【tỷ lệ ma cau】Tâm lý của người Việt trong "tâm bão" COVID
Hỏa táng thi thể bệnh nhân COVID-19 tại New Delhi,âmlýcủangườiViệttrongtâmbãtỷ lệ ma cau Ấn Độ ngày 24/4/2021. (Ảnh: Reuters/TTXVN)
Ấn Độ đang trở thành tâm điểm chú ý của thế giới với số ca nhiễm COVID-19 tăng thêm hơn một triệu ca chỉ trong 3 ngày qua, áp đảo hoàn toàn hệ thống y tế mong manh và đẩy nước này đến bờ vực một cuộc khủng hoảng trầm trọng.
Trước thực trạng đó, hoang mang, lo sợ dịch bệnh tiếp tục diễn biến xấu sẽ ảnh hưởng đến công việc, đi lại và học tập là tâm lý chung của bà con người Việt tại đây.
Chị Huỳnh Thúy Vy, đang sinh sống và làm việc tại Chennai, thủ phủ bang Tamil Nadu chia sẻ rằng, do tình hình dịch bệnh đang biến phức tạp tại Ấn Độ nói chung cũng như các trung tâm đô thị nói riêng như Delhi, Mumbai, Chennai..., bà con người Việt đều đang gặp vấn đề về kinh tế.
Cơ sở chăm sóc sắc đẹp nơi chị Vy làm việc khách đang thưa dần. Mọi hoạt động đều thay đổi, khiến công việc của chị khó khăn hơn trước.
Việc học của các cháu nhà chị cũng không thuận lợi, vì học online trong thời gian dài khiến các cháu khó tiếp thu bài hơn.
Hiện dịch bệnh tại bang Tamil Nadu cũng đang tăng mạnh, với hơn 15.000 ca nhiễm mới, riêng thành phố Chennai ghi nhận 4.300 ca trong 24 giờ qua.
Từ ngày 26/4, bang này sẽ đóng cửa các trung tâm thương mại, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, phòng tập gym, chợ đầu mối...
Để ứng phó với tình hình dịch bệnh hiện nay, bản thân chị Vy cũng như gia đình hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết, trong khi đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất để có sức đề kháng ngăn ngừa dịch bệnh.
Trong nhà chị lúc nào cũng chuẩn bị sẵn một cơ số thuốc cần thiết, để đề phòng trường hợp xấu có thể tự chữa trị tại nhà, vì hiện tại chi phí điều trị ở bệnh viện rất đắt đỏ trong khi các cơ sở y tế đang quá tải, thiếu hụt y tá, bác sĩ và cả trang thiết bị vật tư y tế.
Chị Vy cho biết thêm không chỉ riêng mình gặp khó khăn, có gia đình người Việt Nam qua Chennai chữa bệnh đã bị kẹt lại cả năm nay do dịch bệnh.
Họ dự định sẽ về Việt Nam trên chuyến bay tiếp theo, nhưng không rõ chuyến bay có thực hiện được không khi dịch bệnh lại đang bùng phát mạnh, khiến nhiều nước bắt đầu cấm các chuyến bay từ Ấn Độ. Gia đình họ thực sự vất vả trong quá trình điều trị bệnh tại Ấn Độ.
Trong khi đó, anh Nguyễn Viết Thanh, nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Odisha, bang Odisha miền Đông Ấn Độ, cũng bày tỏ lo lắng về tình hình dịch bệnh gia tăng có thể ảnh hưởng đến việc học tập của mình.
Trong làn sóng lây nhiễm đầu tiên, anh Thanh đã phải về Việt Nam do trường đóng cửa. Nay anh vừa quay trở lại Ấn Độ để hoàn thành chương trình học thì làn sóng thứ hai lại ập đến.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng điều khiến anh Thanh bất ngờ hơn cả, và lo lắng nữa, là rất nhiều bạn bè anh trong trường cũng như cả người dân ngoài đường không đeo khẩu trang.
Họ cũng hay tập trung đông người trong các đền thờ, xung quanh các điểm bán đồ ăn đường phố, không khẩu trang, không gian cách.
Nguy cơ dịch bệnh rình rập không đâu xa, ngay trong trường nơi anh Thanh học, một số khu ký túc xá và cả nhà khách đã được sử dụng làm nơi cách ly bệnh nhân nhiễm COVID-19.
Luôn cảnh giác với dịch bệnh, khẩu trang, găng tay, nước sát khuẩn là những hành trang không thể thiếu mỗi khi anh Thanh ra ngoài. Để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, anh Thanh hạn chế đến nơi đông người và thường nhờ một người bảo vệ biết nói tiếng Anh đi chợ mua đồ.
Anh Thanh hy vọng dịch bệnh COVID-19 tại Ấn Độ sớm kết thúc, để trường học không bị đóng cửa một lần nữa và anh có thể yên tâm hoàn thành trọn vẹn chương trình học của mình.
Anh cũng bày tỏ mong muốn tới đây sẽ được tiêm vaccine khi Ấn Độ mở rộng chương trình tiêm phòng đến những người trên 18 tuổi, để được yên tâm hơn phần nào khi ở giữa tâm bão COVID-19 của thế giới.
Theo Tham tán Đỗ Thanh Hải, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, trước khi dịch COVID-19 bùng phát, cộng đồng người Việt tại Ấn Độ có khoảng hơn 1.000 người, sang Ấn Độ vì nhiều mục đích khác nhau như kết hôn, du học, tu tập, công tác. Ngoài ra, còn có một số người đi tham quan, chữa bệnh nhưng bị kẹt lại.
Ngay khi dịch bệnh bùng phát, cơ quan đại diện ngoại giao tại địa bàn đã cố gắng thu xếp các chuyến bay để đưa bà con tại Ấn Độ và các nước Nam Á khác về nước tránh dịch. Hiện nay chỉ còn khoảng gần 100 người Việt ở lại học tập, lao động rải rác ở nhiều thành phố trên khắp Ấn Độ.
Đại sứ quán thường xuyên liên hệ với đại diện của các nhóm cộng đồng, nắm bắt tình hình bà con, duy trì đường dây nóng để hỗ trợ thủ tục lãnh sự, bảo hộ công dân khi cần thiết.
Hiện tại khi chính quyền Delhi đang thực thi lệnh phong tỏa gắt gao và các xe bình thường không được lưu thông, Đại sứ quán đã cử cán bộ mua và cung cấp lương thực, thực phẩm tiếp tế cho những bà con gặp khó khăn.
Trong làn sóng dịch bệnh thứ hai đang bùng phát mạnh, nhiều bà con có nhu cầu hồi hương để tránh dịch bệnh. Tuy nhiên, Đại sứ quán chưa nhận được thông tin khẩn cấp nào từ cộng đồng, trừ một số kỹ sư người Việt Nam tham gia dự án xây dựng trụ sở Đại sứ quán bị nhiễm COVID-19 ở thủ đô New Delhi.
Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát dữ dội hiện nay, Đại sứ quán phải chuyển sang hình thức làm việc từ xa nhưng vẫn duy trì các hoạt động cơ bản để phục vụ công tác bảo hộ công dân khi cần thiết.
Một cán bộ của Đại sứ quán cũng đã bị nhiễm bệnh, hiện đang cách ly, sức khỏe ổn định và có tiến triển tích cực.
Trước đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã ban hành kế hoạch ứng phó với đại dịch COVID-19, trong đó nêu các biện pháp cụ thể, như rà soát và bổ sung thuốc men, trang thiết bị y tế cá nhân, liên hệ trước với một số bệnh viện để kiểm tra giường bệnh và phương án chữa trị, sẵn sàng triển khai các phương án hành động, ứng phó bình tĩnh, hiệu quả với mọi tình huống, kể cả trong trường hợp xấu nhất khi có người tử vong do COVID-19./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nhân viên giao hàng trong vùng 1 trên địa bàn Hà Nội phải có giấy đi đường
- ·HDBank miễn phí chuyển khoản cho khách hàng doanh nghiệp
- ·Cách kết nối iPhone với tay cầm Xbox
- ·Từ chối quay lại văn phòng, một lãnh đạo cốt cán Apple nghỉ việc
- ·Bộ GTVT: Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi đối với dòng ô tô điện
- ·Thép Hòa Phát xuất khẩu tăng hơn 21%
- ·Meta trả tới 4.000 USD cho các nhà sáng tạo nội dung trên Facebook Reels
- ·Công nghệ VR giúp các cặp tình nhân ‘hôn môi xa’
- ·Chuyển đổi cây trồng ở vùng biên giới
- ·7+ ứng dụng sẽ đánh cắp mật khẩu Facebook và tiền mã hóa của bạn
- ·Trồng bưởi bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế
- ·Tập đoàn Bảo Việt ra mắt ứng dụng BaovietPay
- ·Vốn hóa Twitter ‘bốc hơi’ 9 tỷ USD
- ·Lượt tìm kiếm du lịch Việt Nam tăng đột biến trên thế giới
- ·Sửa đổi biểu thuế xuất nhập nhẩu, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
- ·FPT Software mở văn phòng thứ 10 nhắm đến vùng Đông Bắc Mỹ
- ·Netflix có thể phân phối quảng cáo từ cuối năm 2022
- ·Bộ TT&TT phối hợp đào tạo kỹ năng kinh doanh số cho Đoàn viên ở Lâm Đồng
- ·Xác minh thông tin cảnh báo về mì khô vị bò gà của Công ty Cổ phần thực phẩm Thiên Hương
- ·Saigon Co.op giảm giá hơn 10.000 sản phẩm thân thiện với môi trường.