【nhận định bóng đá nhật bản】Quyết định của bố mẹ chồng khiến nàng dâu tức nghẹn
5 năm lấy chồng,ếtđịnhcủabốmẹchồngkhiếnnàngdâutứcnghẹnhận định bóng đá nhật bản chị chưa từng tiết kiệm được một khoản tiền nào. Mỗi lần gia đình có việc, con ốm, chồng bệnh là chị lại gọi điện vay tiền tôi. Chị bảo: “Có tiền không chuyển cho chị một ít. Con chị đi viện, mấy hôm nữa chị trả”.
Tôi nghe thấy chuyện con cái đi viện là xót lắm nên không có tiền cũng phải cố cho chị vay, thậm chí vay hộ chị. Đúng là vài hôm chị trả tôi như đã hẹn thật nhưng cũng vay lại liên tục. Tôi hỏi chị lấy tiền ở đâu trả nhanh như thế thì chị cười: “Của ông bà nội. Cứ đến nhà báo cháu ốm là ông bà thương rồi phải cho thôi”.
Nghe chị nói, tôi thở dài: “Thôi chị ạ, ông bà già rồi, bòn rút làm gì. Con cái ốm mình phải chủ động. Với lại trong nhà chị nhất định phải có một ít tiền tiết kiệm để lo cho bản thân. Em thân với chị nên em nói thẳng. Chị cứ thế chỉ khổ chị thôi”.
“Mày biết gì mà nói, bố mẹ chồng chị có điều kiện. Nhà lại có hai nàng dâu, chị tội gì mà không bòn rút một chút. Miếng đất ở quê của ông bà, chị cũng phải tính toán xin cho con chị. Bố mẹ già thì lấy đất, lấy nhà làm gì? Em trai chồng thì đang ở nước ngoài, không lẽ lại còn đòi về tranh giành tài sản với anh trai sao? Nó sang nước ngoài sống sung túc chẳng sướng à? Bọn chị ở đây mới khổ đây này”, chị nói sa sả vào mặt tôi.
Thấy chị đang nóng, tôi không nói nữa. Nhưng rất nhiều lần tôi cảnh báo chị, tiền phải do mình làm ra, của cải phải do mình tích cóp thì mới yên tâm được. Bố mẹ chồng có nhiều tiền cũng không phải tiền của mình, không nên trông mong.
Có hôm chồng chị gọi điện than vãn với tôi, nói tôi khuyên chị. Tối ngày chị đi mua sắm, tiền anh đưa bao nhiêu chị cũng tiêu sạch, không để lại đồng nào. Dạo gần đây, tôi thấy chị than chồng đưa ít tiền, có lẽ cũng vì chuyện này. Cuối tuần, chị mang con cái sang ông bà nội, gần như không có trách nhiệm trông nom. Nguyên hai ngày cuối tuần chị không cần biết con cái ăn uống, học hành, ngủ nghỉ thế nào vì chị còn bận đi dã ngoại, đi bar với bạn bè.
Có hôm tôi đến nhà chồng chị lấy đồ giúp, nhìn cảnh ông bà nội già cả chăm cháu, đứa khóc, đứa mếu mà xót xa trong lòng. Bản thân tôi cũng làm vợ, làm mẹ nhưng chưa từng phó mặc con cái cho ai. Dù có gửi nhà ông bà nội, tôi cũng phải lên tục gọi điện hỏi han mới yên tâm.
Mưa gió chị cũng bắt các cháu sang nhà ông bà để ông bà thấy cảnh đó mà thương. Chị còn dạy những đứa trẻ chê bai nhà cửa chật chội, không có sân chơi để mong ông bà bán đất, bán nhà cho tiền mua một căn hộ chung cư có khuôn viên rộng. Thì ra, trước đây khi cưới nhau, bố mẹ chồng từng hứa hẹn như vậy. Giờ không thấy ông bà nói gì, chị làm mọi cách để có.
Dù là bạn thân nhưng tôi không tán thành cách làm của chị vì mỗi thời mỗi khác. 5 năm trước kinh tế chưa khó khăn, bố mẹ chồng chị còn làm ra nhiều tiền. Nhưng hiện tại công việc kinh doanh không tốt, bố mẹ chồng chị cũng đã nghỉ nên ông bà không thể giữ lời hứa cũng là chuyện bình thường. Nhưng chị cứ khăng khăng bám vào lời hứa ấy để khiến bố mẹ chồng khó xử, làm khổ cả chồng con. Chồng chị đứng ở giữa cũng khó xử bộn bề.
Tháng trước, chị gọi điện cho tôi khóc lóc nói bố mẹ chồng bán đất ở quê cho cậu út vì gia đình cậu quyết định về nước lập nghiệp. Toàn bộ tiền bố mẹ dồn cho cậu em chồng mua nhà chung cư ở chứ không phải là chị. Chị tức điên người và nói bố mẹ chồng không công bằng.
Tôi động viên chị, khuyên chị nên coi mọi chuyện là bình thường. Bố mẹ chồng chị có hai người con. Chị và chồng đã có nhà cửa đàng hoàng. Không lẽ bây giờ em trai chồng về nước không có nhà, bố mẹ chồng lại không giúp? Hơn nữa, công việc ở nước ngoài của em chồng chị không thể làm ở Việt Nam. Vì vậy họ cần tiền vốn để mở một cửa hàng khác.
Bố mẹ chồng còn nói rõ, căn nhà ông bà đang ở sẽ không bao giờ được bán. Đó là căn nhà kỉ niệm của ông bà. Và sau này, nếu ông bà có mất đi, con cháu coi đó là nơi thờ phụng, đi lại thường xuyên mỗi dịp giỗ chạp. Nghe đến đó, lòng chị đau nhói. Vậy là 5 năm hi vọng cuối cùng chị không nhận được gì. Giờ chị chỉ biết khóc cho những năm tháng ích kỉ, mong chờ vào tài sản của bố mẹ chồng.
Tôi vẫn nói, sống ở đời chỉ có tự thân vận động, tự làm ra tiền thì đó mới là tài sản của mình. Bố mẹ chồng chị dù có giàu cũng không nên trở thành nơi chị nương tựa, cầu cạnh và nhờ vả. Cả đời ông bà vất vả vì con vì cháu, tuổi già lẽ ra phải được con cháu quan tâm, chăm sóc. Chị là dâu trưởng nhưng ngoài việc lợi dụng sức khỏe, tình yêu của ông bà nội dành cho cháu, chị đã làm được gì?
Rồi tương lai chị cũng trở thành bố mẹ chồng, bố mẹ vợ? Lúc ấy, nếu chị cũng bị con cái lợi dụng thì chị có nghĩ lại những ngày trước đây mà đau lòng?
3 năm nuôi hy vọng tiền bạc, tôi chán nản khi bố mẹ chồng tiết lộ sự thật
Tôi không ôm mộng giàu sang nhưng chính bố mẹ chồng đã tự gieo niềm tin cho con cái.(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Quy định hưởng trợ cấp thất nghiệp và chốt sổ bảo hiểm
- ·Lợi ích thiết thực từ hóa đơn điện tử
- ·Lắp đặt thành công stator tổ máy số 2 Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1
- ·Trọng tài tiết lộ thiên vị Messi, để không lỡ chung kết Copa America
- ·Biết người tình bắt cá hai tay nhưng vẫn yêu
- ·Đóng điện thành công đường dây 500 kV Sơn La – Hiệp Hòa
- ·Xây dựng cơ chế điều hành Quỹ bình ổn giá điện
- ·Nhận định bóng đá Barca vs Getafe, vòng 7 La Liga
- ·Cảnh rơi nước mắt của gia đình có 2 con mắc bạo bệnh
- ·Chuyện về 2 nữ công chức hải quan
- ·Phàn Láo Tả về nhà chờ chết, nếu không được mổ tim
- ·Kết quả MU 0
- ·Tuyển Việt Nam: Chuyện cầu thủ nhập tịch và bài học từ Indonesia
- ·Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
- ·Công an được quyền giữ xe thế nào?
- ·Nhận định Hải Phòng vs CAHN, 19h15 ngày 15/9
- ·Cục Thuế Ninh Bình: Thành công nhờ cải cách toàn diện
- ·Nâng cao hiệu quả của hệ thống điện
- ·Cụ bà 75 tuổi với căn bệnh liệt toàn thân nằm cô độc
- ·Tuyển Việt Nam chuẩn bị tập trung, bài toán cho HLV Kim Sang Sik