【dortmund vs leverkusen】Mối đe dọa IS đối với Đông Nam Á
Khủng bố ở khu vực này chỉ thực sự gia tăng sau sự kiện 11-9 ở Mỹ với một loạt vụ tấn công do tổ chức Jemaah Islamiyah có liên quan đến nhóm khủng bố al-Qaeda tiến hành. Chủ nghĩa khủng bố tiếp tục gây ra mối đe dọa cho các nước Đông Nam Á, đáng chú ý là những vụ tấn công gần đây ở thủ đô Jakarta (Indonesia) và miền Nam Philippines bởi những nhóm có "cảm tình" với tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng ở Trung Đông. Mối đe dọa IS đối với Đông Nam Á thể hiện qua 3 hình thức sau:
Thứ nhất là các cuộc tấn công gây ra bởi các nhóm địa phương hoặc những cá nhân lấy cảm hứng từ IS. Những nhóm hoặc cá nhân này có thể không có sự liên kết trực tiếp với trung tâm đầu não của IS mà có động cơ nảy sinh ban đầu từ những sự bất bình ở trong nước, sau đó lấy ý tưởng của IS làm động lực (thường thông qua mạng Internet).
Thứ hai là mối đe dọa của những phần tử trở về từ Iraq và Syria. Những người này được cho là có khả năng, kinh nghiệm chiến trường và kiến thức hoạt động để lên kế hoạch tổ chức các cuộc tấn công khủng bố trong khu vực, dù kịch bản này vẫn chưa diễn ra. Đến nay, những phần tử trở về đang bị giam giữ thuộc diện thất bại khi tìm cách đến Trung Đông.
Thứ ba là mối đe dọa của các phiến quân-những đối tượng sẽ sớm được ra tù. Vấn đề đặt ra là do hệ thống nhà tù yếu kém ở Indonesia và nạn "cực đoan hóa" đang diễn ra trong các nhà tù ở đất nước vạn đảo này. Bên cạnh đó, một thực tế là không phải tất cả những phiến quân sớm được ra tù đều ủng hộ hay có cảm tình với IS, mà phần lớn trong đó lại là thành viên của các nhóm phiến quân phản đối IS. Mối đe dọa của IS ở Đông Nam Á là có thật, dù có lẽ không lớn như người ta nghĩ. Ở khu vực này hiện chưa xuất hiện những tổ chức tương tự như "Chi nhánh IS ở Đông Nam Á” hay giới thủ lĩnh IS tuyên bố về một cuộc Cách mạng Hồi giáo ở bất kỳ nước Đông Nam Á nào. Phần lớn các nước Đông Nam Á đang phải đối phó với các nhóm Hồi giáo cấp tiến và cá nhân thề trung thành với IS. Số người đến từ Đông Nam Á tham gia hàng ngũ của IS ở Iraq và Syria tương đối ít, với khoảng 700 người, trong khi châu Âu có hàng nghìn người ủng hộ IS tìm cách đến Iraq và Syria.
Để đối phó với mối đe dọa khủng bố, các Chính phủ khu vực phải được trang bị tốt hơn, luôn trong tâm thế sẵn sàng và điều quan trọng là không được tự mãn.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Công ty phá sản, lao động nữ sợ mất trợ cấp
- ·Các kỹ sư tỉ mỉ hoàn thiện 'trái tim' của nhà ga Bến Thành
- ·NXB Giáo dục: Nội dung sách giáo khoa được giữ ổn định suốt 16 năm qua
- ·Bổ sung quy định tránh chồng chéo giữa thanh tra, kiểm tra, kiểm toán
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 11/2017
- ·Tận thu sách giáo khoa
- ·Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc
- ·Dự báo lạm phát bình quân năm 2019 từ 3,17 – 3,41%
- ·Bé Phương Vy nhiễm trùng phổi, từng ngày sống nhờ máy thở
- ·Bắc, Bắc Trung Bộ nắng nóng trên 36 độ C trước khi không khí lạnh về
- ·Chồng xin ly hôn vì vợ không muốn mang thai
- ·Quyết định dự án phải làm rõ được nguồn vốn
- ·Cô gái 25 tuổi rơi lầu chung cư tử vong ở TP.HCM
- ·Khai mạc Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh 2022 – HCMC FOODEX 2022
- ·Xin giúp đỡ bé trai bị cắt bỏ một chân
- ·Hà Nội thông qua 6 mức chi thuộc thẩm quyền HĐND thành phố
- ·Tăng cường hợp tác tài chính với Ba Lan
- ·Không nương tay với buôn lậu và gian lận thương mại
- ·Người đàn ông bị vỡ sọ não đón nhận 30 triệu đồng
- ·Thịt nhập khẩu giá rẻ: Người tiêu dùng hoài nghi chất lượng