【lịch bóng đá nhật bản】Để liên kết vùng mang lại hiệu quả thực chất
Thay đổi tư duy trong liên kết phát triển kinh tế vùng | |
Liên kết vùng tốt sẽ tận dụng được tiềm năng,Đểliênkếtvùngmanglạihiệuquảthựcchấlịch bóng đá nhật bản lợi thế sẵn có của các địa phương | |
Giá trị cộng hưởng từ liên kết vùng |
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông. |
Vấn đề liên kết vùng đã được nhắc đến rất nhiều trong thời gian vừa qua, vậy làm thế nào để việc liên kết vùng có thể mang lại hiệu quả thực chất, thưa ông?
Phải khẳng định rằng, trong thời gian vừa qua, việc liên kết vùng đã được Đảng, Chính phủ, Nhà nước rất quan tâm, các địa phương tổ chức nhiều hoạt động để thúc đẩy hoạt động liên kết vùng. Giai đoạn trước 2016-2020 chúng ta có rất nhiều vùng, có 6 vùng kinh tế - xã hội, có 4 vùng kinh tế trọng điểm nhưng chỉ vùng kinh tế kinh tế trọng điểm là có văn bản pháp quy, còn các vùng khác chưa có.
Trong khi đó, vùng kinh tế trọng điểm lại không bao gồm được tất cả các vùng trong vùng kinh tế - xã hội, cụ thể vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ cũng chỉ điều phối 7/11 tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam lại chỉ bao gồm 6 tỉnh Đông Nam bộ và 2 tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là Long An và Tiền Giang. Hay như vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long chỉ điều phối 4/13 tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cũng chỉ điều phối 5/14 tỉnh. Chính vì vậy, đối với các tỉnh còn lại, các địa phương sẽ liên kết tự phát do đó hiệu quả và cơ chế là chưa có, tính phối hợp, tính đồng thuận trong việc thực hiện các mục tiêu chung của vùng là rất khó khăn. Ví dụ, đầu tư một dự án liên vùng thì ai sẽ là người quyết định, tỉnh này có quyết định được cho tỉnh kia không?...
Do vậy trong thời gian tới, chúng tôi sẽ kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sẽ có những quy định rõ hơn nữa thể chế điều phối vùng làm sao để có hiệu lực, hiệu quả và cụ thể là chúng tôi đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 825/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động Hội đồng điều phối Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2020-2025 và hiện nay đã có sự thay đổi hơn so với trước đây. Theo đó, Hội đồng tiểu vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thể thành lập được các tiểu vùng để liên kết và phát huy hiệu quả của từng tiểu vùng. Đồng thời, điều chỉnh cả hoạt động cả 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong đó có 4 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm trước đây, và không thực hiện cơ chế điều phối vùng kinh tế trọng điểm nữa để phát huy hiệu quả của từng tiểu vùng.
Thực tế cơ chế quản lý cũ đã bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn, chủ yếu tự phát, liên kết để phát triển du lịch, còn các dự án liên kết vùng, nguồn lực, nhân lực, công nghệ, sản xuất vẫn gặp nhiều khó khăn, thưa ông?
Chính vì vậy, cơ chế mới sẽ áp dụng cho tất cả các vùng kinh tế - xã hội giống với cơ chế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long chính là Chủ tịch Hội đồng vùng là một Phó Thủ tướng Chính phủ, các Phó Chủ tịch là một số Bộ trưởng. Các Bộ trưởng này được đề xuất dựa trên tiềm năng lợi thế của từng vùng, ví dụ Đồng bằng sông Cửu Long có 4 lĩnh vực rất quan trọng cụ thể về nguồn lực là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về chống biến đổi khí hậu là Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và về hạ tầng là Bộ Giao thông vận tải. Các thành viên là các lãnh đạo bộ, ngành có liên quan như vậy khi đưa ra các vấn đề chung của vùng như quy hoạch vùng, các dự án liên kết vùng đi qua nhiều tỉnh thì các địa phương sẽ góp ý và khi có các ý kiến khác nhau Phó Thủ tướng sẽ là người quyết định, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ thì sự đồng thuận sẽ tốt hơn. Chúng ta sẽ không có cơ chế điều phối vùng riêng cho vùng kinh tế trọng điểm nữa mà 6 vùng kinh tế - xã hội sẽ có Hội đồng vùng điều chỉnh luôn cả hoạt động của các tiểu vùng trong đó gồm vùng kinh tế trọng điểm thuộc các vùng kinh tế - xã hội.
Những điểm mới trong quản lý về liên kết vùng đã và đang được điều chỉnh phù hợp hơn với thực tế để mang lại hiệu quả cao hơn trong liên kết vùng. Vậy theo ông, về phía các địa phương cần chủ động làm gì để phát huy tốt nhất vùng kinh tế- xã hội?
Các địa phương đã liên kết tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư liên vùng, ít tổ chức riêng lẻ như trước đây. Việc liên kết liên vùng đầu tư giao thông, thủy lợi đã đạt kết quả cao. Các địa phương cũng có sự chia sẻ trong việc góp ý chính sách, quy hoạch vùng, kinh nghiệm xử lý quản lý nhà nước. Tuy nhiên, các địa phương cần chủ động xác định được tiềm năng lợi thế và liên kết phối hợp để hình thành liên kết vùng, tiểu vùng tạo nên sức mạnh tổng hợp, chứ không cạnh tranh lẫn nhau.
Với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện có 14 tỉnh, thành, có quá nhiều địa phương, trải dài trên một diện tích lớn. Hiện nay Chính phủ vẫn quyết định đến năm 2030 sẽ tiếp tục duy trì 6 vùng kinh tế trọng điểm. Sau năm 2030, có lẽ chúng ta sẽ tính toán lại. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có kiến nghị Chính phủ xem xét, chia lại thành 7 vùng kinh tế.
Cơ chế về hội đồng điều phối vùng cũng cần cân nhắc, cần đưa vào luật, nếu không trái với Hiến pháp thì điều chỉnh Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Mục tiêu là hội đồng đủ pháp lý để triển khai thực hiện. Để liên kết vùng, trước mắt cần lập một quy hoạch vùng là trung tâm để điều tiết liên kết vùng. Quy hoạch vùng là cơ sở pháp lý, trung tâm để điều phối mọi hoạt động trong vùng. Thứ hai là kiện toàn bộ máy chức năng thẩm quyền theo hướng Hội đồng vùng như vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thủ tướng dự lễ phát động ‘Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ’
- ·Đắk Lắk chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện khởi công cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột
- ·Karate Bình Dương: Thành công đến từ nền móng vững chắc
- ·Lâm Đồng đề xuất 440 tỷ đồng sửa chữa công trình thủy lợi hư hỏng, xuống cấp
- ·Hiệp định EVFTA sẽ giúp thêm 0,1 – 0,8 triệu người thoát nghèo vào năm 2030
- ·Bình Phước quy hoạch sân bay Hớn Quản dự kiến rộng 350 ha
- ·Từ 1/8, chủ xe có thể bấm biển số trên VNeID khi đăng ký xe lần đầu
- ·Hải Phòng và Hàn Quốc ký kết hợp tác với số vốn cam kết 1,5 tỷ USD
- ·Thủ tướng: Việt Nam sẽ tạo bứt phá về Chính phủ điện tử trong năm 2019
- ·Uzbekistan hạ bệ ĐKVĐ Arab Saudi
- ·Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện đồng bộ các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- ·10 điểm mới của Luật Căn cước
- ·TP.HCM: “Căn bệnh lạ” hơn hai thập kỷ
- ·Bình Định chấm dứt Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Thiên Khánh
- ·Chỉ thị của Ban Bí thư: Nhanh chóng khống chế hiệu quả dịch tả lợn Châu Phi
- ·Phê duyệt Dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị
- ·Đầu tư gần 150 tỷ đồng xây dựng Thư viện TP. Cần Thơ
- ·Indonesia hụt thêm suất bóng đá nam Olympic
- ·6 nhân vật này là những người có công đưa ông Trump và ông Kim vào bàn đàm phán
- ·Đề xuất đầu tư 29.274 tỷ đồng xây 128,8 km cao tốc Gia Nghĩa