【7mcn livescore】Hiện thực hóa ước mơ đổi đời từ con chữ
Hồi đó,ệnthựchaướcmơđổiđờitừconchữ7mcn livescore nhà nào ở đất này có con đi học đại học là vinh dự lắm, còn nay xuất hiện không ít ấp đại học ở tỉnh. Nhiều người đã đổi đời nhờ theo đuổi con đường học vấn...
Bên cạnh được trang bị kiến thức, các sinh viên được thực hành, thực tập để có tay nghề vững vàng.
Học cái chữ để vươn lên
Xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, là một trong những xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh, nơi trước đây bữa ăn còn là nỗi lo hàng ngày, việc đầu tư cho con cái đi học, nhất là học đại học tưởng chỉ có ở câu chuyện trong mơ. Thế nhưng, cái nghèo nơi đây không cản trở được ước mơ vươn lên của những nông dân chân chất, từng trải qua thời tuổi trẻ loạn lạc. Thay vì chạy lo cho con cái một mảnh vườn, thửa ruộng để thế hệ sau tiếp nối sự nghiệp cấy cày và lam lũ, những gia đình ở đây lại thi nhau nuôi con học cái chữ. Cũng vì thế, mà Lương Nghĩa đã dần xuất hiện những “ấp đại học” như ấp 10, ấp 7 hay ấp 8.
Khi hỏi số lượng gia đình có con học đại học tại địa phương, thầy Trần Thanh Loan, cán bộ phụ trách công tác khuyến học xã Lương Nghĩa, khoe: “Nhiều lắm cô ơi, tính một lần không hết đâu, có lớp đã thành tài, lớp đang học đã có vài chục em rồi, nào đại học, nào cao đẳng nữa, không tính xuể đâu. Là giáo viên công tác tại địa phương, nên tôi biết rõ hơn ai hết, nếu trước đây, một năm chỉ có vài em thi đậu vào các trường cao đẳng, đại học, thì vài năm nay số lượng ngày càng nhiều. Dân còn nghèo, nhưng khoản học hành giờ chẳng thua ai đâu”.
Minh chứng cụ thể cho những tấm gương vượt khó học giỏi của các “ấp đại học” ở xã Lương Nghĩa, thầy Loan dẫn đến gặp anh Danh Khe Ma Ra, hiện là giáo viên Trường THPT Hòa An, huyện Phụng Hiệp. Anh Ma Ra chia sẻ: “Hồi xưa, gia đình nghèo lắm, do không có ruộng đất, để lo cho mấy anh em tôi đến trường, cha tôi phải đi làm hồ, mẹ thì trồng rau cải, chăn nuôi… làm đủ mọi công việc hết. Thương cha mẹ một đời “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, tôi và các em đều cố gắng học thật giỏi, phấn đấu phải vào được đại học, để sau này có một công việc ổn định đỡ đần cho cha mẹ”. Với quyết tâm đó, anh Ra đã thi đậu vào Trường Đại học Cần Thơ, chuyên ngành sư phạm toán, sau khi tốt nghiệp anh xin về giảng dạy tại tỉnh và được phân công là giáo viên tại Trường THPT Hòa An. Không dừng lại ở đó, để nâng cao kiến thức anh còn chủ động học nâng cao và lấy bằng thạc sĩ. Bốn người em còn lại của anh cũng được gia đình tạo điều kiện để đến trường, hiện ba người đã lấy được bằng đại học, riêng người em út đang học đại học năm cuối.
Đầu tư cho tương lai
Bên cạnh sự quan tâm của gia đình, nỗ lực của học sinh dành cho việc học, thời gian qua, để góp phần làm nên chất lượng, tỉnh cũng ưu tiên chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy cho các trường. Ngoài đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên trên địa bàn tỉnh cũng dần được chuẩn hóa, đáp ứng theo nhu cầu đổi mới.
Với tổng số 9.633 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đang công tác trong ngành, 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn khá cao, trong đó còn có 262 cán bộ, giáo viên có trình độ thạc sĩ. Trường, lớp không chỉ đáp ứng được nhu cầu học tập, mà còn được đầu tư khang trang, hiện đại. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 258/326 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 80%, trong đó, 15/23 trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Cùng với đó, hàng năm ngành giáo dục và đào tạo còn mua sắm, bổ sung thiết bị giảng dạy đáp ứng nhu cầu dạy - học các trường.
Phấn khởi khi luôn được ngành giáo dục và đào tạo tỉnh quan tâm, tháo gỡ khó khăn kịp thời để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, ông Nguyễn Văn Truyền, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hòa An, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Không chỉ được nâng cấp cơ sở vật chất, những năm qua, trường còn được xây dựng thêm các phòng thực hành, bổ sung trang thiết bị nữa. Nhờ vậy, từng bước chất lượng dạy và học của trường được nâng lên rất nhiều. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đến nay đã đạt khoảng 70%, trong đó số lượng sinh viên đậu vào các trường cao đẳng, đại học tăng lên so với trước đây”.
Đồng hành cùng giáo dục
Những ngày này, đến thăm Trường THPT Tầm Vu, huyện Châu Thành A, ngôi trường không chỉ có số lượng học sinh thi đậu đại học đứng nhất, nhì tỉnh, mà còn có một mô hình hết sức thiết thực khích lệ học sinh vươn đến ước mơ vào đại học. Phấn khởi khi năm nay, lại có thêm học sinh được đỡ đầu thông qua mô hình 1+1, 1+n… (một mạnh thường quân đỡ đầu một hoặc nhiều học sinh) do cựu học sinh của trường thực hiện.
Ông Nguyễn Quang Sơn, Phó Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: “Chúng tôi rất mừng khi đến nay, mô hình 1+1, 1+n… đã giúp đỡ cho hơn 205 học sinh của trường, có thêm điều kiện để theo đuổi ước mơ trên giảng đường đại học. Hiện tại, có 25 em đã tốt nghiệp đại học ra trường. Ngoài mục tiêu chính là hỗ trợ chi phí học tập, mô hình còn là nguồn động lực khuyến khích các em học sinh của trường, đặc biệt là học sinh nghèo nỗ lực để thi đậu vào đại học”.
Mô hình 1+1, 1+n… của Trường THPT Tầm Vu, hiện do anh Lê Thanh Phương, cựu học sinh của trường đang làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện từ năm 2014. Để được mô hình hỗ trợ, bắt buộc học sinh phải thi đậu vào các trường đại học lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh như: Đại học Luật, Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược, Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế… Thông qua mô hình, mỗi em sẽ nhận hỗ trợ 3,7 triệu đồng/tháng, trung bình 45 triệu đồng/năm, cho đến khi tốt nghiệp ra trường. Ngoài mô hình trên, hiện hội cựu học sinh của trường mỗi năm cũng đóng góp gây quỹ dành tặng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi của trường.
Để tiếp sức cho học sinh nghèo đến trường, hiện tại trên địa bàn tỉnh có các chương trình học bổng như Quỹ học bổng VNSF, Quỹ học bổng châu Á dành cho nữ sinh, Quỹ học bổng Phú Mỹ Hưng hỗ trợ cho sinh viên nghèo... Bên cạnh các chương trình học bổng, để khuyến khích hỗ trợ sinh viên, tỉnh còn đầu tư xây dựng ký túc xá sinh viên Hậu Giang tại Trường Đại học Cần Thơ, nhằm hỗ trợ chỗ ở miễn phí cho sinh viên Hậu Giang theo học tại trường. Có thể thấy, chính những sự quan tâm, hỗ trợ tích cực này, đã góp phần rất lớn trong việc vun đắp ước mơ, tiếp bước tương lai cho thế hệ trẻ.
Nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, mỗi nhiệm kỳ tỉnh luôn đề ra những chỉ tiêu cụ thể về số lượng sinh viên/10.000 dân. Theo số liệu thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, tính đến nay toàn tỉnh đã có 205 sinh viên/10.000 dân, với số lượng này đã đạt 102,5% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020. Không dừng lại ở kết quả đã đạt được, hiện mỗi năm ngành giáo dục và đào tạo sẽ tiếp tục phấn đấu tăng thêm 5 sinh viên, để đến năm 2025 sẽ có 230 sinh viên/10.000 dân.
“Thấy cha mẹ không được học hành, cả đời phải làm thuê, làm mướn vất vả lắm, vì vậy, em luôn tự nhủ bản thân phải học tập thật giỏi để có thể vươn đến ước mơ vào đại học”, Võ Thị Thu Uyên, học sinh lớp 11, Trường THPT Tây Đô, bộc bạch. |
Phấn đấu đến năm 2025 sẽ có 230 sinh viên/10.000 dân Năm 2004 khi mới bắt đầu chia tách, toàn tỉnh chỉ có khoảng 750 sinh viên thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng, những năm gần đây, con số này đã tăng lên gấp 2 lần, với khoảng 2.000 sinh viên/năm. Toàn tỉnh hiện đã có 205 sinh viên/10.000 dân, với số lượng này đã đạt 102,5% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra. Không dừng lại ở kết quả đã đạt được, hiện mỗi năm ngành giáo dục và đào tạo sẽ tiếp tục phấn đấu tăng thêm 5 sinh viên, để đến năm 2025 sẽ có 230 sinh viên/10.000 dân. |
Bài, ảnh: MỸ XUYÊN
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chính thức ‘bấm nút’ lùi dự luật Đặc khu, Quốc hội kêu gọi nhân dân ‘bình tĩnh’
- ·Bên trong chuyến tàu xuyên Việt hành trình1.730km
- ·Dự báo thời tiết 15/5: Bắc và Trung Bộ mưa mát trước khi nắng nóng
- ·Lời khai của nghi phạm giấu thi thể người phụ nữ trong ô tô tại hầm chung cư
- ·Thủ tướng giao nhiệm vụ ‘3 thành công’ cho Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020
- ·592 kg ma túy thu giữ ở Nội Bài, hé lộ những thủ đoạn của đối tượng chủ mưu
- ·Phạm lỗi đi xe máy vào cao tốc Đại lộ Thăng Long, nữ tài xế ‘cầu cứu’ người thân
- ·Cuba không phải là cường quốc về kinh tế nhưng là cường quốc về lòng nhân ái
- ·Những chiếc ô tô cũ này đang rao bán giá 300 triệu đồng tại Việt Nam
- ·Bộ trưởng Quốc phòng trao huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho Thứ trưởng Vũ Hải Sản
- ·Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình: Cải cách hành chính cần đồng bộ, quyết liệt và toàn diện
- ·Sau vụ hàng loạt ô tô bị chọc thủng lốp, vỉa hè Linh Đàm vẫn bị chiếm dụng
- ·Đồng Nai đề nghị người dân đeo khẩu trang nơi đông người dịp nghỉ lễ 30/4
- ·Tua đồng hồ đo km 'né' đăng kiểm có đủ điều kiện xử lý hình sự?
- ·Nhân viên đường sắt uống rượu, ngủ gật trong ca trực
- ·Công an Hà Nội 'bác' thông tin cháu bé bị ngộ độc do ăn phải bánh kẹo tẩm ma túy
- ·Văn phòng UBND TP Hà Nội đứng đầu về chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức
- ·Thúc tiến độ 3 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam để kịp khai thác dịp 30/4
- ·Môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh liên tục tăng điểm và thứ hạng
- ·TP.HCM muốn thành lập Sở An toàn thực phẩm, phải xin ý kiến Bộ Chính trị