会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định chivas】Hào khí mùa thu từ rừng đước Viên An!

【nhận định chivas】Hào khí mùa thu từ rừng đước Viên An

时间:2024-12-23 15:26:54 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:168次

Báo Cà Mau(CMO) Cà Mau là xứ sở của rừng, của biển, của những dòng sông và lớp lớp con người sống hào sảng, nghĩa tình. Chính ở vị trí biên thuỳ địa đầu cực Nam Tổ quốc này, những trang sử vàng chói lọi đầu tiên của quê hương trong thời đại Hồ Chí Minh đã được viết nên. Cách đây 77 năm, vùng đất của cây đước, cây mắm, của phù sa mới bồi lắng, khí thế của mùa thu lịch sử bừng lên, người người cùng nhau xông lên đạp đổ gông xiềng, áp bức, thoát khỏi cảnh đời nô lệ tối tăm, trở thành công dân của một đất nước hoàn toàn độc lập, tự do.

Ông Trần Thanh Phong, Phó bí thư Thường trực Đảng uỷ xã Viên An, khẳng định: “Truyền thống cách mạng là tài sản quý báu nhất, tự hào nhất của quê hương Viên An. Nơi đây, không một người dân nào theo giặc, phản bội lại cách mạng. Với Bác Hồ, với Đảng, đất và người Viên An trọn một lòng chung thuỷ sắt son. Và nói về truyền thống cách mạng của Viên An, là bao trọn cả lịch sử hào hùng một vùng đất rộng lớn bao gồm cả xã Viên An Đông, Đất Mũi ngày nay”.

Đền thờ Bác Hồ ở Viên An, nơi đất và người Viên An mãi mãi ghi tạc công ơn trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trọn lòng tin vào sự nghiệp cách mạng. Ảnh: HUỲNH LÂM

Sau cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai (13/12/1940), thực dân Pháp và bè lũ tay sai thực hiện chính sách tàn độc khủng bố trắng. Vùng Viên An là nơi giặc ra sức thực thi các thủ đoạn tàn độc nhằm triệt tiêu lực lượng cách mạng. Trước tình hình khó khăn của cách mạng trong nước, từ ngày 10-19/5/1941, Trung ương Đảng họp dưới sự chủ trì của Bác, đề ra những vấn đề sống còn của cách mạng: “Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia dân tộc...”. Mặt trận Việt Minh ra đời để cứu quốc.

Cuối năm 1941, nhiều cán bộ, đảng viên bị tù lần lượt trở về, Cà Mau khẩn trương gầy dựng lại cơ sở cách mạng. Đồng chí Trần Văn Đại tìm cách liên hệ với đồng chí Phạm Hồng Thám và các đồng chí Trần Văn Mân, Lê Văn Thạnh, Thái Ngọc Sanh khôi phục lại phong trào.

Phát xít Nhật tràn vào nước ta, thực thi chính sách vơ vét, đàn áp, khủng bố. Đời sống Nhân dân rơi vào cảnh cùng cực kiệt quệ. Cuối năm 1943, Chi bộ xã Viên An thành lập, do đồng chí Nguyễn Thành Thô làm Bí thư. Từ đó, phong trào biểu tình chống sưu cao, thuế nặng, trang bị vũ khí, luyện tập quân sự diễn ra sôi nổi. Đặc biệt là tổ chức Thanh niên Tiền phong của địa phương phát triển nhanh chóng. Lực lượng này trang bị roi, đao, kiếm, tầm vông vạt nhọn, tổ chức canh gác, luyện tập võ nghệ, biểu diễn văn nghệ.

Tại xã Viên An, Nhật cho đóng một “nhà việc” gần vàm Ông Trang. Nơi đây có 6 tên Nhật và 1 thông ngôn người Việt. Chúng bố trí thang trông rất cao để có tầm quan sát từ vùng biển Gò Công đến Mũi Cà Mau.

Nhận được chủ trương tổng khởi nghĩa giành chính quyền, Chi bộ Đảng Viên An cử đồng chí Dương Văn Mính ra làm Phó Hương quản để nắm tình hình hoạt động của bọn tề xã và nắm lực lượng thanh niên. Công tác địch vận được tổ chức phụ nữ đảm nhiệm, xây dựng nội tuyến trong lòng giặc. Song song đó, lực lượng vũ trang của Viên An sẵn sàng mọi công tác chuẩn bị.

Đêm 23, rạng sáng 24/8/1945, lực lượng khởi nghĩa Viên An bí mật tiếp cận đồn Nhật. Nội tuyến cung cấp thông tin quan trọng, đó là thói quen cách vài ngày, buổi sáng, lính Nhật đi lượm trứng chim, đến hơn 8 giờ mới về. Nhận ám hiệu nội tuyến là người phiên dịch, lực lượng Viên An tràn vào làm chủ đồn giặc, phân chia súng đạn. Lúc lính Nhật trở về, lực lượng của ta chĩa súng buộc chúng đầu hàng tại chỗ.

Chiều 24/8/1945, lực lượng của ta cùng đông đảo Nhân dân Viên An tập trung đến Nhà việc tuyên bố thắng lợi, giải tán các tổ chức tay sai hội tề ở xã. Đêm 24/8, cùng với quân dân từ nhiều hướng, lực lượng Viên An tiến về tiếp cận và chiếm quận Kiểm Lâm Năm Căn vào sáng 25/8. Đồng chí Nguyễn Thành Thô, lúc đó là Bí thư Chi bộ Viên An, tuyên bố chính quyền về tay Nhân dân. Lúc này, hàng ngàn người rầm rộ kéo biểu tình với băng cờ rực rỡ, hô to các khẩu hiệu cách mạng. Ban tổ chức mít-tinh mừng chiến thắng mời tất cả hội tề và kiểm lâm cùng dự tại sân trường học Năm Căn. Cờ đỏ, sao vàng tung bay trên đỉnh cột cờ. 9 tiếng súng vang trời, khí thế Nhân dân vút cao trong ngày mừng độc lập.

Ngày 25/8/1945, toàn tỉnh Bạc Liêu (Cà Mau - Bạc Liêu) khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi. Tỉnh trưởng Bạc Liêu Trương Công Thiện và Quận trưởng Cà Mau Nguyễn Văn Kế cúi đầu đầu hàng, bàn giao chính quyền về tay Nhân dân.

Ngày 26/8, Viên An tổ chức mít-tinh mừng chiến thắng. Sân nhà ông Lê Văn Ngàn được lựa chọn làm địa điểm tổ chức. Mừng quá, ông Ngàn hơn 60 tuổi chạy gần như khắp nơi để mời bà con về dự. Đồng chí Nguyễn Thành Thô đọc diễn văn, nêu rõ: Chính quyền từ nay về tay Nhân dân, Nhân dân ta từ nay là chủ của đất nước Việt Nam độc lập. Nhà việc của Nhật được trưng dụng làm cơ quan của UBND và Mặt trận Việt Minh xã Viên An.

Ông Tạ Nhuỵ Quốc, nguyên Chủ tịch UBND xã Viên An, mong mỏi quê hương có bước phát triển đột phá hơn nữa, xứng đáng với truyền thống cách mạng hào hùng của quê hương.

Những lớp người làm nên sự kiện chấn động ở xứ rừng đước Viên An trong mùa thu lịch sử năm xưa, nay đã không còn, nhưng ký ức hào hùng ấy luôn được gìn giữ, trao truyền lại cho thế hệ tiếp nối. Ông Tạ Nhuỵ Quốc (Bảy Quốc), nay đã ở tuổi xưa nay hiếm, xúc động: “Tôi tự hào là người con của Viên An. Ở đây, dân có đói thì ăn trái mắm, mò cua, bắt ốc để ăn chớ tuyệt đối không theo giặc, không phản bội cách mạng. Cũng từ rừng đước này, Viên An đã dựng cất một Đền thờ Bác Hồ uy nghiêm, trở thành biểu tượng bất tử của xứ sở”.

Ông Bảy Quốc còn kể lại: “Tụi giặc nó biết rừng đước là nơi che chở, cưu mang cách mạng nên rải chất độc hoá học giết cây rừng”. Theo mô tả của ông Bảy Quốc, phi đội rải chất độc giết từng vệt dài cây đước chết đứng. Nhân dân Viên An lại dựng chòi ở nơi đước còn sống bám trụ đất đai, nuôi chứa cách mạng. Có thời điểm đước chết trắng, dân Viên An dựng chà đước thành cụm, kiên quyết không rời bỏ quê hương, xứ sở, chung một lòng tin chiến thắng kẻ thù.

Từng là Chủ tịch UBND xã Viên An, ông Bảy Quốc mừng vui vì đà phát triển của Viên An hôm nay, nhưng cũng có những điều tiếc nuối. Đó là nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên xứ rừng, xứ biển Viên An đã không còn như trước. Ngày hội cá đường, bãi điệp, bãi cá đối, bãi sò... nay chỉ còn là những giai thoại mà người lớn tuổi kể lại cho thế hệ sau nghe. Và trong định hướng phát triển lâu dài, Viên An vẫn cần phải có những quyết sách mạnh mẽ hơn, đột phá hơn, để đất anh hùng có thể vươn tầm.

Chúng tôi cũng cố gắng kết nối với ông Nguyễn Việt Trung, con của đồng chí Nguyễn Thành Thô, để tìm thêm thông tin, nhưng rất tiếc là chưa nhận được phản hồi. Được biết, gia quyến của đồng chí Nguyễn Thành Thô không còn ở Viên An. Xã Viên An và huyện Ngọc Hiển cũng đang nỗ lực và đang trong giai đoạn hoàn thành chính sách cán bộ tiền khởi nghĩa cho đồng chí Nguyễn Thành Thô để tri ân, đền ơn đáp nghĩa, trọn vẹn nghĩa tình quê hương./.

(*) Bài viết có tham khảo tư liệu từ sách Lịch sử xã Viên An anh hùng

 

Phạm Hải Nguyên

 

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Điển hình của bước đệm… ngoại tình
  • President hails work of VFF Central Committee
  • OIF Secretary
  • NA Standing Committee examines draft law on the implementation of grassroots democracy
  • Những mối tình ươm mầm trong lửa đạn
  • Việt Nam proposes measures to achieve net
  • Ambassador meets World Evangelical Alliance chief in New York
  • Việt Nam, UK seek ways to deepen strategic partnership
推荐内容
  • Kỳ họp bất thường lần thứ 2 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 5/1/2023
  • Members, supporters of terrorist organisation sentenced to 3
  • Vietnamese, Australian Foreign Ministers hold phone call
  • Party General Secretary welcomes Malaysian Prime Minister
  • Giá xăng dầu hôm nay 23/9/2024: Giữ đà leo dốc
  • Việt Nam attends UNESCO Executive Board’s 214th session