【dự đoán bóng đá của chuyên gia】Sẽ không phải đăng ký hộ kinh doanh nếu làm dịch vụ có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống?
Sẽ không phải đăng ký hộ kinh doanh nếu làm dịch vụ có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống?ẽkhôngphảiđăngkýhộkinhdoanhnếulàmdịchvụcódoanhthutừtriệuđồngnămtrởxuốdự đoán bóng đá của chuyên gia
Tại dự thảo Nghị định về hộ kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất đối tượng làm dịch vụ có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống sẽ không phải đăng ký hộ kinh doanh.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định về hộ kinh doanh.
Về quyền thành lập và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanhĐiều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương”.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy định nêu trên cần làm rõ để thống nhất cách hiểu và áp dụng, tránh các khó khăn, vướng mắc như trong thời gian vừa qua. Các nội dung cần làm rõ cụ thể là:
- Địa vị pháp lý của Hộ kinh doanh trong nền kinh tế? - Căn cứ để xác định các thành viên hộ gia đình? - Đối tượng thuộc khoản 2 Điều 79 có phải là hộ kinh doanh hay không? Nếu không thì trường hợp họ có nhu cầu thì có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh được không?
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào đâu để quy định mức thu nhập thấp?
- Các đối tượng không thuộc khoản 2 Điều 79, nếu không muốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác thì có bắt buộc phải đăng ký thành lập hộ kinh doanhkhi hoạt động kinh doanh không?
Hiện có 02 phương án đề xuất sửa đổi, bổ sung quyền thành lập và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh, cụ thể như sau:
Phương án 1:
Giữ nguyên quy định về các trường hợp không phải đăng ký hộ kinh doanh theo tinh thần tại khoản 2 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP nhưng làm rõ các đối tượng không phải đăng ký kinh doanh (sử dụng toàn bộ quy định về các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh); đồng thời, bổ sung quy định về căn cứ xác định mức thu nhập thấp.
Đề xuất sửa đổi Điều 79 thành:
“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
2. Các trường hợp đối tượng sau đây không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, không phải đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
a) Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;
b) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
c) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
đ) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
e) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
g) Hoạt động kinh doanh thời vụ;
h) Làm dịch vụ có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.
3. Trường hợp có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh, các đối tượng tại khoản 4 Điều này được đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ưu điểm của phương án 1 là hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau về bản chất pháp lý của hộ kinh doanh. Theo thông lệ quốc tế, mô hình kinh doanh có bản chất tương tự với mô hình hộ kinh doanh ở nước ta (do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của cá nhân đó với hoạt động kinh doanh) được xác định là cá nhân kinh doanh (có thể được gọi với những tên gọi khác nhau như doanh nghiệp một chủ, doanh nghiệp cá thể - sole proprietorship, sole trader).
+ Về mặt thực tiễn tại Việt Nam, qua ghi nhận ý kiến của một số quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội (nơi trực tiếp xử lý công tác cấp đăng ký hộ kinh doanh và quản lý hộ kinh doanh), nhiều quận, huyện cho biết đa số hộ kinh doanh thành lập tại địa bàn là do một cá nhân thành lập và làm chủ, rất ít 15 trường hợp hộ kinh doanh do các thành viên hộ gia đình thành lập. Theo con số thống kê trong tháng 7/2023, trên phạm vi cả nước có hơn 52.417 hộ kinh doanh đăng ký thành lập mới, trong đó có 52.317 hộ kinh doanh do cá nhân thành lập và làm chủ (chiếm 99,8%) và chỉ có 110 hộ kinh doanh do các thành viên hộ gia đình thành lập (chiếm 0,2%).
Ban soạn thảo cho rằng, vấn đề này cần nghiên cứu kỹ hơn và có đánh giá tác động trước khi đưa ra quy định về địa vị pháp lý của hộ kinh doanh để tránh xáo trộn đối với khu vực này. Do vậy kiến nghị giữ nguyên quy định hiện nay tại khoản 1 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP và đề xuất Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục nghiên cứu, làm rõ nội dung bản chất pháp lý của hộ kinh doanh.
+ Hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau về việc có nên bỏ quy định tại khoản 2 Điều 79 hay không. Do còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, cần thiết giữ lại quy định hiện nay để tiếp tục nghiên cứu, bổ sung đánh giá nhằm hoàn thiện quy định trong thời gian tới. Việc giữ lại quy định tại khoản 2 Điều 79 trong thời gian trước mắt là cần thiết vì những lý do sau:
Một là, quy định này vẫn cần thiết để người dân có căn cứ xác định trường hợp nào không phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký kinh doanh. Nếu bỏ quy định này, sẽ dẫn tới có nhiều cách hiểu khác nhau: (i) cách hiểu thứ nhất là các trường hợp trước kia không phải thực hiện đăng ký hộ kinh doanh thì nay sẽ thuộc trường hợp bắt buộc phải đăng ký hộ kinh doanh hoặc (ii) cách hiểu thứ hai là: người dân có quyền lựa chọn đăng ký hay không đăng ký hộ kinh doanh do pháp luật chỉ quy định “quyền” đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Như vậy, người dân có quyền đăng ký hoặc không đăng ký hộ kinh doanh, có thể dẫn tới khả năng số lượng hộ kinh doanh sẽ giảm so với hiện tại (do hiện tại chỉ có quy định về “quyền” đăng ký, không có quy định về “nghĩa vụ” đăng ký).
Hai là, quy định tại khoản 2 Điều 79 xuất phát từ các quy định có từ lâu và được kế thừa qua các giai đoạn lịch sử, lần đầu tiên được quy định tại Nghị định số 66-HĐBT ngày 02/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định quy định trong Nghị định số 221- HĐBT ngày 23/7/1991. Trước khi bỏ quy định này ra khỏi khung pháp lý về đăng ký các chủ thể kinh doanh, cần tìm hiểu kỹ về lý do ra đời quy định này, sự cần thiết có quy định này trong bối cảnh hiện nay, tác động có thể có khi bỏ quy định này.
Ba là, khoản 3 Điều 2 Luật Thương mại quy định Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật Thương mại đối với cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Như vậy, pháp luật về thương mại phải dựa vào quy định của pháp luật đăng ký kinh doanh để xác định các đối tượng không được gọi là thương nhân, do đó, việc bãi bỏ quy định về đối tượng không phải đăng ký hộ kinh doanh có thể làm mất căn cứ để quy định về phạm vi kinh doanh của các đối tượng này.
Bốn là, theo kinh nghiệm quốc tế, ngay cả khi pháp luật đã có đầy đủ quy định cho các hình thức kinh doanh, vẫn có quy định loại trừ các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh để phù hợp với thực tiễn.
Năm là, các ý kiến ủng hộ việc bỏ quy định tại khoản 2 Điều 79 cho rằng: quy định hiện nay rất khó thực hiện đối với trường hợp xác định “thu nhập thấp” và thực tế, nhiều địa phương không quy định mức thu nhập thấp; việc thống nhất quy định một mức thu nhập ấn định để chủ thể kinh doanh không phải đăng ký hộ kinh doanh không khả thi do điều kiện kinh tế-xã hội ở các địa phương rất khác nhau.
Sáu là, trên thực tế hiện nay, các cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP chỉ vướng khi với việc xác định “thu nhập thấp”. Phương án 1 đã đưa ra giải pháp khắc phục vướng mắc hiện nay khi quy định rõ ràng các trường hợp không phải đăng ký hộ kinh doanh; bổ sung quy định về các trường hợp có “thu nhập thấp” không phải đăng ký hộ kinh doanh để thống nhất áp dụng trên phạm vi cả nước (căn cứ theo quy định về trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN).
- Nhược điểm: Chưa giải quyết được triệt để các vấn đề còn vướng mắc về địa vị pháp lý đối với hộ kinh doanh. Vấn đề này sẽ tiếp tục được nghiên cứu, làm rõ khi xây dựng chính sách toàn diện đối với khu vực hộ kinh doanh trong thời gian tới.
Phương án 2:
Bỏ quy định về đối tượng không phải đăng ký hộ kinh doanh tại khoản 2 Điều 79 và sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan để làm rõ quyền thành lập và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh, cụ thể như sau:
Đề xuất sửa Điều 79 thành:
“1. Hộ kinh doanh là tổ chức không có tư cách pháp nhân, có trụ sở giao dịch, có tên riêng, do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập nhằm mục đích kinh doanh và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ 17 gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
2. Các thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
3. Các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật về thương mại có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh thì thực hiện thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
4. Các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật về thương mại không bắt buộc phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh trừ trường hợp hoạt động kinh doanh dưới danh nghĩa hộ kinh doanh mà không đăng ký”.
- Ưu điểm: + Xác định rõ hộ kinh doanh là tổ chức không có tư cách pháp nhân (theo quy định của Bộ luật Dân sự) do cá nhân và thành viên hộ gia đình thành lập nhằm mục đích kinh doanh.
+ Xác định rõ các thành viên hộ gia đình là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
+ Không còn vướng mắc về căn cứ xác định mức thu nhập thấp.
+ Quy định rõ các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật về thương mại nếu có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh thì thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
+ Quy định rõ các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật về thương mại không bắt buộc phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
- Nhược điểm: + Hiện còn quan điểm khác nhau về việc xác định hộ kinh doanh là cá nhân hay tổ chức không có tư cách pháp nhân. Đối với hộ kinh doanh được thành lập bởi các thành viên hộ gia đình thì Nghị định cũng quy định các thành viên này ủy quyền cho chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Do vậy, nếu xác định hộ kinh doanh là tổ chức không có tư cách pháp nhân sẽ không phản ánh đúng đặc điểm thực tế của hộ kinh doanh.
+ Việc quy định về đối tượng không phải đăng ký hộ kinh doanh tại Khoản 2 Điều 79 mang tính kế thừa lịch sử. Nếu không được tuyên truyền rộng rãi có thể dẫn đến tâm lý không yên tâm cho người dân khi hoạt động kinh doanh mà không đăng ký hộ kinh doanh.
+ Theo quy định tại Điều 6 Luật Thương mại thì thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Điều 7 Luật này quy định thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.
Việc quy định thành lập hộ kinh doanh là quyền và theo nhu cầu của cá nhân, thành viên hộ gia đình mà không phải là nghĩa vụ bắt buộc (trừ trường hợp hoạt động kinh doanh dưới danh nghĩa là hộ kinh doanh mà không đăng ký) đã bộc lộ khoảng trống pháp lý về thủ tục để thực hiện nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh (trong trường hợp cá nhân đó không đăng ký thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh...để thực hiện hoạt động kinh doanh).
Do việc đăng ký kinh doanh của các cá nhân nêu trên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này nên nếu lựa chọn phương án này thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất phương án đăng ký kinh doanh cho đối tượng là cá nhân kinh doanh.
Từ phân tích nêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất lựa chọn Phương án 1.
- ·Những đồ vật không nên để trong phòng ngủ
- ·Varane giải nghệ: Chạm đáy ở Man Utd, rời đi vẫn không hết vận đen
- ·Thua trước 2 bàn, CLB Thanh Hóa cầm hòa đội bóng Malaysia
- ·Nhận định bóng đá U20 Việt Nam
- ·Đất mua lại của cha mẹ, giờ có phải đem ra chia thừa kế?
- ·Trận đấu nhanh nhất lịch sử MMA: Cao thủ tung 1 đòn thắng luôn
- ·HLV tuyển Việt Nam Kim Sang
- ·Trực tiếp bóng đá CLB Công an Hà Nội 1
- ·Bố và các anh chết rồi, con đừng bỏ mẹ lại!
- ·Nhận định bóng đá Man Utd vs Twente: 'Quỷ đỏ' cải thiện hàng công
- ·Cả nhà ôm nhau khóc vì không tiền cứu con
- ·Thiếu Haaland, Man City vất vả thắng đội hạng Hai
- ·Salah lập công, Liverpool vượt mặt Man City, Arsenal
- ·Bảng xếp hạng V.League 2024
- ·Những phận người cùng khổ bên mâm cơm vỏn vẹn bát nước mắm
- ·Thắng nhọc đội cuối bảng, U20 Syria tạm xếp trên U20 Việt Nam
- ·Nguyễn Xuân Son mờ nhạt, Nam Định hòa may mắn trước HAGL
- ·U20 Việt Nam mất vé dự giải U20 châu Á 2025
- ·Thỏa thuận gì với máy đánh bạc?
- ·Võ sĩ Nhật dùng tuyệt kỹ Châu Tinh Trì, bám dai như đỉa buộc đối thủ xin thua