【ty le c2】Ranh giới
Ngày chúng mình hãy còn thơ dại,ty le c2 cái bàn gỗ luôn phân hai bằng những nét phấn trắng rạch ròi. Tớ bên góc cửa sổ, cậu thì cạnh lối đi. Chẳng nhớ ai là kẻ khởi xướng, nhưng quy định về đường biên lúc nào cũng kết thúc bằng cái liếc xéo của cậu... khi tớ để đồ vượt tuyến. Muốn với tay lau sạch nét khó tính đang treo trên gò má bí xị ấy. Bởi người gì đâu mà chi li dễ sợ!
Hệt định luật Murphy, hai kẻ oan gia như chúng mình cứ đụng độ liên tục khi được xếp chung bàn cả 3 cấp học. Lằn ranh phấn trắng vẫn còn đó, chỉ chuyển dời theo vị trí chỗ ngồi. Có điều, tuổi lớn dần thì đường biên càng bé lại. Đến nỗi, cái liếc mắt xéo sắc của cậu cũng thưa thớt rồi biến vào trong khoảng ký ức tiểu học xa xôi. Lành bệnh thì quên đau, nên chẳng hiểu tự bao giờ, đột nhiên tớ thấy cậu… hình như không còn đáng ghét như trước?
Năm lên lớp 10, tớ thi vào trường chuyên. Những tưởng sẽ chẳng còn gặp lại, thì cái lằn ranh điểm số níu tớ về chốn cũ. Một buổi chiều cuối hạ, cậu ngồi cạnh tớ bên nét kẻ phấn, nghe tớ khóc vì thất bại ở kỳ thi, rồi lẳng lặng nói về những đường biên trong cuộc đời. “Ranh giới, đôi khi đặt ra để người ta phá vỡ” - cậu nói thế, mặt không chút biểu cảm dư thừa. Ừ nhỉ, tớ tự hỏi, vậy sao chẳng khi nào cậu chịu phá vỡ cái lằn ranh bằng phấn nơi chỗ ngồi chúng mình?
Mùa hè năm lớp 12, cậu cầm giấy điền nguyện vọng mà liếc hoài sang tớ, khuôn miệng mấp máy muốn nói lại thôi. Cái nắng hè chói chang nhuộm đỏ má cậu. Lòng đột nhiên mang chút khác lạ, nhưng trước cái lằn ranh đại học sắp tới, chẳng ai trong chúng mình dám chọc thủng lớp giấy cửa sổ đã vốn mỏng manh. Viên phấn trắng nằm chỏng chơ bên đường kẻ, mà hai đương sự cứ mãi trong vùng an toàn hoài chẳng dám bước ra. Ngày ấy cứ nghĩ chỉ là chút xuyến xao đầu hạ, để giờ này thỉnh thoảng gặp lại nhau, chỉ biết bật cười thốt lên “giá mà” nuối tiếc. Bọn mình ngốc thật, cứ thế bỏ lỡ nhau, trong cái ranh giới trên tình bạn nhiều nhiều xíu.
Cậu đi du học. Một quyết định đầy bất ngờ. Nước Nga tuyết phủ nhưng có thể ủ ấm giấc mơ kỹ sư hạt nhân cho cậu. Cái lằn ranh giữa chúng mình không còn là nét kẻ phấn, mà là biên giới của hai quốc gia.
5 năm trôi qua cuốn đi mọi nhớ nhung ngây dại. Vài lần tớ cầm máy lên, chỉ vài câu hỏi thăm mà cũng khó khăn quá. Những chữ cái cứ ngập ngừng cạnh dòng kẻ nhấp nháy, như lời thổ lộ ngày cấp 3 nghẹn lại trong cuống họng. Tự nhiên sợ hãi cậu chẳng còn như trước. Khi tớ vẫn vậy, đứng bên lề giới hạn mình cho là an toàn.
Cậu trở về Sài Gòn trước dự định. Hè tiểu học gặp nhau, hè phổ thông chia xa, hè của những ngày trưởng thành toàn cơm áo gạo tiền gặp lại. Cậu cao lớn sau tán phượng đổ dài, gần vậy, mà ranh giới giữa chúng mình đã xa xôi quá đỗi…
(责任编辑:La liga)
- ·Doanh nghiệp đồng hành cùng quyền lợi người tiêu dùng khi diễn biến phức tạp của dịch Covid
- ·Singapore chấp nhận thẻ thông hành điện tử COVID
- ·Cách sắp xếp bàn thờ cúng ông Công ông Táo để rước tài lộc cho năm mới
- ·Hà Nội giảm chiều cao hàng loạt tòa nhà ở xã hội
- ·Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
- ·Triển vọng của Trung Quốc gia nhập CPTPP
- ·Thái Lan chuẩn bị cho tiến trình phê chuẩn hiệp định RCEP
- ·Xu hướng mua biệt thự phố vườn kiến trúc Pháp
- ·Tổng cục Thuế sẽ thực hiện kiểm tra theo chuyên đề đối với các giao dịch đáng ngờ
- ·Nhật Bản là trung tâm trong chính sách châu Á của Mỹ
- ·Vi phạm về sản xuất, buôn bán giống cây trồng phạt đến 100 triệu đồng
- ·Nhìn lại một năm châu Âu chìm trong phong tỏa
- ·Trung Quốc đề xuất tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao ASEAN
- ·Nhận nhà Pandora, lái Mercedes về nhà
- ·Ý nghĩa của việc xin chữ đầu năm
- ·Đường “cong mềm mại” ở đô thị kiểu mẫu
- ·Thăm căn hộ sang trọng của Bi Rain và Kim Tae Hee
- ·Gửi xe giá ‘cắt cổ’ tại tòa nhà Thăng Long Numberone, Hà Nội vào cuộc
- ·Chính sách hỗ trợ từ quỹ BH thất nghiệp giúp người lao động ổn định cuộc sống
- ·Nhà ở xã hội trước nguy cơ “ế”