【bologna đấu với lecce】Chủ động phòng vệ thương mại để tận dụng FTA
Kiện phòng vệ thương mại 9 tháng tăng gấp đôi cả năm 2019 | |
Kịp thời xử lý các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử | |
Phòng vệ thương mại trong EVFTA được triển khai như thế nào?ủđộngphòngvệthươngmạiđểtậndụbologna đấu với lecce |
Thép là một trong những ngành hàng đang phải đối mặt nhiều nhất với các vụ kiện phòng vệ thương mại. Ảnh: N.Thanh |
Khởi kiện ngày càng gia tăng
Theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các biện pháp phòng vệ thương mại đang tác động tới khoảng 1.500 tỷ USD kim ngạch thương mại toàn cầu. Đối với Việt Nam, cùng với quá trình hội nhập ngày sâu, rộng, kim ngạch XNK gia tăng nhanh chóng thì các vụ việc phòng vệ thương mại với hàng XK cũng tăng cả về số lượng và quy mô.
Số liệu mới nhất từ Bộ Công Thương cho thấy, tính đến hết tháng 9/2020, hàng hóa XK của Việt Nam đã bị điều tra gần 200 vụ việc phòng vệ thương mại với kim ngạch bị ảnh hưởng lên đến 12 tỷ USD. Đáng lưu ý, số lượng và kim ngạch các vụ việc đang tăng nhanh trong thời gian qua. Nếu như trong cả năm 2019 mới ghi nhận 16 vụ việc khởi xướng mới thì chỉ 9 tháng đầu năm 2020 đã ghi nhận số lượng vụ việc tăng gấp đôi (32 vụ việc).
Đa số hàng hóa bị điều tra phòng vệ thương mại là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế sản xuất như: Kim loại (nhôm, thép dẹt, thép ống), sợi, thủy sản (tôm, cá), gỗ dán, vật liệu xây dựng (gạch, kính, thiết bị vệ sinh), hóa chất,... Các thị trường thường xuyên điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng XK của Việt Nam là Hoa Kỳ, Ấn Độ, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada và Australia. Tổng số vụ việc các nước này điều tra đã chiếm tới 62% các vụ việc phòng vệ thương mại với hàng XK của Việt Nam. Đặc biệt, gần đây các nước ASEAN cũng rất tích cực điều tra phòng vệ thương mại với 38 vụ việc (chiếm tỷ lệ 20%).
Gỗ dán là một trong những nhóm mặt hàng điển hình thời gian gần đây "dính" vào không ít vụ kiện phòng vệ thương mại. Bày tỏ nhiều lo ngại về vấn đề này, ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, 9 tháng năm 2020, toàn ngành có nhiều biến động, tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất, chế biến và trị giá XK gỗ và lâm sản. Bên cạnh ảnh hưởng nổi cộm của dịch Covid-19, vấn đề đáng chú ý chính là ảnh hưởng do các vụ việc cạnh tranh thương mại gây ra.
Cụ thể, vụ việc đáng chú là ngày 26/5/2020, Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc đã quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với ván dán NK từ Việt Nam từ 9,18% đến 10,65%. Thời hạn áp dụng mức thuế từ ngày 29/5/2020 đến ngày 28/9/2020. Hiện nay, phía Hàn Quốc đã kết thúc điều tra thực tế tại các DN và sẽ công bố quyết định chính thức vào thời gian tới. Ngoài ra, ngay ngày 6/9/2020 vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã quyết định khởi xướng điều tra áp dụng chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đối với mặt hàng ván dán (mã HS 4412) XK từ Việt Nam do có nghi ngờ mặt hàng này có xuất xứ từ Trung Quốc
Nâng cao tính chủ động phòng vệ thương mại
Ở góc độ đại diện cho tiếng nói của cộng đồng DN, ông Lê Anh Văn, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Pháp luật và phát triển nguồn nhân lực, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) đánh giá, quy định về phòng vệ thương mại trong các FTA gây ra những thách thức lớn cho các DN. DN có thể bị điều tra về bán phá giá, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhiều hơn.
“Các FTA ký kết với các quy định về phòng vệ thương mại, trong khi các DN nhỏ và vừa còn thiếu thông tin, chưa nắm rõ, chưa tìm hiểu kỹ. Điều này dẫn tới các DN chưa chủ động được các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ mình, cũng như chưa kịp thời kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại, làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Thậm chí, một số DN còn bị mất thị phần. Ngoài ra, vấn đề đáng lưu tâm hiện nay là có thể nảy sinh các vấn đề liên quan đến lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, gây ảnh hưởng đến các DN làm ăn chân chính”, ông Lê Anh Văn nói.
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, trong các vụ việc ứng phó phòng vệ thương mại đã xử lý thời gian qua, Bộ đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan hỗ trợ DN thông qua nhiều hoạt động như: Thường xuyên cung cấp, cập nhật danh mục các mặt hàng có nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ để các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường giám sát, theo dõi và có các biện pháp xử lý phù hợp; cảnh báo sớm nguy cơ bị kiện để DN chủ động xây dựng kế hoạch xử lý; có ý kiến với cơ quan quản lý, cơ quan điều tra của nước ngoài đề nghị đối xử khách quan với các DN XK của Việt Nam, tuân thủ đúng quy định của WTO…
Bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ và Bộ Công Thương, việc ứng phó hiệu quả với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa XK của Việt Nam để tận dụng tốt hơn cơ hội từ các FTA được không ít chuyên gia đánh giá là đòi hỏi sự tích cực, chủ động tham gia của cộng đồng DN. Cụ thể, các ngành sản xuất, XK và DN Việt Nam cần lưu ý xây dựng chiến lược XK theo hướng đa dạng hóa thị trường, tránh phát triển quá nóng vào một thị trường, tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng và hạn chế việc cạnh tranh bằng giá; coi phòng vệ thương mại là một phần trong chiến lược sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là XK, của mình. Ngoài ra, các DN cũng cần trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại, chuẩn bị nguồn lực để đối phó với các nguy cơ kiện phòng vệ thương mại; tuân thủ chặt chẽ các quy định về chứng nhận xuất xứ; không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại...
Trong thời gian qua, xu thế gia tăng điều tra, áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại có dấu hiệu gia tăng. Tính đến hết tháng 9/2020, Bộ Công Thương đã ghi nhận và xử lý 193 vụ việc phòng vệ thương mại nước ngoài áp dụng đối với Việt Nam, bao gồm 108 vụ việc chống bán phá giá, 22 vụ việc chống trợ cấp, 23 vụ việc chống lẩn tránh thuế, 40 vụ việc tự vệ. Với không ít nỗ lực, công tác kháng kiện, hỗ trợ các ngành sản xuất, XK ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài đã thu được kết quả tích cực. Cụ thể, Việt Nam đã kháng kiện thành công (không áp thuế, chấm dứt áp dụng biện pháp) đối với 65/151 vụ việc đã kết thúc điều tra, chiếm tỷ lệ khoảng 43%. Nhiều mặt hàng như thủy sản, sắt thép, gỗ, mặc dù bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhưng nhiều DN chỉ bị áp mức thuế 0% hoặc rất thấp, giúp duy trì và tăng trưởng XK, đặc biệt sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Canada... |
(责任编辑:World Cup)
- ·Xử phạt 183 triệu đồng với tổ chức, cá nhân sử dụng cuộc gọi rác và quảng cáo rao vặt sai quy định
- ·Người dân đảo Cù Lao Chàm 'tẩy chay' ống hút nhựa, chai nhựa, túi ni lông
- ·Dùng bao bì thân thiện môi trường: Nhận thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp
- ·Vinamilk đẩy mạnh lộ trình giảm 'dấu chân Carbon', hướng đến Net Zero
- ·WHO chỉ ra cách phòng chống và sử dụng thuốc đối với bệnh đậu mùa khỉ
- ·Hạn chế rác thải nhựa, tìm giải pháp thay thế
- ·BIDV trồng cây xanh tại Lai Châu
- ·Sử dụng nhựa sinh học, doanh nghiệp đối diện rủi ro kinh doanh
- ·Hải Phòng đồng ý mở lại đường bay nội địa, khách từ TP.HCM có phải cách ly tập trung?
- ·Doanh nghiệp chuẩn bị cho công cụ tái chế, thu gom bắt buộc thế nào?
- ·Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hướng dẫn thanh toán dịch vụ kỹ thuật
- ·Đà Nẵng thiết lập các điểm tập kết xanh nhằm nói không với rác thải nhựa
- ·FrieslandCampina Việt Nam hưởng ứng ngày Môi trường thế giới tại tỉnh Bình Dương
- ·Tích tem đổi quà 2023: Du lịch theo phong cách vì thế giới phát triển bền vững
- ·CEO ChatGPT ủng hộ việc thiết lập khung pháp lý để kiểm soát trí tuệ nhân tạo (AI)
- ·Vi phạm về bảo vệ môi trường bị xử lý thế nào?
- ·Tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường: Khuynh hướng của cuộc sống hiện đại
- ·Phân loại rác tại nguồn: Hơn 300 mô hình ra đời, chung tay bảo vệ môi trường
- ·Bộ NN&PTNT đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc sớm hoàn tất ký Nghị định thư về xuất khẩu thủy sản
- ·Phân loại rác tại nguồn: Hơn 300 mô hình ra đời, chung tay bảo vệ môi trường