会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định bóng đá tottenham hôm nay】Liệu nước Mỹ có thể vỡ nợ?!

【nhận định bóng đá tottenham hôm nay】Liệu nước Mỹ có thể vỡ nợ?

时间:2024-12-24 01:09:22 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:160次

Tình hình nghiêm trọng đến mức Tổng thống Joe Biden mới đây để ngỏ khả năng phải hủy chuyến công du châu Á vào nửa cuối tháng này,ệunướcMỹcóthểvỡnợnhận định bóng đá tottenham hôm nay sau khi chính quyền của ông và các nhà lập pháp hàng đầu thuộc đảng Cộng hòa tại Quốc hội, bao gồm cả Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về một giải pháp cho vấn đề trần nợ công trong cuộc đàm phán ngày 9/5.

Trần nợ công là gì?

Theo CBS, trần nợ công hay giới hạn nợ là mức trần pháp lý về số tiền tối đa Chính phủ Liên bang Mỹ được phép vay để thanh toán các khoản nợ và chi tiêu. Trần nợ công do Quốc hội Mỹ ấn định và hiện ở mức 31,4 nghìn tỷ USD.

Nếu khối nợ của chính phủ đạt đến mức trần, việc tăng trần nợ công sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại Quốc hội và cần phải được cả Hạ viện lẫn Thượng viện thông qua. Nếu các nhà lập pháp không nhất trí nâng trần nợ công, Mỹ sẽ không thể chi trả các khoản nợ và do đó có thể bị vỡ nợ.

Điều quan trọng cần lưu ý là, khi Quốc hội Mỹ tăng hoặc đình chỉ trần nợ, họ không bật đèn xanh cho các khoản chi tiêu mới. Thay vào đó, cơ quan lập pháp cho phép Bộ Tài chính thanh toán những khoản chi tiêu đã được phê duyệt.

Lịch sử nâng trần nợ công

Bộ Tài chính Mỹ thống kê, kể từ năm 1960 tới nay, Quốc hội nước này đã 78 lần tăng, tạm thời gia hạn hoặc sửa đổi mức giới hạn nợ. Trong đó, giới hạn nợ được thay đổi 49 lần dưới thời các tổng thống thuộc đảng Cộng hòa và 29 lần dưới thời các chính quyền Dân chủ.

Lần gần đây nhất trần nợ được nâng lên là vào tháng 12/2021.

Bế tắc trong đàm phán nâng trần nợ 

Theo Bloomberg, về mặt kỹ thuật, Mỹ đã chạm trần nợ 31,4 nghìn tỷ USD hồi tháng 1 năm nay và Bộ Tài chính đã buộc phải sử dụng các biện pháp đặc biệt để có thể tiếp tục trang trải các hoạt động của chính phủ. Nhìn chung, đó là các biện pháp giúp chính quyền có thể "câu giờ" trước khi thực sự cạn kiệt các nguồn tài chính.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen khuyến cáo, những biện pháp trên sắp không còn tác dụng. Quan chức này dự báo thời điểm chính phủ liên bang có thể cạn tiền và không thể thanh toán các nghĩa vụ nợ sớm nhất vào ngày 1/6, mặc dù thời điểm thực tế có thể đến muộn hơn.

"Quốc hội cần phải giải quyết vấn đề này. Nếu họ không làm điều đó, chúng ta sẽ gặp phải một thảm họa kinh tế và tài chính do chính chúng ta gây ra. Tổng thống và Bộ Tài chính không thể làm gì để ngăn chặn thảm họa", bà Yellen nhấn mạnh.

Dẫu vậy, các cuộc thương lượng giữa chính quyền Biden và phe Cộng hòa cho đến nay vẫn lâm vào bế tắc. Nhà Trắng và đảng Dân chủ đề xuất nâng mức trần nợ công vô điều kiện. Trong khi, phe Cộng hòa nhất quyết yêu cầu chính phủ phải cắt giảm chi tiêu 4.800 tỷ USD là điều kiện cho việc đó.

Tổng thống Biden và các nghị sĩ Dân chủ kịch liệt phản đối điều kiện "thắt lưng, buộc bụng" trên, đồng thời khẳng định Quốc hội có trách nhiệm phải thông qua việc tăng trần nợ vô điều kiện như từng làm dưới thời cựu Tổng thống Cộng hòa Donald Trump để tránh khủng hoảng.

Điều gì xảy ra nếu Mỹ vỡ nợ?

Các nhà kinh tế cho biết, nếu các bên không đạt nhất trí về giải pháp cho lần khủng hoảng trần nợ công hiện nay, chính phủ liên bang có thể nhanh chóng cạn tiền, dẫn tới tình trạng vỡ nợ trong vòng vài tháng tới. Viễn cảnh tồi tệ này chưa từng xảy ra trong lịch sử Mỹ và hậu quả có thể rất lớn.

Trong trường hợp đó, các thị trường chứng khoán Mỹ nhiều khả năng sẽ lao dốc, người hưởng các khoản chi trả từ ngân sách liên bang sẽ không còn được nhận tiền và nhiều cơ quan chính phủ sẽ phải ngừng hoạt động. Hàng triệu người dự kiến sẽ bị mất việc, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và nền kinh tế Mỹ đối mặt nguy suy thoái cũng như hứng chịu những tổn thất lâu dài.

Ngoài ra, việc Mỹ vỡ nợ có thể làm rung chuyển các nền kinh tế khác khắp toàn cầu. Vì Mỹ hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới và hơn một nửa số dự trữ ngoại tệ của thế giới là đồng USD, nên bất kỳ tác động nào đến niềm tin vào nền kinh tế của xứ sở cờ hoa cũng dẫn tới sự suy yếu của đồng USD.

Việc vỡ nợ cũng sẽ khiến các trái phiếu Chính phủ Mỹ mất giá nghiêm trọng, kéo theo sự suy giảm giá trị tài sản của các nhà đầu tư và những quốc gia đang nắm giữ trái phiếu Mỹ dài hạn. Số tiền phải trả cho bảo hiểm vỡ nợ trái phiếu Chính phủ Mỹ dài hạn cũng sẽ tăng mạnh. Tất cả có thể khiến hệ thống tài chính toàn cầu chao đảo với những hệ lụy khôn lường.

Dù thừa nhận việc Chính phủ Mỹ có thể vỡ nợ, nhưng nhiều nhà phân tích đánh giá nguy cơ này không cao vì viễn cảnh đó không có lợi cho bất kỳ bên nào. Theo họ, đàm phán nâng trần nợ công đã bị biến thành “vũ khí chính trị” của các đảng phái Mỹ và phe Cộng hòa “sau cùng có thể chấp nhận tăng giới hạn nợ sau khi nhận được sự nhượng bộ nào đó của Tổng thống Biden và phe Dân chủ”.

Tổng thống Biden triệu tập cuộc họp về trần nợ công

Tổng thống Biden triệu tập cuộc họp về trần nợ công

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã mời các nhà lãnh đạo quốc hội, trong đó có Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, tới dự cuộc họp tại Nhà Trắng vào ngày 9/5 về vấn đề nâng trần nợ công.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Vụ chạy thận tử vong ở Hòa Bình: Gia đình nạn nhân đề nghị bồi thường 2 tỉ đồng
  • 1.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay mua ô tô
  • VINHOMES METROPOLIS
  • 75% doanh thu của KIDO đến từ mặt hàng kem
  • Nguyên nhân dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công chậm?
  • Lai lịch của Bình 'đen', đối tượng cộm cán nổ súng tại bến xe ở Hải Phòng
  • Ông Ngô Trung Dũng được bổ nhiệm Phó Tổng thư ký phụ trách IAV
  • Doanh nghiệp bị "om" hồ sơ
推荐内容
  • Top 3 trường đại học công lập có mức học phí cao ‘ngất ngưởng’
  • Lợi nhuận quý 2
  • Hút DN vào nông nghiệp: Đừng để chính sách trên giấy
  • Đà Nẵng khai mạc Lễ hội đón Giáng sinh – Chào Năm mới 2025
  • Không khí ô nhiễm nghiêm trọng
  • Các hãng hàng không Việt Nam mua 40 máy bay của Airbus