【tỷ số và tỷ lệ châu á】Hai phương thức thanh toán không dùng tiền mặt vẫn sẽ cùng tồn tại
Nông thôn, miền núi chưa tiếp cận được thanh toán điện tử
Trong những năm gần đây, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đã phát triển mạnh. Theo số liệu của Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm qua các năm.
Cùng với đó, số món giao dịch qua ATM quý I/2019 tăng 12% so với quý I/2018. Giá trị giao dịch qua ATM tăng 13% so với cùng kỳ. Trên cả nước đã có 70 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán qua internet; 16 ngân hàng triển khai QR Code; 30 đơn vị tiền gửi thanh toán được cấp phép. Đặc biệt số món thanh toán qua di động quý I/2019 tăng 98% so với quý I/2018.
Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các sản phẩm ngân hàng, ví điện tử đều tập trung khai thác khách hàng thành thị mà “bỏ quên” phân khúc khách hàng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Trong khi đó, nhóm khách hàng này chiếm đến 70% dân số Việt Nam.
Tại Hội thảo Tài chính toàn diện trong xu thế phát triển của nền kinh tế không dùng tiền mặt được tổ chức mới đây, bà Đặng Tuyết Dung - Giám đốc Visa tại Việt Nam và Lào cho rằng, nói đến tài chính toàn diện tức là hướng đến phân khúc khách hàng là đại trà, là những nhóm khách hàng chiếm phần đông trong dân số. Dĩ nhiên mức độ hiểu về tài chính của phân khúc đại trà không được tốt như phân khúc khác, bởi việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính còn rất hạn chế.
“Làm sao để một người nông dân có thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng cũng sống được như một người có thu nhập 15 triệu đồng. Đó chính là phần giáo dục về quản lý tài chính. Cùng một thu nhập, họ có thể tham gia gửi tiết kiệm, sử dụng dịch vụ tài khoản cơ bản, tham gia về bảo hiểm, khi họ đi vay, đồng tiền vay đó có thể giúp họ tái đầu tư sản xuất, giúp họ tăng thêm thu nhập” - bà Dung cho hay.
Bà Dung đưa ra ví dụ về việc Công ty Visa đã đưa vào giáo dục quản lý tài chính một số kỹ năng cơ bản cho hơn 3.600 phụ nữ ở tỉnh Điện Biên. Công ty đã phát triển một số phần mềm nhỏ trên điện thoại cơ bản, giúp những người phụ nữ có thông tin quản lý giao dịch và thực hiện được giao dịch cơ bản. Sau chương trình đó, có hơn 75% hộ gia đình cho biết thu nhập của gia đình tăng lên đáng kể, họ tự tin hơn khi tham gia vào quản lý tài chính và mở ra cho họ nhiều cơ hội.
“Để khách hàng ở vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận với dịch vụ thì thủ tục tiếp cận phải thật đơn giản. Họ không có nhiều giấy tờ, ngay cả giấy tờ chứng minh thu nhập cũng không có. Chúng ta có thể sử dụng công nghệ sinh trắc học để giúp họ tham gia vào dịch vụ nhanh nhất” - bà Dung chia sẻ.
Sẽ tồn tại song song các hình thức thanh toán
Chia sẻ về việc triển khai các hình thức thanh toán, bà Dung cho biết, hiện tại có hai hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trên thị trường, là thanh toán không tiếp xúc và thanh toán bằng QR Code. Tùy từng thị trường, Visa sẽ có chiến lược đưa hình thức thanh toán vào thị trường phù hợp.
Theo bà Dung, thị trường Việt Nam có thuận lợi là đã có một số công ty đã tiên phong triển khai hệ thống QR. Chính vì thế, việc hiểu và tiếp cận của người dân với QR đang rất tốt.
Theo nghiên cứu của Visa, trừ thị trường Trung Quốc, ở các thị trường khác, thanh toán không tiếp xúc được khách hàng chấp nhận nhiều hơn vì đơn giản và nhanh.
Tại thị trường Việt Nam, hiện tại đang ở giai đoạn bắt đầu triển khai hai hình thức thanh toán này. Do đó, Visa sẽ lựa chọn một số phân khúc, như phân khúc nhà cung ứng dịch vụ nhỏ lẻ sẽ ứng dụng hình thức QR; còn những phân khúc như siêu thị, nhà hàng, về lâu dài sẽ triển khai thanh toán phi tiếp xúc.
Ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết, Ngân hàng Nhà nước trong năm 2018 đặt ra 2 tiêu chuẩn, tiêu chuẩn thẻ chip và tiêu chuẩn về QR. Trong 2 phương thức thanh toán phi tiếp xúc và QR thì không loại bỏ phương thức thanh toán nào.
Phương án nào cũng có những ưu, nhược điểm, đều phải đối mặt với an ninh mạng, an ninh an toàn, gian lận, phòng chống rửa tiền, thanh toán xuyên biên giới, thuế. Hiện 2 hình thức thanh toán này đều có tốc độ tăng trưởng tốt tại Việt Nam.
“Thị trường Việt Nam sẽ tồn tại song song các hình thức thanh toán, không loại bỏ hình thức nào để phù hợp với từng phân khúc khách hàng” - ông Dũng nhấn mạnh./.
Bùi Tư
(责任编辑:World Cup)
- ·Đảm bảo truy xuất nguồn gốc hàng hóa Việt Nam tại thị trường châu Mỹ
- ·V.League 2020: Trở lại kịch tính, hấp dẫn
- ·Karate Hậu Giang xuất quân thi đấu
- ·Hà Nội: Phát hiện 4 tấn hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu
- ·Máy bay quân sự rơi ở đồi keo Nghệ An: Tin mới nhất về các phi công
- ·Những môn thi đấu đầu tiên tại Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh
- ·Trường ĐH khu vực phía Nam cho sinh viên nghỉ học tránh Covid
- ·Đảng ủy Bộ Tài chính tổ chức phổ biến, quán triệt Nghị quyết 25
- ·Ra mắt Bộ Quy chế Quản trị nội bộ Tập đoàn Dầu khí dạng E
- ·Hoãn tổ chức môn billiards Đại hội Thể thao đồng bằng
- ·Cứu cháu nhỏ mắc kẹt trong lũ, Phó Bí thư xã ở Yên Bái tử vong
- ·Thể thao phong trào có bị tác động bởi Covid
- ·Công an tỉnh Đồng Nai bắt thêm một chủ doanh nghiệp liên quan đến chuyên án làm xăng giả
- ·TP.Hồ Chí Minh: Mạnh tay xử lý các vi phạm trong hoạt động thương mại
- ·Báo chí, truyền thông về khoa học và công nghệ đã có bước chuyển mình mạnh mẽ
- ·Học sinh của nhiều tỉnh, thành đi học trở lại từ ngày 17/2
- ·Hậu Giang tham gia Giải vô địch cử tạ trẻ quốc gia
- ·Giải vô địch trẻ judo toàn quốc 2020: Hậu Giang đạt 12 huy chương các loại
- ·Khoảnh khắc Tổng thống Venezuela bị ám sát hụt khi đang trực tiếp truyền hình
- ·9 đội tham gia giải bóng đá thị xã Long Mỹ