【bảng xếp hạng rc lens gặp marseille】Doanh nghiệp sa thải lao động trên 35 tuổi có thể bị xử lí
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đã cho biết như vậy tại Tọa đàm trao quyền kinh tế cho phụ nữ,ệpsathảilaođộngtrêntuổicóthểbịxửlíbảng xếp hạng rc lens gặp marseille ngày 3/3.
Theo Bộ trưởng, thời gian vừa qua việc các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI tập trung sử dụng những lao động trẻ, chủ yếu là những lao động nữ có độ tuổi từ 18 đến 20, trong khi đó lao động có độ tuổi trên 35 có nguy cơ bị đào thải khỏi thị trường lao động đã ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của các lao động nữ.
“Về mặt quản lý nhà nước, chúng tôi cũng đang cân nhắc tới đây trong lần sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động, Bộ sẽ đưa ra cơ chế để xử lý vấn đề này làm sao để vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển nhưng đồng thời cũng đề nghị các doanh nghiệp sử dụng lao động lâu dài”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.
Cũng theo Bộ LĐ-TB&XH, trong những năm qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật và quan trọng trong thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giới ở các lĩnh vực.
Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2016 về mức độ mất cân bằng giữa nam và nữ tại 144 quốc gia cho thấy, Việt Nam xếp thứ 65/144 quốc gia xếp hạng, thứ 7 tại khu vực Châu Á về thu hẹp khoảng cách giới trong các lĩnh vực. Cụ thể, theo thứ hạng này thì Việt Nam đứng thứ 33 trong lĩnh vực kinh tế, 84 trong lĩnh vực tham chính, 93 trong lĩnh vực giáo dục, 138 trong lĩnh vực y tế.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, để có thành tựu trên, Việt Nam đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc triển khai chính sách luật pháp về bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm. Cả nước hiện có 53,27 triệu lao động có việc làm, trong đó lao động nữ có việc làm chiếm khoảng 48,48%.
Chỉ trong năm 2016, đã giải quyết việc làm cho khoảng 1,641 triệu lao động, trong đó lao động nữ chiếm 48%. Như vậy, Việt Nam đã đạt chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 là “Hàng năm, trong tổng số người được tạo việc làm mới, bảo đảm ít nhất 40% cho mỗi giới”.
Tuy nhiên, việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động việc làm còn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức như chất lượng việc làm của lao động nữ còn thấp; tính ổn định, bền vững trong việc làm không cao.
Do đó, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm, cần thiết phải rà soát lại một số chính sách và chương trình liên quan đến quyền năng kinh tế và quyền làm việc của phụ nữ ở khu vực phi chính thức và chính thức. Đồng thời, xác định vai trò và trách nhiệm của chính phủ, các tổ chức quốc tế, khu vực tư nhân trong việc định hình và tác động đến thế giới việc làm và quá trình trao quyền cho phụ nữ./.
Mai Đan
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Cảnh báo mức tiêu thụ đồ uống có đường tăng cao tại Việt Nam
- ·Người dân, doanh nghiệp có thể công chứng giấy tờ trực tuyến từ hôm nay
- ·Quảng Ninh công bố đã kiểm soát được dịch bệnh Covid
- ·Khơi thông các nguồn lực tăng trưởng
- ·Tạp chí Môi trường và Đô thị kỷ niệm 25 năm xuất bản số đầu tiên
- ·Đã chi trên 11.000 tỷ đồng hoàn thuế giá trị gia tăng
- ·[Tết đoàn viên] Tết Việt trong ấn tượng của người nước ngoài
- ·Huyện Bàu Bàng: Phát triển hiệu quả kinh tế nông thôn
- ·Sử dụng thiết bị phòng cháy chữa cháy không đạt tiêu chuẩn nguy cơ nhận hậu quả nghiêm trọng
- ·Cơ hội tăng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Anh
- ·Giá vàng hôm nay (1/9): Vàng trong nước tăng
- ·Các dự án điện gió mới sẽ được bổ sung trong Quy hoạch Điện VIII
- ·Hoàn thành ửng cử, đề cử bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương khoá XIII
- ·Hôm nay, Trung ương bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư
- ·Giá vàng hôm nay, 26/1: Bật tăng
- ·Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh kết nối giao thương
- ·Anh hùng Lao động
- ·Huyện Bàu Bàng: Phát triển hiệu quả kinh tế nông thôn
- ·Hiệu quả chuyển đổi cây trồng, vật nuôi
- ·Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng gần 10%