【kqbd nurnberg】Bộ Tài chính nói gì về đề xuất tăng thuế môi trường với xăng dầu?
Bộ Tài chính vừa phát đi dự thảo Nghị quyết về Biểu thuế bảo vệ môi trường để xin ý kiến rộng rãi, trong đó đề xuất tăng kịch khung nhiều mặt hàng. Xin ông cho biết vì sao Bộ Tài chính đưa ra đề xuất này?
Luật thuế BVMT có hiệu lực từ 1/1/2012. Với Luật này, thuế BVMT được thu với 8 loại hàng hóa. Sau một thời gian thực hiện Luật, nhiều kết quả đã đạt được, song cần thiết phải nghiên cứu điều chỉnh mức thuế BVMT cụ thể của các hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế BVMT.
Nguyên nhân trước tiên là thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước. Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, trong đó có một giải pháp là cơ cấu lại nguồn thu NSNN.
Bên cạnh đó, Quốc hội cũng có Nghị quyết số 25/2016/QH14 về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020 đã đề ra giải pháp cơ cấu lại NSNN là hoàn thiện cơ cấu lại nguồn thu NSNN, phải khai thác tốt các nguồn thu từ tài sản, tài nguyên và môi trường.
Cùng với đó, tại phiên họp lần thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế BVMT, ngoài một số ý kiến cho rằng cần thiết phải mở rộng đối tượng chịu thuế, đưa thêm một số hàng hóa vào đối tượng chịu thuế BVMT để hướng tới phát triển kinh tế bền vững thì có ý kiến cho rằng phải làm rõ cơ sở khoa học để xem xét mở rộng khung, đồng thời đề nghị trong lúc khung thuế BVMT của Quốc hội còn cho phép thì cần thiết Chính phủ có thể điều chỉnh mức thuế BVMT.
Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến thông báo Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tư pháp và các ngành liên quan nghiên cứu đề xuất điều chỉnh thuế BVMT.
Ngoài thực hiện các quan điểm, chủ trương trên và để phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế BVMT còn xuất phát từ thực tế hội nhập, nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia trong điều kiện hội nhập sâu khi thực hiện cắt giảm dần thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế; đồng thời phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội
Hiện nay, Việt Nam đã tham gia 11 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Nhất là xăng, mức thuế nhập khẩu cam kết trong WTO là 40%, tuy nhiên mức thuế ưu đãi trong FTA chỉ có 20%. Theo lộ trình thực hiện các FTA thì chúng ta còn phải giảm dần mức thuế nhập khẩu đối với xăng dầu xuống mức ưu đãi nhất là cả xăng và dầu đều về 0%. Riêng trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi từ ASEAN, thuế nhập khẩu dầu đã về 0% từ 2015.
Một lý do nữa là khắc phục hạn chế của Biểu thuế BVMT hiện hành. Qua đánh giá tình hình thực hiện cho thấy, mức thuế BVMT đối với một số hàng hóa đang ở mức thấp so với mức độ tác động đến môi trường khi sử dụng của các hàng hóa này, theo đó cần được nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ với túi nilon, mặc dù Biểu đã quy định mức thuế nhất định nhưng lượng tiêu thụ túi nilon vẫn rất lớn nên lần này chúng tôi đề nghị tăng thuế kịch trần.
Có ý kiến cho rằng, đề nghị tăng thuế BVMT với xăng dầu lần này nhằm bù đắp sự thiếu hụt từ các khoản thu thuế nhập khẩu, nói cách khác là để bù đắp ngân sách. Ông lý giải thế nào?
Chúng ta cần phải nhìn nhận trên nhiều giác độ khác nhau. Đối với xăng dầu, hiện nay, chúng ta đang thực hiện các FTA và thuế nhập khẩu đang giảm rất nhanh. Việc tăng thuế khác có thể nói là một trong những nguồn để bù đắp lại nguồn thu từ nhập khẩu. Tuy nhiên, trên giác độ BVMT có thể thấy, xăng dầu cũng như túi nilon, chất HCFC là những mặt hàng khi sử dụng gây tác động rất xấu đến môi trương. Không chỉ nước ta mà các nước trên thế giới đều quy định riêng sắc thuế với xăng dầu và các mặt hàng này để khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đơn cử như từ 1/1/2018, ta không sử dụng xăng A92 nữa mà sử dụng E5. Đó cũng là một cách BVMT.
Mặt khác, giá xăng dầu của chúng ta hiện nay so với các nước có chung đường biên giới, các nước châu Á cũng như một số nước thế giới đang ở mức thấp. Theo xếp hạng 167 nước thì Việt Nam đứng thứ 45 từ thấp đến cao. Như vậy, giá bán lẻ của chúng ta thấp hơn 122 nước.
Nếu tăng thuế theo đề xuất, chúng ta sẽ thu về cho NSNN bao nhiêu? Nguồn thu này sẽ được sử dụng cho mục đích gì, thưa ông?
Theo tính toán trong đề án, việc tăng thuế toàn bộ các mặt hàng dự kiến sẽ làm số thu tăng khoảng gần 15,6 nghìn tỷ đồng, trong đó riêng xăng là gần 8 nghìn tỷ đồng.
Theo Luật NSNN, tất cả nguồn thu từ thuế đều tập trung vào NSNN. Trên cơ sở đó phân bổ chi cho các nhiệm vụ theo dự toán Quốc hội quyết định, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Việc tăng thuế nếu được thông qua sẽ áp dụng vào thời điểm nào, thưa ông?
Bộ Tài chính đang đề xuất áp dụng mức thuế mới từ 1/7/2018.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đảm bảo cung ứng điện năm 2024 và các năm tiếp theo
- ·Triển khai đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành: Tiếp tục nâng cao năng lực kiểm định hải quan
- ·Ngân hàng rao bán khối nợ hơn 18.400 tỷ đồng để xử lý nợ xấu
- ·TP. Hồ Chí Minh: Quyết toán thuế điện tử chiếm gần 28%
- ·Giá heo hơi hôm nay 11/4/2023: Nhiều nơi quay đầu giảm
- ·Hải quan Quảng Ninh: Một năm vượt khó hỗ trợ doanh nghiệp
- ·Từ 25/4, sẽ không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu với nhiều trường hợp
- ·Cục Thuế Tây Ninh: Thu ngân sách 4 tháng đạt hơn 3.960 tỷ đồng
- ·Bộ Công Thương chỉ đạo nóng về đàm phán giá điện gió, điện mặt trời
- ·Hải quan Hải Phòng quyết tâm thu ngân sách 56.000 tỷ đồng trong năm 2021
- ·Giá heo hơi hôm nay 12/4/2024: Giảm nhẹ ở miền Tây
- ·Khó tin chuyện người phụ nữ mất 1,7 tỷ đồng để được vay... 100 triệu
- ·Quảng Ngãi: Chỉ tiêu thuế tiêu thụ đặc biệt nộp ngân sách tăng trưởng khá
- ·Đôn đốc thực hiện Thông tư 17 về phân loại phân tích hàng hóa xuất nhập khẩu
- ·Long An và Lâm Đồng kết nối mở rộng tiêu thụ sản phẩm
- ·Quảng Ninh sẽ hỗ trợ ngành điện và doanh nghiệp sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả
- ·Cách thức thay đổi thông tin đăng ký thuế khi đổi sang căn cước công dân gắn chíp
- ·Xuất hiện xăng cao cấp gần 33.000 đồng/lít tại TPHCM, người dân ngán ngẩm
- ·Trà Vinh có hơn 150ha tôm nuôi bị thiệt hại do thời tiết bất lợi
- ·Giá xăng tại Việt Nam thế nào so với các nước Đông Nam Á?