【uzbekistan cup】Giải quyết tranh chấp lĩnh vực tài chính – ngân hàng: Có “gậy” nhưng chưa trọng dụng
Có phương án
Trong “nút thắt” của nợ xấu ngành ngân hàng,gậyuzbekistan cup các chuyên gia luôn trăn trở trước việc phải xử lý tài sản đảm bảo như thế nào cho hiệu quả và nhanh chóng. Bởi hiện nay, luật pháp cho vấn đề này còn nhiều vướng mắc. Bên cạnh đó, theo nhận xét của nhiều luật sư, việc giải quyết tranh chấp tại tòa án đang quá tải, gây chậm trễ, tốn kém chưa kể đến khả năng xuất hiện tiêu cực.
Về vấn đề này, ông Thiệu Ánh Dương, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác Tài sản - Techcombank cho hay, việc thu giữ, bán, sang tên, hạch toán thu nợ một số tài sản đảm bảo của Techcombank kéo dài hàng năm trời. Đa số các khoản nợ để thu hồi được bằng con đường tòa án và thi hành án thường kéo dài trên 2 năm, và không mang lại hiệu ứng tốt. Có nhiều vụ án, Techcombank đã theo kiện từ những năm 2012, 2013, 2014, qua hết các phiên sơ thẩm, phúc thẩm, thậm chí đã có Quyết định giám đốc thẩm… nhưng đến nay vụ kiện vẫn chưa kết thúc… Đặc biệt, tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đến nay đã có trên 6.800 vụ nhưng mới chỉ giải quyết được 1/8 trong số đó.
Trong khi đó, theo Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), từ 2-3 năm nay, trừ những vụ tranh chấp bất khả kháng, hầu hết vụ việc đều được VIAC giải quyết không quá 150 ngày/vụ bằng phương thức hòa giải và trọng tài, có những vụ 2 bên rút ngắn thời gian chỉ còn 30 ngày (từ khi khởi kiện đến khi phán quyết). VIAC đang đặt kỳ vọng thời gian trung bình giải quyết theo thủ tục rút gọn tại VIAC còn dưới 100 ngày. Theo đó, các yếu tố giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết tranh chấp gồm: Bản chất tranh chấp không quá phức tạp; sự thiện chí, nỗ lực và kinh nghiệm tham gia tố tụng của các bên; khả năng chuyên môn và kinh nghiệm của trọng tài viên; sự chuyên nghiệp của Ban Thư ký trong hỗ trợ và điều phối quá trình tố tụng.
Chia sẻ thêm, bà Nina Mocheva, Chuyên gia Tài chính cấp cao, Thị trường & Tài chính, Nhóm Ngân hàng Thế giới cho biết, phương thức hòa giải và trọng tài ở Việt Nam có thể giải quyết nhiều hơn nữa những tranh chấp trong ngân hàng, giúp thu hồi nợ và khắc phục tình trạng nợ xấu. Tuy nhiên, những quy định về pháp luật ở Việt Nam vẫn chưa đủ, việc thực thi trên thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc. Trên thế giới, việc giải quyết tranh chấp, hòa giải cho ngân hàng và các định chế tài chính luôn ưu tiên hàng đầu nên ngành tài chính ở Việt Nam cần có giải pháp để cải thiện và hoàn thiện.
Vào giữa tháng 4 vừa qua, Nghị định 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ về hòa giải thương mại đã bắt đầu có hiệu lực, với những quy định rất cụ thể, tạo cơ sở và hành lang pháp lý rõ ràng hơn cho các tổ chức tín dụng, DN trong hòa giải thương mại. Vì thế, theo các chuyên gia, DN và tổ chức tín dụng cần nghiên cứu kỹ để đưa phương thức và quy định bắt buộc về sử dụng hòa giải thương mại vào hợp đồng trong quan hệ tín dụng; sử dụng hòa giải ngay khi có tranh chấp, nhất là khi có những làm việc, hợp tác với các đối tác nước ngoài.
Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đang có nhiều ưu điểm như hạch toán rõ ràng, giải quyết nhanh. Trọng tài có chuyên môn sâu, đặc biệt với hợp đồng liên quan đến yếu tố nước ngoài. Hơn nữa, phương thức trọng tài có thể giải quyết tất cả tranh chấp xảy ra tại các chi nhánh tổ chức tín dụng trên cả nước. Có thể tổ chức hội nghị truyền hình trực tuyến giúp hạn chế chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian cho đương sự.
Chưa hiểu để dùng
Mặc dù có những lợi ích và tác dụng như thế, nhưng theo Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch VIAC, hình bóng của các trọng tài trong điều khoản của hợp đồng tín dụng hầu như không có, kể cả có thế chấp, bảo đảm hay không bảo đảm đều không dùng đến trọng tài. “Tôi không hiểu tại sao giới ngân hàng lại dị ứng với trọng tài như vậy?”, Luật sư Huỳnh cho hay.
Nguyên nhân phần lớn được nhận định là do các DN và tổ chức tín dụng chưa hiểu để dùng, chưa thấy được tầm quan trọng của phương thức này để áp dụng. Do đó, số lượng các vụ giải quyết tranh chấp lĩnh vực tài chính – ngân hàng tại VIAC vẫn chưa nhiều. Số lượng tranh chấp thương mại được giải quyết bằng trọng tài chỉ chiếm chưa đến 1% số lượng các tranh chấp thương mại, nên đa phần vẫn phải ra tòa án và các cơ quan pháp luật khác. Bởi theo quy định, không phải vấn đề nào cũng có thể giải quyết bằng trọng tài (hình sự, phá sản…). Ngoài ra, phán quyết của trọng tài khác với quyết định của toà án; tuy nhiên, với những quy định hiện nay, các bên có thể yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải.
Do đó, để đẩy mạnh phương thức này trong hoạt động giải quyết tranh chấp, bà Nguyễn Thị Mai, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp, Bộ Tư pháp cho rằng, cần nâng cao nhận thức của cộng đồng DN, cơ quan, tổ chức có liên quan về hòa giải thương mại; khuyến khích sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế nói chung và hòa giải thương mại nói riêng. Tòa án nhân dân tối cao cần có các hướng dẫn cụ thể về việc công nhận kết quả hòa giải thành; đồng thời, có cơ chế hỗ trợ hoạt động hòa giải thương mại, đặc biệt thông qua công nhận kết quả hòa giải thành.
Có thể thấy, với bối cảnh hiện nay, các cơ quan chức năng đang khẩn thiết tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành tài chính – ngân hàng, thì một trong những nhiệm vụ này là tháo những điểm nghẽn lâu năm trong tranh chấp, giúp giải phóng một lượng vốn còn tồn lại trong các hồ sơ tranh chấp. Vì thế, những phương thức giải quyết mới, phù hợp hơn, thuận lợi nên được nỗ lực triển khai, vấn đề này cần nhiều hơn sự chủ động và nỗ lực của các bên.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Xét xử BS Lương: Chiều nay tòa tuyên án, Bộ Y tế đề nghị tuyên vô tội
- ·Tạo fanpage giả mạo giải chạy để lừa thanh toán online
- ·Máy ảnh kỹ thuật số lớn nhất thế giới
- ·Mô hình Soihub kỳ vọng thu hút phát triển công nghệ xanh
- ·Bộ Công Thương
- ·Cảnh báo khẩn cấp đến người dùng nồi chiên không dầu
- ·Cảnh báo khẩn cấp đến người dùng nồi chiên không dầu
- ·Mô hình Soihub kỳ vọng thu hút phát triển công nghệ xanh
- ·Bộ Công Thương rà soát quy trình quản lý thị trường kiểm tra Con Cưng
- ·Cách tải file ghi âm trên Messenger mới nhất
- ·Gỡ nút thắt kiểm tra chuyên ngành: Kinh nghiệm từ Bộ Khoa học và Công nghệ
- ·Trung Quốc đưa tàu ngầm có người lái xuống đáy biển Bắc Cực
- ·TikTok Canada bị yêu cầu giải tán, ứng dụng vẫn hoạt động
- ·Mac mini M4 với nút nguồn vô lý dưới đáy lần đầu được 'minh oan'
- ·Giải cứu đội bóng Thái Lan bị mắc kẹt: Chiến dịch khổng lồ hoàn thành
- ·Tạo fanpage giả mạo giải chạy để lừa thanh toán online
- ·Vì sao tốc độ sạc điện thoại Android bỗng nhiên chậm?
- ·Dịp cuối năm, iPhone 16 giảm giá cả triệu đồng
- ·Chung cư Hồng Hà Eco City bất ngờ cháy, hàng trăm hộ dân tháo chạy
- ·Trình duyệt web ít 'ngốn' pin laptop nhất hiện nay