【bong da .com】Dạ cổ hoài lang qua lăng kính báo chí
(CMO) Khoảng năm 1917, ông Lê Tài Khí (Nhạc Khị) đã ra bài cho các học trò (trong đó có Cao Văn Lầu) tập sáng tác với chủ đề “Chinh phụ vọng chinh phu” dựa trên bài ca Tô Huệ chức cẩm hồi văn (điệu Nam ai). Sẵn mang tâm trạng nhớ nhung khi bị buộc phải xa người vợ hiền vì lễ giáo phong kiến khắc nghiệt “Tam niên vô tử bất thành thê”, Cao Văn Lầu đã sáng tác Dạ cổ hoài lang (DCHL).
Dạ cổ hoài lang có nhiều dị bản, qua nhiều lần chỉnh sửa được Cao Văn Lầu hoàn chỉnh vào năm 1919 với 20 câu đầy chất thơ, ca với nhịp 2. Thời điểm ra đời của DCHL cũng là thời kỳ Pháp tổng động viên quân đội, người đàn ông dù không muốn cũng bị bắt ra trận, những người vợ đêm đêm nhớ chồng da diết; Nên “khúc nhạc lòng” ấy đã gặp được những tâm hồn đồng điệu, rồi hợp thành một con đường âm nhạc diệu kỳ, tạo nên niềm đam mê, vương vấn khôn nguôi trong đời sống tinh thần của những người yêu dòng nhạc dân tộc và được phổ biến rộng rãi ở sân chơi đờn ca tài tử Nam Bộ.
Theo phân tích của nhiều nhạc sĩ, DCHL có cách cấu trúc, phát triển tương tự như một ca khúc, là một giai điệu không thể sửa đổi, không thể ca khác được. Từ nhịp đôi được các nhạc sĩ mở ra nhịp tư mà người ta gọi là “Vọng cổ hoài lang”. Vọng cổ thì không phải là ca khúc nữa mà theo cấu trúc mở để các nhạc sĩ tiếp tục mở ra đến nhịp 8, nhịp 16, nhịp 32... Từ đó, người đờn, người ca đều có thể sáng tạo, bay bổng “Cải cách hát ca theo tiến bộ/Lương truyền tuồng tích sánh văn minh” và hình thành sân khấu cải lương Nam Bộ, một thời làm say đắm lòng người.
Qua 100 năm ra đời, DCHL vẫn tồn tại với sức mạnh nghệ thuật, là bài ca vua trong tất cả các bài bản cổ nhạc, “ngòi nổ” của phong trào đờn ca tài tử và sân khấu cải lương, góp phần làm phong phú cho nền âm nhạc dân tộc. Như cố Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê từng khẳng định: Trong cổ nhạc Việt Nam, chưa có bài bản nào được như DCHL biến thành vọng cổ, từ một sáng tác cá nhân đã biến thành một sáng tác tập thể, sanh ra từ đầu thế kỷ, lớn lên sống mạnh, biến hoá muôn hình vạn trạng, mà sẽ còn sống mãi trong lòng người Việt khắp năm châu.
Dạ cổ hoài lang sinh động qua phong trào đờn ca tài tử. |
Có thể thấy sự lớn lên, sống mạnh, biến hoá của DCHL không chỉ có trong nội bộ đờn ca tài tử, nghệ thuật sân khấu cải lương mà còn có sự chăm chút, vun bón ân cần của báo chí. Đồng cảm với giai điệu bi thương của người vợ nghe tiếng trống đêm nhớ chồng, năm 1930, ông vua phóng sự đất Bắc - Nhà văn Vũ Trọng Phụng đã theo điệu DCHL để viết bài hát “Người đi”, được tờ báo lớn của miền Nam lúc bấy giờ là tờ Phụ nữ Tân văn đăng tải:
Tiếng đàn canh khuya thánh thót,
Khiến cho khách phiêu lưu xúc cảm bao tình!…
Từ khi cách biệt chốn gia đình,
Trải bao phen vượt thác trèo ghềnh,
Mà nay danh phận vẫn chưa chút thành,
Luống thẹn cho mình chốn quê người gieo neo…
Tất lòng tha hương, cố quốc!…
Nghe tiếng đàn như gọi khúc bi ai!...
Qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, nhiều biến cố lịch sử, dù chính thể này hay chính thể khác, báo chí vẫn luôn đồng hành một cách giản dị mà chan chứa tình cảm dành cho DCHL. Trên các tờ báo, đặc biệt là các chuyên san sân khấu kịch trường luôn thông tin về sân khấu cải lương, mà DCHL được ví như cội rễ.
Năm 1999, Nhà báo - Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển lại khẳng định sự: “Sống mãi trong lòng người Việt khắp năm châu” khi ký âm tân nhạc cho DCHL và phục hiện qua thanh nhạc bài “Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang” để cho “khúc nhạc lòng” tiếp tục “sải” những bước đi dài và rộng trên các sân khấu âm nhạc trong, ngoài nước, làm lắng lòng những người con phương xa với cảm xúc khôn nguôi nhớ về quê hương, xứ sở.
Hiện tại báo chí vẫn tiếp tục đồng hành cùng con đường phát triển DCHL, ấy là đường của tơ lòng, cứ vấn vương, kết nối. Như những trải lòng của Nhà báo Nguyễn Chiến, Tổng biên tập báo Cà Mau tại buổi toạ đàm Bản DCHL - Góc nhìn người làm báo vừa diễn ra tại tỉnh Bạc Liêu: “Là một người làm báo, tôi luôn trân trọng, nâng niu và đặc biệt chú tâm đến mảng văn hoá - văn nghệ, một chất men của báo chí, trong đó đờn ca tài tử và nghệ thuật sân khấu cải lương là mảnh đất vô cùng màu mỡ. Nhưng xin chia sẻ rằng, làm báo văn hoá - văn nghệ rất khó, viết về văn hoá - văn nghệ cho hay, cho sâu sắc thì vô cùng khó. Báo Cà Mau hiện vẫn giữ được chuyên đề về văn hoá - thể thao và du lịch ở số cuối tuần. May mắn thay, hầu hết các số báo đều có những bài viết về phong trào đờn ca tài tử và nghệ thuật sân khấu cải lương”.
Là người con của Bạc Liêu, nơi bản DCHL ra đời, Nhà báo Cẩm Thuý (báo Bạc Liêu) mong muốn: “Trôi theo dòng thời gian, ngót trăm năm, DCHL cứ lay động con tim bao thế hệ. Những cung đường lan toả ngày một đẹp hơn, dài hơn với những tuyệt phẩm vọng cổ ngân nga qua bao thăng trầm lịch sử. Tơ lòng vương vấn đã thăng hoa thành tơ vàng trong nền âm nhạc dân tộc, bởi sự hoà điệu, chung lòng, góp trí của nhiều bậc tiền bối, nghệ sĩ, nghệ nhân khắp nơi. Mong những điều kỳ diệu từ trăm năm ấy kết thành câu chuyện kể thật hấp dẫn, thấm đẫm nhân văn để mời gọi du khách về với Bạc Liêu. Hy vọng câu chuyện về DCHL sẽ còn được nối dài ở tương lai bởi những tầm nhìn rộng, xứng đáng trở thành di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia.
Với ước muốn xa hơn, tại buổi toạ đàm Bản DCHL - Góc nhìn người làm báo, nhân sự kiện 100 năm ra đời bản DCHL gắn với các hoạt động của Tuần Văn hoá - Du lịch Bạc Liêu năm 2019, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Lâm Thị Sang kỳ vọng: “Sức hút mạnh mẽ của DCHL sẽ tăng cường giới thiệu và quảng bá hình ảnh về văn hoá, du lịch của Bạc Liêu đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Đồng thời, tác động qua hệ thống truyền thông sẽ góp phần giới thiệu để DCHL được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể trong tương lai./.
Mã Phi
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hết tiền cũng phải liều… trốn viện
- ·Truy bắt nghi can sát hại người tình lớn tuổi ở Sài Gòn
- ·Công an Bắc Ninh tạm giữ 3 tấn khí cười (N20) để điều tra
- ·716 DN đạt tiêu chí “Hàng Việt Nam chất lượng cao”
- ·Hà Nội chợt mưa
- ·Bắt giữ kẻ đưa 3 người nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam
- ·Bắt giam người đàn ông giao cấu với con riêng của nhân tình
- ·Khởi tố gã chồng chém vợ cũ trọng thương, giết đầu bếp ở Quảng Nam
- ·Dứt áo ra đi em theo đại gia già
- ·Cả nhà ngồi ăn cơm bị bắn, thủ phạm là người em trai 10 tuổi
- ·Bún chả đặc sản… khói của Hà Nội
- ·CBRE là đại lí cho thuê độc quyền dự án Saigon One
- ·42 khách hàng trúng thưởng “Cơn lốc tỉ phú”
- ·DN "kêu" phí kiểm dịch hàng nhập khẩu
- ·Người mẹ trẻ ra đi, bỏ đứa con mồ côi
- ·BIDV nhận giải thưởng của tạp chí Euromoney
- ·Cùng Toyota đón chào cuộc sống mới
- ·Không thể giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo vụ Đồng Tâm
- ·Chia tay nhưng vẫn không quên chuyện 'ái ân'
- ·Triệt phá loạt điểm đánh bạc bắt giữ 100 nam nữ, thu hơn 1 tỷ đồng