【chuyên gia nhận định】Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy trong năm 2024
Gạo được bày bán tại chợ ở Dhaka, Bangladesh. Ảnh minh họa. |
Chỉ số giá lương thực trung bình đạt 120,6 điểm trong tháng 6/2024, tương đương với tháng 5/2024. Trước đó, chỉ số tháng 5/2024 được điều chỉnh lại so với mức ban đầu là 120,4.
Chỉ số giá lương thực của FAO đã tăng ba tháng liên tiếp sau khi xuống mức thấp nhất trong ba năm vào tháng 2/2024, trong bối cảnh giá lương thực giảm từ mức cao kỷ lục ghi nhận hồi tháng 3/2022. So với số liệu của cùng kỳ năm ngoái, chỉ số giá lương thực tháng 6/2024 giảm 2,5% và cũng thấp hơn 24,8% so với mức cao của năm 2022.
FAO cho biết giá ngũ cốc giảm 3% so với tháng trước trong bối cảnh triển vọng sản xuất được cải thiện đôi chút ở một số nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu, bao gồm Kazakhstan và Ukraine. Giá ngô xuất khẩu cũng giảm, với sản lượng ở Argentina và Brazil dự kiến sẽ tăng cao hơn ước tính trước đó.
Trong khi đó, giá sữa tăng 1,2% còn giá đường tăng 1,9% so với tháng 5/2024, một phần do kết quả thu hoạch ở Brazil thấp hơn dự kiến. Giá dầu thực vật tăng 3,1% trong kỳ báo cáo nhờ giá dầu cọ, dầu đậu nành và dầu hạt hướng dương tăng cao, trong khi giá dầu hạt cải hầu như không thay đổi.
Trong báo cáo khác, FAO đã nâng dự báo sản lượng ngũ ngốc toàn cầu năm 2024 thêm 7,9 triệu tấn lên 2,854 tỷ tấn, tăng nhẹ so với mức năm 2023 và đánh dấu mức dự báo cao kỷ lục mới.
Trước đó, FAO quan ngại việc sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan làm tăng nguy cơ gây hại cho các loài có vai trò thiết yếu đảm bảo cân bằng hệ sinh thái. Bà Lesedi Modo-Mmopelwa, trợ lý đại diện FAO tại Botswana cho biết sâu bệnh và cỏ dại là "thủ phạm" gây thiệt hại đáng kể đối với mùa vụ lương thực hàng năm.
Quan chức này cũng cho rằng biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người cũng đang gây hại cho sức khỏe thực vật và phá vỡ đa dạng sinh học, đồng thời tạo ra môi trường sống thuận lợi cho sâu bệnh, khiến chúng phát triển mạnh ở những vùng chưa từng thấy trước đây.
Bà nhấn mạnh thực trạng trên có thể dẫn tới gia tăng sử dụng thuốc trừ sâu để đối phó với sự lây lan của dịch bệnh, gây nguy hại đối với các loài thụ phấn, thiên địch của sâu bệnh và các sinh vật quan trọng đối với hệ sinh thái.
Do đó, điều quan trọng là phải bảo vệ sức khỏe thực vật xuyên biên giới bằng cách thúc đẩy hợp tác toàn cầu và các tiêu chuẩn quốc tế, như Tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm dịch thực vật.
Trước đó, trích dẫn Báo cáo toàn cầu năm 2023 về khủng hoảng lương thực, trong đó xác định xung đột và biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính gây mất an ninh lương thực, Phó Tổng giám đốc FAO Beth Bechdol cho biết có 258 triệu người ở 58 quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng ở mức độ cao.
Bà giải thích: “Mặc dù có thể không có mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa hai vấn đề, nhưng có bằng chứng rõ ràng cho thấy biến đổi khí hậu làm tăng rủi ro cũng như nguyên nhân gây ra xung đột và bất ổn”.
Còn theo báo cáo thường niên của Chính phủ Nhật Bản về ngành nông nghiệp, an ninh lương thực nước này đang phải đối mặt với những rủi ro ngày càng tăng, trong đó chủ yếu do biến đổi khí hậu và sự sụt giảm nhanh chóng số lượng nông dân.
Báo cáo cũng cho rằng an ninh lương thực của Nhật Bản đang ở "bước ngoặt lịch sử" khi đề cập đến các yếu tố như nguồn cung ngũ cốc không ổn định liên quan cuộc xung đột tại Ukraine và sự cạnh tranh cao trong việc thu mua lương thực - thực phẩm trong bối cảnh dân số toàn cầu đang gia tăng.
Theo báo cáo, số người chủ yếu làm nông nghiệp tại Nhật Bản đạt khoảng 1,16 triệu người vào năm 2023, giảm hơn 50% so với 2,4 triệu người vào năm 2000.
Vấn đề an ninh lương thực ở Nhật Bản trở nên cấp thiết do tác động của giá lương thực toàn cầu tăng cao, tình trạng thiếu hụt phân bón và lạm phát giá nhiên liệu, cùng đồng yen yếu hơn đã ảnh hưởng đến người tiêu dùng Nhật Bản trong những năm gần đây.
Trong khi đó, theo dự báo của công ty tư vấn Oxford Economics, giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy trong năm 2024, nhờ đó giảm bớt áp lực lên giá bán lẻ. Yếu tố chính khiến giá lương thực giảm là nguồn cung dồi dào đối với nhiều ngũ cốc quan trọng, đặc biệt là lúa mỳ và ngô.
Sản lượng của cả hai loại ngũ cốc này đạt mức cao trong những tháng gần đây đã khiến giá giảm. Theo số liệu của FactSet, giá lúa mỳ kỳ hạn giảm gần 10% kể từ đầu năm, trong khi giá ngô kỳ hạn giảm khoảng 6%. Người nông dân đã đẩy mạnh canh tác cả lúa mỳ và ngô sau khi giá tăng do nổ ra xung đột tại Ukraine năm 2022.
Theo một phân tích của Oxford, sản lượng ngô toàn cầu trong niên vụ kết thúc tháng 8/2024 có thể đạt kỷ lục. Sản lượng ngô cũng được dự báo đạt mức cao, dù giảm nhẹ so với mức kỷ lục trong niên vụ 2022 - 2023./.
(责任编辑:La liga)
- ·Thủ tướng chỉ đạo: Hành vi nâng giá bán điện cho công nhân thuê trọ phải xử phạt 7
- ·Không xử lý đối với tờ khai NK máy ngắt khí khai báo sai mã số
- ·Va chạm giữa ô tô tải với xe máy, 1 người tử vong, 1 người bị thương
- ·Sẽ điện tử hóa công tác quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
- ·Khuyến nghị doanh nghiệp chuyển mạnh xuất khẩu sang hình thức chính ngạch
- ·Đội hình U22 Việt Nam đấu U22 Lào: Tất tay cho trận ra quân
- ·Chứng khoán tuần qua (26
- ·Đảng bộ Học viện Âm nhạc Huế tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2023
- ·Thủ tướng: CMCN 4.0 mở ra thời đại mới trong tiến trình phát triển của nhân loại
- ·Quảng Ninh: Phát hiện nhiều điểm kinh doanh khí cười
- ·Tin tức thời tiết mới nhất hôm nay ngày 19/5, ngày sinh nhật Bác Hồ
- ·Ngành Ngân hàng đồng hành trong phát triển kinh tế
- ·Trách nhiệm của người trẻ với an toàn giao thông
- ·Đà Nẵng: Triệt phá đường dây cho vay lãi suất lên tới 400%/năm
- ·Những điều thí sinh cần phải làm ngay sau khi biết điểm chuẩn
- ·Xóa bỏ định kiến giới
- ·Phá chuyên án mua bán trái phép chất ma túy tại Đồng Nai
- ·Hà Nội: Rơi từ tầng 17 tòa nhà chung cư, một người đàn ông tử vong
- ·‘Ông lớn’ Saudi Aramco báo lợi nhuận giảm 25% vì Covid
- ·VĐV Việt Nam ngã lăn ra đất vì kiệt sức, phải thở ô xy