【trận đấu vn hôm nay】Đồng bằng sông Cửu Long: Canh cánh nỗi lo sạt lở, sụp lún…
Các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về ĐBSCL đã chỉ ra: Khu vực ĐBSCL “đang chìm”,ĐồngbằngsngCửuLongCanhcnhnỗilosạtlởsụtrận đấu vn hôm nay đất đang sụp lún 2,5cm mỗi năm, lượng phù sa giảm nghiêm trọng. Đó là sự báo động, mối đe dọa có tính sống còn với khu vực và người dân nơi đây.
Đê biển Gành Hào, Bạc Liêu đối diện sạt lở nghiêm trọng.
Sạt lở, sụp lún canh cánh nỗi lo
Trung tuần tháng 9-2020, thông tin về tình hình tuyến đê Biển Tây ở Cà Mau bị sụp lún, sạt lở nghiêm trọng liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. “Tuyến đê Biển Tây này có vị trí quan trọng, bảo vệ cho hoạt động sản xuất bên trong của người dân, đa số là nuôi tôm. Khoảng mười mấy năm trước, vạt rừng phòng hộ trước tuyến đê còn rất nhiều, nay thì rừng bị mất gần hết. Thấy đê biển bị sạt lở, trong xóm rất lo sợ, vì mình như “đặt cược” trước biển”, ông Lý Văn Chiên, ở xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, tâm sự. Nỗi niềm của ông Chiến cũng là nỗi lo của nhiều gia đình ở huyện Trần Văn Thời, Phú Tân và U Minh sống cặp theo tuyến đê Biển Tây Cà Mau dài khoảng 108km. Ngoài vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh, tuyến đê này còn có nhiệm vụ ngăn mặn để bảo vệ hơn 26.000 hộ dân với gần 129.000ha đất sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, đặc biệt khu vực rừng tràm U Minh Hạ.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL, nhận định: “ĐBSCL đang đối diện với các thách thức: Phát triển thiếu bền vững và tác động của các đập thủy điện trên dòng Mekong. Trong đó tác động nghiêm trọng và cần ứng phó cấp bách nhất hiện nay là sạt lở và sự sụp lún đất. Quá trình “đồng bằng đang bị chìm” là rất đáng lo cùng với nước biển dâng”. ĐBSCL lâu nay được bồi đắp từ phù sa theo dòng Mekong, tuy nhiên, phần lớn lượng phù sa hiện nay nằm lại các đập thủy điện. Trong gần 10 năm trở lại đây, ĐBSCL lũ luôn ở mức thấp. Mùa lũ năm 2020, lũ về muộn và nguồn nước từ dòng Mekong đổ về không đáng kể. Đây cũng là nguyên nhân lý giải những bãi bồi hàng năm ở Cà Mau biến mất và tình trạng sạt lở, sụp lún ngày càng gia tăng khốc liệt. Theo Tổng cục Phòng, chống thiên tai: ĐBSCL hiện có trên 500 điểm sạt lở kéo dài ở 520km bờ sông, trên 50 điểm sạt lở dọc theo chiều dài 266km bờ biển. Trong đó, gần 100 điểm sạt lở bờ sông và bờ biển nguy hiểm. Ít nhất diện tích rừng ĐBSCL đã mất hơn 28.000ha trong gần 20 năm qua.
Một điểm cảnh báo sạt lở ở Cà Mau.
Hạn chế khai thác cát và tầng nước ngầm
Trong 2 năm gần đây, dù Chính phủ đã chi hàng ngàn tỉ đồng để ĐBSCL khắc phục và làm đê kè chống sạt lở nhưng các địa phương vẫn “khát vốn”. Cụ thể năm 2020, UBND tỉnh Đồng Tháp đã có công văn trình Thủ tướng Chính phủ, xin hỗ trợ kinh phí xử lý sạt lở, di dời dân vùng sạt lở cấp bách… với tổng kinh phí gần 1.000 tỉ đồng. Tình trạng “xin vốn” khắc phục sạt lở, sụp lún cũng diễn ra tương tự ở nhiều địa phương trong vùng.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL chỉ ra: “Tình trạng sụp lún, nguyên nhân lớn nhất là do khai thác nước ngầm quá mức ở ĐBSCL. Như vậy, để giải quyết vấn đề sụp lún sẽ không có biện pháp công trình nào có thể giải quyết được gốc rễ vấn đề”!? Các nhà khoa học cảnh báo về nguy cơ một phần diện tích bán đảo Cà Mau sẽ thấp hơn nước biển trong 30 năm tới. Nguyên nhân là do khai thác nguồn nước ngầm quá mức. Nếu không sớm kiểm soát và quản lý hiệu quả việc khai thác nước ngầm, tình trạng sụp lún ngập úng, xâm nhập mặn, suy thoái đất, nước ngầm càng trầm trọng hơn trong bối cảnh lún sụp nhanh hơn ở bán đảo Cà Mau. Tại An Giang, Cần Thơ, một số điểm sạt lở ven sông Hậu, địa phương phải mời các chuyên gia nghiên cứu về lòng sông và đưa ra các giải pháp khắc phục. Hiện ĐBSCL cũng đang thực hiện để tìm giải pháp hữu hiệu từ mô hình kè sinh thái - trồng cây ven sông. Và các giải pháp chống sạt lở làm bờ kè, kè giảm sóng. Hiện các đô thị lớn ở ĐBSCL nằm ven sông đều thực hiện giải pháp làm bờ kè. Giải pháp này cần kinh phí xây dựng rất lớn. Quan điểm xử lý hiện nay được nhiều địa phương là từng bước di dời dân khỏi vùng có nguy cơ sạt lở, hạn chế việc cất nhà ven sông…
Hai nguyên nhân chính hiện nay gây sạt lở, sụp lún là do: Thiên tai và nhân tai. Trong bối cảnh nguồn phù sa từ dòng Mekong ngày càng “rơi rụng” ở các đập thủy điện, các địa phương, nhà khoa học cần có nghiên cứu đưa ra biện pháp chế tài nghiêm túc về việc hạn chế khai thác cát ở các lòng sông. Đồng thời, các địa phương cần tính toán hạn chế, tiến tới cấm khai thác mạch nước ngầm để tránh tình trạng sụp lún đất. Đây được xem là giải pháp khả thi ít tốn kém và “thuận thiên” theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ trong Nghị quyết 120/NQ-CP.
Tại Hậu Giang từ đầu năm đến nay xảy ra 45 điểm sạt lở, tổng chiều dài 1.180,5m, diện tích mất đất 5.717,5m2, ước tổng thiệt hại trên 2,5 tỉ đồng; so với cùng kỳ tăng 2 điểm. Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết: Hiện trong các điểm sạt lở có 2 đê bao. Vào mùa mưa lũ, sạt lở sẽ thêm phức tạp. Cần tập trung tuyên truyền, các địa phương cần rà soát điểm có nguy cơ sạt lở để cảnh báo người dân. Có giải pháp tập trung kè chống sạt lở. Hiện ngành nông nghiệp đang kết hợp cùng Trường Đại học Cần Thơ đánh giá kè sinh thái để có giải pháp trong thời gian tới. |
Bài, ảnh: VĨNH TƯỜNG
(责任编辑:World Cup)
- ·Kinh nghiệm sửa nhà cũ thành nhà mới tiết kiệm từ Xây Dựng An Thiên Phát
- ·Successful NA Chairman’s visit helps bolster partnership with Laos: Official
- ·Change in thinking needed to maximise agriculture potential
- ·General Secretary Nguyễn Phú Trọng holds talks with South Korea’s President Yoon Suk
- ·Cần cẩn trọng khi mua dâu tây giá rẻ
- ·Việt Nam calls for Asia to create peaceful, sustainable environment for world prosperity
- ·VN attends IAEA Board of Governors meeting
- ·PM Phạm Minh Chính pays tribute to heroic martyrs in Hà Tĩnh province
- ·Giá vàng ngày 14/8: Giá vàng SJC giảm về mức 67,4 triệu đồng/lượng
- ·Vietnamese, Cuban Party officials hold talks
- ·Hướng đến xây dựng và phát triển chuỗi giá trị lúa gạo hữu cơ
- ·Việt Nam to contribute to building foundation for Asia’s future
- ·Top legislator receives British Ambassador to Việt Nam
- ·VN, US boost cooperation in overcoming war consequences
- ·TP.HCM sẽ có Sở An toàn thực phẩm kể từ năm 2024
- ·Vietnam calls for responsibility for peace, stability at ARF SOM
- ·WTO welcomes Việt Nam’s active engagement in global economic growth
- ·Việt Nam to host ASEAN peacekeeping meeting
- ·Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều
- ·Defence Minister meets with Singaporean, US, Canadian counterparts on sidelines of Shangri