【soi kèo mu hôm nay】Những chuyện bên lề
Phỏng vấn
Nhiều người tôi phỏng vấn đã trả lời rất hay,ữngchuyệnbênlềsoi kèo mu hôm nay nhưng lại rất khó sử dụng vì họ nói rất dài. Bỏ thì tiếc mà đem cả vào bài thì không đủ “đất” để đăng tải. Một trong những người như vậy là cố GS. Trần Quốc Vượng. Hỏi một câu, thầy Vượng nói cả giờ. Lúc đầu còn nói đúng trọng tâm, sau thì bắt đầu nói “lan man”. Nhưng đó lại là những đoạn hấp dẫn nhất, bổ ích nhất đối với những người ham hiểu biết. Thầy Vượng lại không muốn ai ngắt lời khi đang nói, nên chỉ còn cách là chờ cho đến khi nào thầy dừng thì… mới hỏi tiếp. Kết quả là sau khi “xả băng” phỏng vấn tôi thu được 5 - 6 trang đầy ắp thông tin, nhưng có khi chẳng liên quan gì với nhau. Cuối cùng, tôi nghĩ ra một cách: cứ để thầy Vượng nói thoải mái, sau đó chọn những nội dung gần với nhau, ghép thành bài rồi đặt câu hỏi cho phù hợp. Có khi chỉ phỏng vấn thầy một lần, nhưng tôi có thể “chế biến” thành hai, ba bài với những chủ đề khác nhau. “Chế biến” xong thì gọi điện thoại, đọc cho thầy nghe để thỉnh thị ý kiến thầy trước khi gửi bài cho tòa báo. Thường thì đồng ý, nhưng có lần nhắc: “Cậu sửa văn của tớ cũng được, nhưng từ tớ dùng thì không được sửa, vì sửa thì không còn là ngôn từ của Trần Quốc Vượng nữa”.
Tác giả phỏng vấn TS. Louise Cort tại Viện Smithsonian ở Washington DC, Hoa Kỳ (tháng 4/2013) |
Tháng 6/1995, tôi vào TP HCM, phỏng vấn nhà sưu tầm cổ vật Phạm Hy Tùng, nhân dịp anh tặng Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế chiếc tô sứ ký kiểu hiệu đề Giáp Tí niên chế (1804). Anh Tùng tiếp đón thân tình, trả lời phỏng vấn rất vui vẻ, nhưng thỉnh thoảng tôi lại thấy anh nhìn lên căn gác lửng, nơi có cậu con trai Phạm Hy Bách đang ngồi thu lu. Bài phỏng vấn đó in trên tạp chí Sông Hương vào tháng 8/1995. Báo ra được ít hôm, anh Tùng gọi điện cho tôi:“Bài phỏng vấn hay, nhưng có mấy chi tiết liên quan đến nhà thơ Phùng Quán là chưa chính xác”.Tôi cãi: “Anh nói sao em viết vậy, làm sao sai được?”. Anh Tùng nói:“Vậy thì chú nghe nhầm. Lúc chú phỏng vấn, anh bảo thằng cu Bách ngồi trên gác lửng thu âm lại toàn bộ cuộc phỏng vấn. Sau đó anh so lại bài viết với băng anh trả lời phỏng vấn, thấy vài chi tiết không chính xác”. Anh nói thêm: “Anh phải thu âm để đề phòng, vì nhiều phóng viên đã từng phỏng vấn anh. Anh nói một đường, họ viết lại một nẻo. Lôi thôi lắm”.Tôi đã học được một bài học về cái gọi là “phản ánh trung thực” từ cuộc phỏng vấn với anh Phạm Hy Tùng năm ấy.
Trả lời phỏng vấn
Trong nghiệp nhà nghiên cứu, tôi đã nhiều lần trả lời phỏng vấn các đài báo trong nước về nhiều chủ đề: lịch sử - văn hóa Huế, bảo tồn - bảo tàng, cổ vật Việt Nam, văn hóa biển đảo, quan hệ Việt - Nhật… và gần đây nhất là vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
Tôi cũng đã nhiều lần “chết điếng” khi đọc những đoạn trả lời phỏng vấn của tôi đăng tải trên các báo vì nó không đúng như những gì tôi đã nói. Có phóng viên chưa hề gặp tôi nhưng có bài phỏng vấn tôi rất “hoành tráng” trên tờ Thể thao Văn hóanhân việc tôi được Giải thưởng Sử học Phạm Thuận Duật cho luận án tiến sĩ của mình vào năm 2003. Có phóng viên theo đoàn Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh đi thăm Huế vào năm 1996, nghe tôi thuyết minh tại các di tích Huế, rồi lấy nội dung đó “xào” thành bài phỏng vấn in trên tạp chí Thế Giới Mới,lại ghi nhầm chức danh của tôi thành chức danh của một vị sếp to và vô cùng khó tính ở cơ quan khiến tôi phải vất vả thanh minh với sếp.
Mới đây, hai phóng viên của báo Le Monde và của đài Radio France tới Đà Nẵng phỏng vấn tôi về lịch sử xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tôi lại một phen vất vả. Chủ đề này tôi đã trả lời nhiều báo đài của Việt Nam, nhưng với hai phóng viên Pháp này thì dường như họ không phỏng vấn mà là chất vấn tôi. Tôi đưa ra quan điểm nào, họ phản biện quan điểm đó và truy vấn đến tận cùng. Tôi nói được vài câu là họ cắt ngang, đề nghị đưa ra bằng chứng để chứng minh cho điều tôi vừa nói. Họ tập trung vào nội dung bức công thư ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trả lời Tổng lý Chu Ân Lai về quan điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với tuyên bố lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Đây là bức công thư mà Trung Quốc đang lợi dụng để cho rằng Việt Nam đã công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Hai phóng viên này “buộc” tôi phải đưa ra quan điểm riêng để giải thích nội dung công thư này cũng như tính pháp lý của nó. Họ cũng đưa ra những lý lẽ phản biện rất sắc sảo. Đầu tiên tôi trả lời bằng tiếng Anh, nhưng sau đó tôi sợ tiếng Anh của mình không đủ hoàn hảo để có thể giải thích cặn kẽ mọi sự và có thể gây hiểu nhầm, vì thế, tôi quyết định dùng tiếng mẹ đẻ để trả lời, khiến người phiên dịch là nhà báo Việt kiều Võ Trung Dung phải toát mồ hôi hột để hiểu tiếng Huế, rồi mới dịch sang tiếng Pháp cho hai phóng viên này nghe. Nghe xong lời dịch tiếng Pháp, hai phóng viên Tây này lại hỏi tôi bằng tiếng Anh, tôi lại nói tiếng Huế để Võ Trung Dung dịch sang tiếng Pháp. Trầy trật mãi, phải đến 2 giờ mới xong cuộc phỏng vấn.
Khổ nhất vẫn là lần trả lời phỏng vấn của Đài truyền hình Nagasaki (Nhật Bản). Họ cử người liên lạc với tôi trước đó 2 tháng, với hơn 10 e-mail trao qua đổi lại. Đến ngày quay phim, họ đưa nhóm làm phim 8 người tới phòng làm việc của tôi ở Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng để chuẩn bị hiện trường trong hơn 1 giờ. Sau đó họ cử một cô dẫn chương trình rất xinh đẹp, hỏi tới hỏi lui 4 câu hỏi về quan hệ Việt - Nhật vào thế kỷ XVII - XVIII trong gần 1 giờ nữa. Vị chi tôi và họ đã mất gần 2 giờ đồng hồ chỉ cho 3 phút xuất hiện của tôi trên bộ phim tài liệu của họ.
Đúng là phỏng vấn đã khổ mà trả lời phỏng vấn lại còn khổ hơn.
Viết nhân ngày nhà báo Việt Nam 21/6
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đồng Euro chạm mức thấp nhất hai năm so với USD
- ·TP.HCM: Đề xuất không tăng giá đất trong năm 2022
- ·Triển vọng phát triển kinh tế đêm tại Quy Nhơn, Bình Định
- ·Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng
- ·Thời tiết Hà Nội 22/7: Nắng xuất hiện từ sớm, trời oi nóng
- ·Trả lời bạn đọc ngày 8
- ·Doanh nghiệp địa ốc đối mặt với gánh nặng chi phí
- ·Nỗ lực khắc phục thiệt hại do mưa lớn bất thường gây ra
- ·Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
- ·Frasers Property mở rộng đầu tư tại thị trường bất động sản Việt Nam
- ·Lãnh đạo thế giới chia buồn về sự ra đi của cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
- ·Tầm nhìn mới cho đô thị biển miền Trung
- ·Xung quanh khiếu nại của anh Trần Văn Trường về việc buộc tháo dỡ công trình phụ trên đường ĐT747
- ·Vỡ hụi cả chục tỷ đồng, nhiều người lao đao
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·Cảnh báo tình trạng lấn chiếm hành lang đường bộ
- ·Nhà ở xã hội miền Trung: Cầu nhiều, cung chẳng bao nhiêu
- ·Phú Yên cho phép nhà đầu tư tiếp cận 12 đồ án lập quy hoạch Khu kinh tế phía Nam
- ·Tìm ra thủ phạm khiến hàng loạt ô tô cán đinh sắt ‘khủng’ ở Bình Dương
- ·Cải tạo không giam giữ