010 đều không gây thiệt hại về quyền lợi cho người mua căn hộ, cũng như mang thêm lợi nhuận cho bên bán, đặc biệt là không có xảy ra việc khi tính giá theo kích thước thông thủy thì căn hộ mua sẽ rẻ tiền hơn so với giá mua căn hộ được tính theo kích thước từ tim tường.
Bởi vì, về nguyên tắc thì toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng công trình nhà chung cư (bao gồm phần móng, khung, cột, tường chịu lực, phần căn hộ, hành lang, cầu thang, thang máy, mái, thiết bị,…), cả phần sở hữu riêng của căn hộ và phần sở hữu chung đều được tính vào giá bán các căn hộ và các phần sở hữu riêng khác (nếu có).
Vì vậy, nếu tính diện tích sàn căn hộ theo tim tường thì đơn giá bán 1m2 sàn căn hộ sẽ giảm xuống và ngược lại nếu tính diện tích sàn căn hộ theo kích thước thông thủy thì đơn giá bán 1m2 sàn căn hộ sẽ tăng lên nhưng tổng giá bán căn hộ của 2 trường hợp này đều không thay đổi. Như vậy, dù tính theo cách nào thì người mua căn hộ cũng không bị thiệt thòi về quyền lợi.
TheoVOV
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn
- ·Tranh chấp đất đai, tình thân khó giữ
- ·Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam
- ·Bí thư TP.HCM yêu cầu cán bộ chấm dứt vui Tết, trở lại công việc
- ·Khẩn cấp ứng phó mưa lớn, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung
- ·An ninh trật tự ổn định nhờ “Camera hộ gia đình phòng, chống tội phạm”
- ·Việt Nam yêu cầu Mỹ không đưa vào danh sách theo dõi đặc biệt về tôn giáo
- ·Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Bình Định sẽ trở thành trung tâm lớn của cả nước
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Đêm tối lẻn vào nhà dân trộm điện thoại, lãnh án tù
- ·Từ ngày 11/2/2017 bắt đầu chuyển đổi mã vùng điện thoại
- ·Kiểm sát tốt công tác thi hành án dân sự
- ·Bổ nhiệm thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao với ông Nguyễn Quốc Đoàn, ông Lê Tiến
- ·Điều tra, khám phá nhanh vụ mất trộm 60.000 USD
- ·Hầm chui cửa ngõ TPHCM ngập nặng, người dân lại chật vật di chuyển
- ·Ghi số đề, lãnh 12 tháng tù
- ·Huyện Châu Thành A: Tỷ lệ phá án đạt 91,4%
- ·Venezuela sẵn sàng nâng cấp mối quan hệ hợp tác với Việt Nam
- ·Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
- ·Tạm giữ hình sự 4 đối tượng về hành vi giết người và không tố giác tội phạm