【bảng xếp hạng vlich】Nhiều địa phương chủ động bố trí kinh phí cho giảm nghèo
Địa phương bố trí hơn 2.664,ềuđịaphươngchủđộngbốtríkinhphíchogiảmnghèbảng xếp hạng vlich3 tỷ đồng cho giảm nghèo
Gia đình ông Đinh Văn Dự (ở xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) thuộc diện khó khăn của xã. Hai vợ chồng đau ốm triền miên, quanh năm chỉ trông vào mấy sào ruộng nên cái đói, cái nghèo vẫn cứ đeo bám.
Năm 2014 gia đình ông được Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện cho vay 30 triệu đồng để chăn nuôi dê. Nhờ chăm chỉ học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, việc nuôi dê của gia đình ông Dự càng ngày càng phát triển. Hiện nay, gia đình ông luôn duy trì ổn định đàn dê gần 50 con. Trong 2 năm gần đây, mỗi năm ông xuất bán 2 lứa dê, sau khi trừ chi phí giống, công chăm sóc và thức ăn, còn thu lãi 30 triệu đồng/lứa. Nhờ vậy, cuộc sống gia đình đã dần ổn định.
Theo số liệu của NHCSXH, trong 15 năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp trên 5 triệu lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 3,5 triệu lao động.
Chỉ tính riêng trong năm 2017, vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp gần 400 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo. Đến cuối năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm còn 6,7% (giảm 1,53% so với cuối năm 2016), trong đó bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm còn dưới 40%.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) cho biết, có được kết quả trên là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG); sự nỗ lực, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương cũng như sự hưởng ứng tích cực thực hiện của cộng đồng, người dân.
Cụ thể, năm 2017, NSNN đã bố trí 7.231 tỷ đồng cho chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, NSTW đã bố trí trong chi cân đối NSĐP để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội và hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, trong quá trình điều hành dự toán năm 2017, NSTW đã bổ sung cho các địa phương để thực hiện chính sách này là 13.004 tỷ đồng.
Ngoài nguồn vốn NSTW, một số địa phương đã chủ động xây dựng các nghị quyết, chính sách và kế hoạch hỗ trợ giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn từ nguồn vốn NSĐP góp phần đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên cả nước.
Theo số liệu từ Bộ Tài chính, trong năm 2017 các địa phương đã bố trí hơn 2.664,3 tỷ đồng từ NSĐP để thực hiện chương trình giảm nghèo. Đơn cử như tỉnh Quảng Nam đã có nghị quyết về chính sách khuyến khích thoát nghèo của tỉnh giai đoạn 2017 - 2021, với tổng kinh phí dự kiến đảm bảo từ NSĐP là 623 tỷ đồng.
Tỉnh Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ, biểu dương, khen thưởng đối với hộ gia đình, thôn, xã, huyện thoát nghèo vùng miền núi, với tổng kinh phí là 126,920 tỷ đồng. Tỉnh Phú Yên dự kiến bố trí mỗi năm 6,901 tỷ đồng từ NSĐP cho chương trình giảm nghèo bền vững…
Sẽ ưu tiên vốn giảm nghèo về thông tin
Bộ LĐ,TB&XH cho biết, hiện nay số lượng chính sách giảm nghèo lớn (có khoảng 150 chính sách) quy định ở nhiều văn bản. Nhiều chính sách còn chồng chéo, trùng lắp về đối tượng hoặc địa bàn. Chính vì vậy, trong các giải pháp đưa ra để thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2018, Bộ LĐTBXH đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá tác động việc thực hiện chính sách, đề xuất chính sách cần tích hợp, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ theo hướng tập trung, gọn đầu mối, giảm bớt số lượng văn bản, tránh trùng chéo và dàn trải nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách và phù hợp với nguồn lực của NSNN.
Ngoài ra, chính sách giảm nghèo trong thời gian tới sẽ giảm chính sách hỗ trợ cho không, tăng chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời hạn thụ hưởng nhằm tăng cơ hội tiếp cận chính sách và khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia của người nghèo; tăng cường đáp ứng nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách xã hội của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Bộ LĐ,TB&XH đề xuất ưu tiên tăng cường nguồn lực đầu tư và cân đối nguồn lực trung hạn của nhà nước để giảm nghèo về thông tin cho người nghèo, địa bàn nghèo; đảm bảo hạ tầng thông tin cho người nghèo, địa bàn nghèo; đảm bảo hạ tầng thông tin cơ sở đáp ứng nhu cầu của người dân và tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo. Qua đó, tạo sự đồng thuận và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; đồng thời góp phần thay đổi tư tưởng ỷ lại của người dân vào sự hỗ trợ của nhà nước và thúc đẩy ý chí vươn lên thoát nghèo.
Bộ này còn đề xuất tăng mức vay vốn ưu đãi hỗ trợ về nhà ở đối với hộ nghèo; nâng mức vay tối đa với hộ xây dựng mới là 40 triệu đồng/hộ (đối với hộ sửa chữa giữ nguyên mức vay tối đa như hiện nay là 25 triệu đồng/hộ) để hộ nghèo có thể vay vốn làm nhà ở đảm bảo theo diện tích tối thiểu quy định khi không huy động được nguồn vốn khác (ngoài vốn vay)./.
Bùi Tư
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tìm hiểu về Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11)
- ·Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ thi công đường Âu Cơ
- ·Các con trình diễn BST mới của Đỗ Mạnh Cường
- ·Nguyên nhân Kim Hye Soo chia tay 'quái thú' Yoo Hae Jin
- ·Xuất khẩu gạo vào EU tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ EVFTA
- ·Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam
- ·Màn trình diễn bikini của Kỳ Duyên ở Miss Universe bị chê
- ·Siêu mẫu Võ Hoàng Yến, Vũ Thu Phương 'đọ' catwalk
- ·Samsung Việt Nam sẽ hỗ trợ cải tiến cho 20 doanh nghiệp trong năm nay
- ·Ảnh cưới ngọt ngào của Anh Tuấn 'Phố trong làng' và vợ hotgirl
- ·Hà Nội với mục tiêu 1000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vào năm 2025
- ·Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân
- ·Những quyền lợi của người lao động khi nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương và dịp 30/4
- ·Giới trẻ Việt Nam đang nỗ lực giải quyết các thách thức của biến đổi khí hậu
- ·Quốc tế phụ nữ 8/3: Xuân Bắc ‘ôm’ hoa và sự thật khiến ai cũng phải ‘ngã ngửa’
- ·Xuất ngoại gặp 3 tham tán họ Nguyễn
- ·TP.HCM và Nemuro tăng hợp tác trong lĩnh vực thủy sản
- ·Thách thức trong thực thi trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất
- ·Đắk Lắk: Xe ô tô đối đầu xe tải khiến 1 người tử vong tại chỗ, 3 người khác bị thương
- ·Người nhiễm cúm A/H5N1 thường tử vong với tỷ lệ cao khoảng 50%