【bồ đào nha vs ý】Chọn kịch bản tăng trưởng nào cho Quy hoạch tổng thể quốc gia?
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại tổ - (Ảnh: Duy Linh). |
Tiếp tục kỳ họp bất thường lần thứ hai,ọnkịchbảntăngtrưởngnàochoQuyhoạchtổngthểquốbồ đào nha vs ý sáng 6/1, Quốc hội thảo luận tại tổ về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch).
Đều tán thành cao sự cần thiết phải ban hành Quy hoạch này để tạo nền tảng, dẫn dắt các quy hoạch cấp dưới, song các đại biểu cho rằng còn nhiều nội dung cần hoàn thiện thêm như liên kết vùng, kịch bản tăng trưởng... đặc biệt là xác định mức độ chi tiết đến đâu để không "bó chân bó tay" trong quá trình thực hiện.
"Xương sống, xương sườn đã có"
Thảo luận tại tổ đại biểu TPHCM, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đi liền với hội nhập sâu rộng, cần phải có thể chế tích cực, đồng bộ. Từ đột phá trong thể chế sẽ tạo được đột phá trong phát triển.
Nhìn lại cả quá trình quá trình xây dựng Luật Quy hoạch với rất nhiều gian nan, nhiều ý kiến khác nhau gay gắt, Chủ tịch nước khẳng định sự ưu việt của phương pháp quy hoạch tích hợp lần đầu tiên được đưa ra ở luật này.
Về dự thảo Quy hoạch trình Quốc hội, nhiều ý kiến đại biểu còn băn khoăn về mức độ chi tiết cũng như một số mục tiêu cụ thể. Song, Chủ tịch nước nhìn nhận: “Dù còn mặt này mặt khác, nhưng coi như xương sống, xương sườn đã có, bây giờ Chính phủ cần ban hành nghị định để hướng dẫn cụ thể trong quá trình thực hiện”.
“Với thời gian quy hoạch rất dài, tầm nhìn gần 30 năm trong một giai đoạn thế giới đầy biến động, công nghệ đổi mới sáng tạo phát triển như vũ bão thì tính dự báo trong quy hoạch là hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định hiệu quả của quy hoạch”, Chủ tịch nước lưu ý.
Theo Chủ tịch nước, để quy hoạch không bị lạc hậu, cần có sự đánh giá tình hình, cập nhật thường xuyên; chú trọng bảo vệ các cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương trong bối cảnh biến đổi khí hậu…
Trong các yếu tố quyết định thành công của việc thực hiện quy hoạch, Chủ tịch nước cho rằng cần đặc biệt quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Về một số mục tiêu cụ thể, Quy hoạch xây dựng hai kịch bản. Kịch bản thấp với dự báo tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 6,3%/năm cho cả giai đoạn 2021-2030, 6,5%/năm giai đoạn 2031-2050 (đạt ngưỡng thấp nhất là nước có thu nhập cao vào năm 2045).
Kịch bản phấn đấu với dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 7%/năm cho cả giai đoạn 2021-2030, tốc độ tăng trưởng đạt 7,2%/năm trong giai đoạn 2031-2050.
Theo Chủ tịch nước, cần phải chọn phương án tăng trưởng cao với lý do chỉ có tăng trưởng nhanh chóng mới có thể mở rộng quy mô nền kinh tế, đạt mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước có thu nhập cao; củng cố thế và lực của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.
Mục tiêu khả thi mới tính toán được bước đi
Ở tổ thảo luận số 13, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (Cần Thơ), Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hôi phân tích, Quy hoạch tổng thể quốc gia đặt ra mục tiêu năm 2030 sẽ đạt mức thu nhập trung bình cao, khoảng 7.500 USD.
Theo quy định của Liên Hợp Quốc thu nhập trung bình quốc gia trong khoảng 1.025 - 12.475 USD/người, tức khi các quốc gia có thu nhập như vậy thì trong nhóm trung bình. Việt Nam ở nhóm “thấp” trong mức cao, vì mức cao của nhóm nước có thu nhập trung bình là 12.475 USD. Và số nước thoát khỏi thu nhập trung bình rất ít.
Quy hoạch cũng đặt mục tiêu đến 2050 thu nhập là 27.000 - 32.000 USD/người, tức trong 20 năm thu nhập bình quân đầu người tăng từ 7.500 tới 32.000 USD.
Nêu rõ băn khoăn về tính khả thi của mục tiêu này, đại biểu Hùng nhìn nhận, vượt qua bẫy trung bình đã khó, còn vượt xa như vậy cũng là thách thức đặt ra. Bởi, khi đặt ra được mục tiêu khả thi thì mới tính toán được các bước đi, giải pháp tiếp theo; còn nếu mục tiêu không khả thi thì các bước đi sẽ gặp khó khăn.
“Tôi rất băn khoăn về mục tiêu, tầm nhìn này. Mục tiêu thu nhập bình quân đầu người tới 2050 tối đa 32.000 USD là mục tiêu khá khó khăn cho năm 2050”, ông Hùng phát biểu.
Vị đại biểu Cần Thơ cũng băn khoăn về cơ sở dữ liệu lập quy hoạch, hiện còn dở dang, như cơ sở dữ liệu đất đai chưa đầy đủ, nên chưa thể định hình đang có gì, sẽ làm gì; hay cơ sở dữ liệu về con người, xã hội vẫn đang phân tán, chưa thống nhất… Khi cơ sở dữ liệu thiếu thì căn cứ lập quy hoạch chưa đảm bảo tính khả thi cao.
Hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia đang đưa ra các vùng kinh tế, hành lang kinh tế, vùng động lực… nhưng lại có chồng lấn, chồng chéo trong đầu tưnguồn lực. Ai sẽ là người tổng chỉ huy, xử lý những mâu thuẫn, chồng chéo này, đại biểu Hùng băn khoăn.
Hàng loạt vấn đề khác cũng được đại biểu Hùng đặt ra như khi xây dựng vùng kinh tế, động lực kinh tế TP HCM, Hà Nội… theo hướng phát triển trung tâm khoa học công nghệ, trung tâm tài chính. Cùng lúc quy hoạch Hà Nội, TP HCM thành 2 trung tâm lớn thì có mâu thuẫn, có đủ nguồn lực đầu tư hay không? Theo kinh nghiệm nhiều quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Anh… các trung tâm lớn về khoa học công nghệ hay tài chính không nhất thiết phải là các đô thị lớn, mà là nơi có sự gắn kết với các trường đại học, trung tâm nghiên cứu lớn…
Từ phân tích trên, ông Hùng đề nghị cần có giải trình, đánh giá rõ hơn để các vùng không cạnh tranh mà hỗ trợ nhau phát triển; bổ sung các cơ chế, chính sách cho thấy sự kết nối, liên kết giữa các vùng kinh tế, vùng động lực phát triển hay hành lang kinh tế.
Cũng đề cập đến hai kịch bản tăng trưởng, tại tổ thảo luận số 15, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng cần đánh giá tính khả thi của các kịch bản này và cần có các giả định về bối cảnh môi trường hoạt động sẽ tác động đến việc thực hiện các kịch bản nói trên như thế nào. Do đây là thời kỳ dài, có nhiều yếu tố bất định, khó lường như: chiến tranh, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, công nghệ và mô hình kinh doanh mới, ..., sẽ là những yếu tố đầu vào then chốt tác động đến các biến số của các kịch bản nêu ra (tác động đến lạm phát, tỷ giá, chỉ số giảm phát, …).
Theo đại biểu Hà Sỹ Đồng, kịch bản 2 khó khả thi hơn (tăng 7%/năm cho cả giai đoạn). Đây là kịch bản trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 cũ, được đưa ra đầu năm 2021 và chưa tính đến được tác động của Covid lên tăng trưởng kinh tế. Nếu muốn phấn đấu đạt được kịch bản này thì tăng trưởng giai đoạn 2025-2030 phải đạt mức 7,6-7,8%. Vậy cần chỉ ra mối liên hệ giữa Quy hoạch tổng thể quốc gia và việc thực hiện kịch bản này thế nào, sẽ đóng vai trò cụ thể gì để tạo được những đột phá, hay góp phần tạo động lực hay tạo những trụ cột chính nào cho tăng trưởng của giai đoạn này, đại biểu Hà Sỹ Đồng nêu.
Theo nghị trình, sáng 7/1 Quốc hội sẽ thảo luận toàn thể về Quy hoạch, trước khi bấm nút vào chiều 9/1, trong phiên bế mạc kỳ họp.
(责任编辑:World Cup)
- ·“Mình sẽ không làm người thứ 3...”
- ·Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Hội nhập để phát triển đất nước
- ·Sao Việt 30/8: Lệ Quyên, MC Minh Hà tự tin eo thon quyến rũ
- ·Thanh Bùi giúp Bích Ngọc Idol tái xuất sau 7 năm
- ·Tổ ấm heo hắt ở khu công nhân ‘thắp sáng’ cho tổ quốc…
- ·Cảnh báo nguy cơ “trượt đích" TPP của dệt may
- ·Hà Anh Tuấn
- ·Có 241 lệnh giao dịch trong ngày đầu tiên triển khai phiên giao dịch sau giờ
- ·Kinh doanh đa cấp, có lừa đảo?
- ·Nhan sắc trẻ trung của Thúy Hiền 'nữ hoàng wushu' ở tuổi 43
- ·Thiếu 100 triệu mổ tim: Mẹ ơi, con không muốn chết!
- ·Tú Anh gợi cảm, Tóc Tiên rạng rỡ lấp lánh, Phương Nhi trong sáng
- ·Gạo và thủy sản Việt Nam cần làm gì để đón cơ hội từ TPP?
- ·Ai sẽ dẫn dắt thị trường chứng khoán thời gian tới?
- ·Huyện Tân Hưng, Mộc Hóa: Kiến nghị đầu tư nâng cấp hàng chục km đê bao bảo vệ lúa
- ·Jane Fonda bị ung thư
- ·Sửa Luật Quản lý thuế: Hướng tới thanh tra, kiểm tra theo phương thức điện tử
- ·Thị trường bán lẻ tiếp tục hút nhà đầu tư ngoại
- ·Thiên thần ung thư máu kêu cứu
- ·Nhiều doanh nghiệp mất dần tính đại chúng