【nhận định tottenham vs aston villa】Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm
Mặt hàng chủ lực tôm xuất khẩu dự báo sẽ thu về dưới 4 tỷ USD |
Kịch bản xuất khẩu 9 tỷ USD
Theo bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), ước tính xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam tới hết tháng 7/2023 đạt gần 5 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giảm sâu nhất vẫn là cá tra (-36%), tôm và cá ngừ giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng trong tháng 7/2023, XK thủy sản ước đạt 830 triệu USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, XK tôm giảm 10% đạt khoảng 345 triệu USD, cá tra đạt 150 triệu USD, giảm 20%, cá ngừ giảm nhẹ 3% và các loại cá khác giảm 12% so với tháng 7/2022.
Về góc độ thị trường, tín hiệu phục hồi rõ rệt nhất ở thị trường Trung Quốc, trong tháng 7/2023 tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 180 triệu USD. XK sang các thị trường chính khác vẫn thấp hơn 5-40% so với tháng 7/2022.
Từ thực tế trên, đại diện VASEP đưa ra 3 yếu tố sẽ quyết định kịch bản XK lạc quan trong nửa cuối năm. Thứ nhất, diễn biến kinh tế các thị trường lớn được dự báo khả quan hơn trong nửa cuối năm cộng với thực tế nhu cầu NK của các thị trường như Mỹ và Trung Quốc đang có xu hướng tăng trở lại, khi lượng tồn kho đang vơi dần và chuẩn bị đơn hàng cho dịp Lễ hội cuối năm và năm mới.
Thứ hai, nội lực của doanh nghiệp và cộng đồng sản xuất chuỗi cung ứng thủy sản được hỗ trợ kịp thời về nguồn vốn, các điều kiện sản xuất kinh doanh để giữ được nguồn cung nguyên liệu ổn định, đảm bảo có sẵn nguồn hàng khi thị trường có nhu cầu.
Thứ ba, các sản phẩm XK có nguồn cung ổn định và có giá thành giảm, giá bán cạnh tranh trước các nước khác.
Với các yếu tố thuận lợi trên, VASEP dự tính kịch bản lạc quan, XK thủy sản 5 tháng còn lại năm 2023 có thể sẽ đạt khoảng trên 4 tỷ USD, khi đó tổng kim ngạch XK cả năm 2023 sẽ đạt trên 9 tỷ USD, giảm 15%-16% so với năm 2022.
Trong đó, dự báo tôm sẽ thu về lượng ngoại tệ khoảng 3,5-3,6 tỷ USD, giảm 16% -18%. Cá tra giảm 28% đạt 1,7 – 1,8 tỷ USD. XK cá ngừ và mực, bạch tuộc sẽ giảm khoảng 14 -15% đạt lần lượt 870 triệu USD và 650 triệu USD. XK cá biển ước đạt 1,9 – 2 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2022.
Các thị trường chính chắc chắn sẽ vẫn mang về doanh thu ít hơn so với năm 2022. Trong đó, XK sang Mỹ và Hàn Quốc sẽ thấp hơn 24-25% so với năm 2022, XK sang EU sẽ giảm 18%. Trong khi đó, thị trường Nhật Bản sẽ khả quan hơn nhờ giá trị của hàng GTGT và nhờ phân khúc gia công, chế biến cho thị trường này, nhất là các loài cá biển.
Thị trường Trung Quốc vẫn là kỳ vọng lớn nhất cho doanh nghiệp thủy sản hiện nay, sau mở cửa, giao thương đang trở lại bình thường dần dần. Hy vọng nửa cuối năm, kinh tế Trung Quốc ổn định hơn, thu nhập và tiêu dùng của người dân tăng dần, thị trường thích nghi bối cảnh mới… khi đó, XK thủy sản có cơ hội phục hồi lại với dự đoán tương đương với kim ngạch của năm 2023 với khoảng 1,8 tỷ USD cho cả Trung Quốc và Hồng Kông.
Chờ luồng gió mát
Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, từ giữa năm 2022 tới nay, tình hình tiêu thụ tôm có xu thế yếu đi. Các doanh nghiệp tôm có sách lược kinh doanh cho mình, đa phần bị “vỡ trận” bởi tình hình xấu ngoài dự tính này, khiến nhiều DN nợ nghìn tỷ vì tình hình kinh doanh không như ý.
Tuy nhiên, Chính phủ và bộ, ngành đang vào cuộc để các doanh nghiệp này có thể giãn nợ, thêm vốn với lãi suất ưu đãi để tiếp tục chung tay với người nuôi, cùng nhau vượt qua cơn khốn khó không nhỏ hiện nay. "Sự quan tâm kịp thời từ Chính phủ lúc này như làn gió mát mạnh mẽ trùm lên cái nóng ngành tôm đang hứng chịu, chắc chắc có hiệu ứng tích cực to lớn"- ông Lực nhận định.
Kịch bản kém lạc quan hơn là khi thị trường đã có tín hiệu phục hồi, nhu cầu tăng trở lại, nhưng hàng thủy sản của Việt Nam vẫn khó cạnh tranh về giá và nguồn cung với các nước khác như Ecuador, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan…
Các vấn đề của ngành chưa có giải pháp tháo gỡ trước mắt cũng như lâu dài: giá thành sản xuất cao vì các chi phí đầu vào như thức ăn nuôi và con giống cao, lợi nhuận sụt giảm, thiếu vốn để duy trì đầu tư nuôi các vụ tới, bà con bỏ ao, dẫn đến thiếu nguyên liệu đáp ứng đơn hàng nửa cuối năm…
Kịch bản đó có thể dẫn đến dự đoán, XK 5 tháng cuối năm chỉ có thể đạt được khoảng 3,5-3,7 tỷ USD, như vậy, cả năm 2023, XK có thể chỉ mang về khoảng 8,5 – 8,7 tỷ USD. Trong đó, sự sụt giảm sâu nhất vẫn nằm ở 2 ngành hàng cá tra và tôm. XK hải sản có thể sẽ xấu hơn nếu kết quả thanh tra chương trình chống khai thác IUU của đoàn thanh tra EU vào tháng 10 tới không đạt được kỳ vọng tháo gỡ thẻ vàng.
(责任编辑:La liga)
- ·Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
- ·Hệ lụy của thị trường không fair
- ·Tăng thu hút đầu tư tại KKT Vân Đồn
- ·Năm 2022, huyện Lộc Ninh phấn đấu thu ngân sách 465 tỷ đồng
- ·Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- ·Nhiều tiềm năng từ chuỗi liên kết trồng sầu riêng
- ·Ngành ngân hàng luôn đồng hành với doanh nghiệp
- ·“Ngân hàng bò”
- ·Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
- ·Giá mủ tăng, người trồng cao su “dễ thở”
- ·Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
- ·Honda ô tô Bình Phước hướng dẫn lái xe an toàn
- ·Giải bài toán xuất khẩu nông sản
- ·“Cháy” vé xem các trận vòng chung kết EURO 2012
- ·Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- ·BNI LeadershipTeam Summit lần 3: “Phát triển kỹ năng lãnh đạo
- ·Hớn Quản: Nhiều triển vọng từ chuối già Nam Mỹ
- ·Tăng gần 800 đồng, giá xăng RON 95
- ·Một kĩ sư người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp mã nguồn của IBM
- ·Kế hoạch phát triển KT