【bang xh tbn】Big Tech kiếm hàng tỷ USD từ cuộc chiến chống khủng bố
Ảnh vệ tinh Lầu Năm Góc ngày 27/7/2020. (Ảnh: Reuters) |
Hôm 9/9,ếmhàngtỷUSDtừcuộcchiếnchốngkhủngbốbang xh tbn ba tổ chức của Mỹ phát hành báo cáo”Big Tech Sells War” (tạm dịch: Ông lớn công nghệ bán chiến tranh), ghi lại sự bùng nổ các hợp đồng giữa chính phủ với Amazon, Facebook, Google, Microsoft và Twitter từ năm 2004. Báo cáo được công bố trước thềm kỷ niệm 20 năm vụ khủng bố 11/9/2001, là sản phẩm hợp tác giữa Trung tâm Hành động vì Chủng tộc và Kinh tế cùng hai tổ chức LittleSis và Mpower Change.
Theo báo cáo, các hợp đồng của Big Tech chủ yếu ký với các cơ quan là trung tâm của cuộc chiến chống khủng bố. “Từ năm 2004 tới nay, Big Tech ghi nhận mức tăng lớn trong nhu cầu liên bang đối với dịch vụ của họ, đặc biệt là từ Lầu Năm Góc và Bộ An ninh Nội địa”.
Nhu cầu từ quân đội và các cơ quan tình báo Mỹ với điện toán đám mây và phần mềm GPS tăng mạnh từ năm 2001, khi ngành công nghiệp quốc phòng ngày càng số hóa. Báo cáo chỉ ra, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chi 43,8 tỷ USD cho hợp đồng với Big Tech từ năm 2004.
Bốn trong số năm các cơ quan chi đậm nhất cho hợp đồng Big Tech đóng vai trò trung tâm trong chính sách đối ngoại, hoặc được thành lập từ cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu (Global War on Terror).
Theo báo cáo, số hợp đồng liên bang và hợp đồng phụ mà Amazon và Microsoft ký năm 2019 cao hơn lần lượt 5 lần và 8 lần so với năm 2015. Báo cáo cho biết, Microsoft hưởng lợi từ các hợp đồng quốc phòng trong nhiệm kỳ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, số giao dịch từ năm 2016 đến năm 2018 tăng gấp 6 lần.
Ngược lại, hợp đồng với các nhà thầu quốc phòng và quân sự truyền thống như hãng hàng không Raytheon và Northrop Grumman lại suy giảm.
5 hãng công nghệ nói trên chưa bình luận gì khi AFP đặt câu hỏi. Báo cáo lấy dữ liệu từ Tech Inquiry, công cụ trực tuyến cho phép người dùng khám phá các hợp đồng của chính phủ Mỹ. Công cụ chỉ bao gồm các hợp đồng công khai thông tin, đồng nghĩa số liệu trong báo cáo có thể chưa đầy đủ.
Các tác giả của báo cáo còn chỉ trích hiện tượng “cửa quay” giữa Big Tech và các cơ quan an ninh Mỹ, trong đó những cựu quan chức liên bang sẽ đảm nhận vai trò quan trọng tại các hãng công nghệ. Chẳng hạn, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Jared Cohen nay làm việc cho Google, còn cựu quan chức FBI Steve Pandelides đầu quân cho Amazon hay Joseph D. Rozek – người hỗ trợ thành lập Bộ An ninh Nội địa – về với Microsoft.
Du Lam (Theo AFP)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Biến chứng viêm tai giữa
- ·Bà Ba Huân: Thế giới thay đổi, tôi cũng muốn thay đổi
- ·Trùng kỳ nghỉ Tết, xuất khẩu thủy sản tháng 2 giảm 19% so với cùng kỳ
- ·Nghị quyết Về chương trình giám sát năm 2025 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ
- ·Sản xuất xanh, nâng tầm thương hiệu
- ·SCB có Quyền Tổng giám đốc mới là người nước ngoài
- ·Bà Dương Thị Mai Hoa không còn là Tổng giám đốc Sunshine Homes
- ·Nhà nước quản lý vốn đầu tư vào doanh nghiệp hay quản tất tần tật?
- ·Giá xăng dầu hôm nay 10/9/2024: Giữ đà tăng nhẹ
- ·Ông Phạm Minh Chính ứng cử đại biểu Quốc hội khối Chính phủ
- ·Tăng tốc trên công trình trọng điểm
- ·TP.Bến Cát: Tăng sức hút vào các khu công nghiệp
- ·TP.Thủ Dầu Một: Doanh nghiệp góp sức tăng trưởng xanh
- ·Viện trưởng CIEM Trần Thị Hồng Minh: Tránh rủi ro cạn kiệt không gian chính sách
- ·Bức tranh sản xuất kinh doanh điện của Việt Nam trước khi tăng giá
- ·Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẵn sàng họp ban đêm để giải quyết việc cần thiết
- ·Xuất khẩu xoài ngắm mốc 650 triệu USD
- ·Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền
- ·Giữ bình ổn giá cả hàng hóa trong thời điểm tăng lương cơ sở
- ·Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Bình Dương: Vững vị thế