【ket qua gh】Đề xuất bổ sung thêm 44.493 tỷ đồng cho 8 dự án chuyển sang đầu tư công
Các nhà đầu tư khó có khả năng huy động vốn
Chiều 16/5,Đềxuấtbổsungthêmtỷđồngchodựánchuyểnsangđầutưcôket qua gh báo cáo tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, Chính phủ kiến nghị chuyển đổi hình thức đầu tư từ hình thức PPP sang đầu tư công sử dụng 100% vốn đầu tư công đối với 8 dự án thành phần của Dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.
Lý do là, theo kết quả sơ tuyển, 7/8 dự án có từ hai nhà đầu tư trở lên đã qua vòng sơ tuyển; 1 dự án thành phần (Vĩnh Hảo - Phan Thiết) không có nhà đầu tư nào qua được vòng sơ tuyển. Tuy nhiên, các nhà đầu tư qua vòng sơ tuyển chủ yếu là các nhà thầu có năng lực thi công tốt nhưng không có thế mạnh về tài chính và khả năng huy động vốn tín dụng. Trong khi đó, việc huy động vốn qua kênh tín dụng trong nước gặp khó khăn do hệ số an toàn (CAR) của các tổ chức tín dụng đã chạm ngưỡng cho phép. Do đó, mặc dù đã qua vòng sơ tuyển, nhưng Chính phủ cho rằng có thể sẽ không lựa chọn được nhà đầu tư khi tổ chức đấu thầu do nhà đầu tư không thể huy động được nguồn vốn tín dụng trong thời gian tới.
Thứ hai, việc chuyển đổi hình thức đầu tư từ dự án PPP sang đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, hỗ trợ tăng trưởng GDP, đem lại hiệu quả về kinh tế xã hội.
Đồng thời, về nguồn vốn, Chính phủ đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án khoảng 99.493 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương. Trong đó, 55.000 tỷ đồng thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH) giai đoạn 2016 - 2020; 44.493 tỷ đồng trong KHĐTCTH giai đoạn 2021 - 2025.
Chính phủ cũng khẳng định, việc chuyển đổi sang hình thức đầu tư công sẽ bảo đảm sự chắc chắn thành công trong quá trình triển khai dự án, giảm tổng mức đầu tư do giảm chi phí lãi vay trong giai đoạn xây dựng. Mặt khác, sau khi dự án hoàn thành, Chính phủ sẽ nghiên cứu phương án phù hợp để thu hồi vốn nhà nước.
Báo cáo thẩm tra về nội dung này, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, trong Thường trực Uỷ ban có hai luồng ý kiến khác nhau. Ý kiến tán thành đề xuất của Chính phủ vì lý do, 58/60 dự án BOT giao thông hiện có doanh thu thực tế thấp hơn so với doanh thu trong phương án tài chính của hợp đồng BOT, trong đó 17 dự án doanh thu thực tế chưa đạt 50%. Do đó việc cấp tín dụng cho các dự án BOT tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ xấu, dẫn đến việc huy động vốn tín dụng cho các dự án BOT trong thời gian tới sẽ gặp khó khăn. Việc chuyển sang hình thức đầu tư công sẽ đẩy nhanh được tiến độ. Theo dự kiến đến năm 2022 các dự án sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác toàn bộ.
Hơn nữa, việc chuyển đổi sang hình thức đầu tư công, nếu huy động nguồn vốn trái phiếu Chính phủ lãi suất sẽ thấp hơn so với nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng. Việc bố trí vốn thêm 44.493 tỷ đồng trong giai đoạn sau theo nguyên tắc tập trung bố trí vốn cho dự án quan trọng quốc gia cũng là hoàn toàn khả thi.
Vượt quy định của Luật Đầu tư công
Tuy nhiên, một số ý kiến khác không tán thành đề xuất này bởi theo báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt thì các dự án thành phần đầu tư theo phương thức PPP có phương án tài chính khả quan vì thời gian thu phí từ 14,58 năm đến 22,58 năm, thấp hơn so với dự kiến (24 năm) và đã được các nhà đầu tư quan tâm. Đã có 7/8 dự án có từ 2 nhà đầu tư trở lên qua vòng sơ tuyển, do đó cần tiếp tục thực hiện theo đúng Nghị quyết 52/2017/QH14.
Theo báo cáo thì Chính phủ mới phân bổ sử dụng 50.812 tỷ vốn đầu tư công cho các dự án thành phần. Nếu Chính phủ phân bổ hết số vốn còn lại 4.188 tỷ cho các dự án đó thì phương án tài chính còn khả quan hơn nữa.
Mặt khác, dự án đang trong quá trình triển khai thực hiện, Chính phủ lại trình Quốc hội điều chỉnh toàn bộ Dự án sang hình thức đầu tư công là không phù hợp. Nếu dừng triển khai PPP chuyển sang đầu tư công, một mặt sẽ không thực hiện được chủ trương lớn là huy động các nguồn lực của xã hội để tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng. Mặt khác, việc liên tục hủy sơ tuyển đối với dự án sẽ ảnh hưởng không tốt đến uy tín của Nhà nước, đến dư luận, tâm lý của nhà đầu tư và nhân dân; thể hiện sự thiếu nhất quán về chủ trương, chính sách trong các quyết định, nhất là trong bối cảnh Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án Luật PPP tại kỳ họp này.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Đầu tư công "Cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đứng đầu tổ chức quyết định chủ trương đầu tư dự án có thời gian thực hiện trong 2 kỳ KHĐTCTH liên tiếp phải bảo đảm tổng số giá trị tổng mức đầu tư của dự án phải thực hiện trong KHĐTCTH giai đoạn sau không vượt quá 20% tổng số vốn KHĐTCTH giai đoạn trước của bộ, cơ quan trung ương, địa phương đó". Do đó, việc Chính phủ đề xuất bố trí bổ sung 44.493 tỷ đồng (tương đương 80,89% tổng số vốn kế hoạch) cho dự án trong giai đoạn 2021-2025 là không phù hợp.
Hơn nữa, trong bối cảnh đại dịch covid-19 ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế, thu NSNN sẽ gặp nhiều khó khăn và các công trình dự án ở giai đoạn sau phải cân đối trên tổng thể các ngành, lĩnh vực khác và để Quốc hội khóa sau xem xét, quyết định. Các ý kiến phản đối cũng cho rằng, thực tế cho thấy các dự án đầu tư công trong thời gian vừa qua để xảy ra tình trạng thời gian bị kéo dài, đội vốn và chất lượng công trình không bảo đảm, trong khi các dự án của các nhà đầu tư tư nhân có chất lượng tốt hơn.
Xem xét chỉ chuyển đổi một số dự án khó thu hút đầu tư
Theo Uỷ ban Kinh tế, các ý kiến nêu trên đều có cơ sở, Chính phủ cần nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng. Trường hợp cần thiết, cân nhắc xem xét lựa chọn một số dự án thành phần đầu tư theo phương thức PPP khó thu hút được nhà đầu tư, để chuyển sang đầu tư công nhằm vừa đẩy nhanh được tiến độ triển khai, vừa bảo đảm tuân thủ quy định tại Điều 89 Luật Đầu tư công khi Quốc hội quyết định bố trí vốn bổ sung cho dự án trong giai đoạn 2021-2025 không quá 11.000 tỷ đồng (tương ứng không quá 20% của 55.000 tỷ đồng đã phân bổ cho dự án), giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực tới các nhà đầu tư đã tham gia sơ tuyển.
Thảo luận tại phiên họp, đa số ý kiến trong UBTVQH cũng đề nghị Chính phủ cần rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, thận trọng khi điều chỉnh chủ trương. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Chính phủ nên báo cáo Quốc hội những gì khó khăn, chưa thể làm được để giải quyết, còn dự án nào vẫn có thể triển khai PPP được thì tiếp tục làm, không nên chuyển cả 8 dự án này sang đầu tư công.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng, việc chuyển đổi chủ trương đầu tư cả 8 dự án chưa hợp lý. Cần tính toán cụ thể về nguồn vốn và khả năng giải ngân, cũng như xác định rõ liệu có đúng các doanh nghiệp đã qua 2 vòng thầu sơ tuyển không có khả năng huy động vốn để thực hiện dự án hay không?
Kết luận phiên họp, UBTVQH khẳng định chủ trương thực hiện các dự án trên theo phương thức PPP là một chủ trương lớn, vì vậy cần kiên trì thực hiện. Nếu cần thay đổi phải xin ý kiến Quốc hội và Bộ Chính trị. Do đó, UBTVQH đề nghị Chính phủ cùng các cơ quan hữu quan rà soát lại các dự án, hoàn thiện, chuẩn bị lại hồ sơ Tờ trình để UBTVQH có thể cho ý kiến lần 2 tại phiên họp tới đây.
H.Y
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cha nghèo gian nan chữa bệnh ung thư gan cho con
- ·TP.HCM điều động nhiều cán bộ nhận nhiệm vụ mới
- ·Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Phó Thủ tướng Lê Văn Thành
- ·Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương vì một tương lai hoà bình, thịnh vượng và bền vững
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 11/2014
- ·Đối thoại chiến lược Ngoại giao
- ·Xây dựng đề án đào tạo hàng chục nghìn kỹ sư chuyển đổi số, chip bán dẫn
- ·Thứ trưởng Công Thương giải thích lý do điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần
- ·Cha phụ hồ bất lực lo kiếm tiền cứu con ung thư mắt
- ·Chủ động phòng, chống trộm cắp
- ·Không được đánh đập, hành hạ vật nuôi
- ·Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Dũng cảm cho trung tá hy sinh khi cứu người
- ·Khởi tố đối tượng trộm…cắp tài sản
- ·Triển lãm chuyên đề ‘Nhật báo Quốc hội"
- ·Tấm lòng bạn đọc gửi đến em Nguyễn Xuân Việt
- ·Cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm đợt Tết Nguyên đán
- ·Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Chỉ thị nâng cao chất lượng kiểm toán
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt doanh nhân tiêu biểu
- ·Chồng cuồng ghen đánh cả bố vợ
- ·Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm