【soi kèo kawasaki】Hoa Kỳ chưa có quyết định cuối cùng áp thuế chống bán phá giá gỗ dán cứng
Gỗ dán sử dụng lõi nguyên liệu là ván bóc Trung Quốc sẽ bị Hoa Kỳ áp thuế | |
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra xem xét phạm vi áp dụng phòng vệ thương mại với tủ gỗ |
Ảnh minh hoạ. Ảnh: N.Thanh |
Những ngày gần đây, một số cơ quan báo chí đã thông tin về vấn đề Hoa Kỳ thông báo áp thuế CBPG gỗ dán Việt Nam, đồng thời DOC từ chối bản bình luận của 40 đơn vị ngành gỗ trong vụ việc điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với tủ gỗ (cụ thể tủ bếp/tủ nhà tắm) nhập khẩu từ Việt Nam. Tình cảnh này đặt nhiều doanh nghiệp ngành gỗ trước nguy cơ phá sản.
Liên quan tới vấn đề này, hôm nay 23/8, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) đã đưa ra thông tin phản hồi chính thức.
Cụ thể, về vụ việc điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với gỗ dán cứng nhập khẩu từ Việt Nam, VIFOREST nêu rõ: gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng là sản phẩm được làm từ các lớp gỗ ván bóc gắn với nhau bằng keo, sau đó được phủ một hoặc hai lớp ván gỗ cứng ở bề mặt. Hoa Kỳ đang áp dụng thuế CBPG và thuế CTC với sản phẩm này của Trung Quốc với mức thuế CBPG là 183,36% và thuế CTC từ 22,98% đến 194,90%.
Ngày 17/6/2020, trên cơ sở cáo buộc của ngành sản xuất trong nước, DOC khởi xướng điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với sản phẩm gỗ dán cứng của Việt Nam nhằm đảm bảo hiệu lực thực thi các biện pháp phòng vệ thương mại đang áp dụng với gỗ dán cứng của Trung Quốc.
Tiếp đó, ngày 25/7/2022, DOC đã công bố kết luận sơ bộ của vụ việc điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với gỗ dán cứng nhập khẩu từ Việt Nam.
Kết luận sơ bộ của DOC cho rằng, gỗ dán từ Việt Nam nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị áp dụng thuế CBPG và CTC như đang áp dụng với gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc. Gỗ dán từ Việt Nam nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc sản xuất tại Việt Nam hoặc tại các nước khác không bị áp dụng thuế CBPG và CTC.
Căn cứ kết luận sơ bộ này, DOC sẽ đề nghị Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) tiếp tục dừng thanh khoản và yêu cầu nhà nhập khẩu nộp tiền đặt cọc bằng mức thuế chống lẩn tránh tạm tính đối với các lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ kể từ ngày 17/6/2020 (ngày thông báo khởi xướng điều tra) đối với các trường hợp là đối tượng bị áp dụng biện pháp.
DOC cho phép các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng như các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ tham gia cơ chế tự xác nhận để được loại trừ khỏi biện pháp lẩn tránh. Cơ chế tự xác nhận này sẽ không áp dụng đối với các doanh nghiệp mà DOC đánh giá là không cung cấp thông tin hoặc hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, chính xác theo yêu cầu của DOC trong quá trình điều tra.
Theo tính toán, số lượng các doanh nghiệp được tham gia tự chứng nhận chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn điều tra.
Các bên liên quan có quyền nộp bình luận bằng văn bản đối với kết luận sơ bộ của DOC. VIFOREST đã phối hợp cùng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) gửi nội dung bình luận của Hiệp hội và của Bộ Công Thương về kết luận sơ bộ này lên DOC để hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp liên quan về các quy định điều tra tiếp theo của DOC.
“Như vậy, cho tới thời điểm ngày 22/8, DOC chưa có quyết định cuối cùng rằng sản phẩm gỗ dán cứng của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị áp thuế CBPG và CTC. Theo thông báo mới nhất, DOC gia hạn thời gian ban hành kết luận cuối cùng trong vụ việc này đến ngày 17/10/2022”, đại diện VIFOREST nhấn mạnh khi trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan.
Về vụ việc DOC điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với tủ gỗ (cụ thể tủ bếp/tủ nhà tắm) nhập khẩu từ Việt Nam, đại diện VIFOREST cho biết: trên cơ sở cáo buộc của ngành sản xuất trong nước, ngày 24/5/2022, DOC đã khởi xướng điều tra phạm vi sản phẩm (Scope Ruling) và ngày 7/6/2022, DOC đã khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với sản phẩm tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam và Malaysia.
Theo quy định mới của Hoa Kỳ, trong vòng 300 ngày kể từ khi khởi xướng, DOC phải ra kết luận cuối cùng của vụ việc, có thể gia hạn, nhưng tổng thời gian không quá 365 ngày.
VIFOREST đã phối hợp cùng Cục Phòng vệ thương mại nộp bình luận của Hiệp hội và của Bộ Công Thương về vụ việc tủ gỗ lên DOC để hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp liên quan tuân thủ các quy định, thủ tục điều tra của DOC.
Ngày 4/8/2022, DOC thông báo từ chối bản bình luận của 40 đơn vị do nộp chậm chứ chưa có quyết định nào về việc áp thuế và vụ việc vẫn đang trong thời gian điều tra.
“Như vậy trong cả hai vụ việc nêu trên, DOC đều đang tiến hành điều tra nhưng chưa có phán quyết cuối cùng”, đại diện VIFOREST một lần nữa nhắc lại.
VIFOREST cho rằng, thông tin không chính xác về vụ việc sẽ gây hiểu lầm, tác động xấu tới uy tín và thương hiệu của ngành gỗ Việt Nam đối với các bạn hàng trên thế giới, gây ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp trong ngành.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
- ·Pha bẻ lái thần kỳ tránh container của tài xế Porsche
- ·Vua Campuchia đi SUV chống đạn đến lễ hội trồng cây
- ·Ô tô từ Thái Lan và Indonesia chiếm lĩnh thị trường Việt Nam
- ·VNeID sẽ phục vụ tốt hơn khi sửa đổi luật và hoàn thiện thêm tính năng
- ·Bentley Bentayga sẽ có thêm một số biến thể mới
- ·SUV hạng sang Jaguar F
- ·Nghi án Ford biết lỗi hộp số PowerShift vẫn cố tình bán ra thị trường
- ·Đóng ứng dụng không ảnh hưởng tuổi thọ pin iPhone
- ·Toyota khuyến mại lớn cho xe lắp ráp trong nước
- ·Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
- ·Siêu Lamborghini Huracan Performante Spyder gặp nạn giữa ngã tư
- ·Honda Air Blade 2010 rao bán giá khủng 115 triệu
- ·Ngắm hàng hiếm Porsche 911 1967 đẹp hoàn hảo
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·Xe không người lái
- ·Thị trường ô tô: Giảm thuế nhưng khó giảm giá?
- ·Thi tốt nghiệp THPT 2025: Điều chỉnh kịp thời, phù hợp với Chương trình mới
- ·Ngày 5/1: Giá gạo trong nước giảm mạnh
- ·Trải nghiệm lái xe Bentley trên băng tại Phần Lan