【xem bong da.truc tiep】Chủ xưởng in làm ảnh thờ miễn phí cho người mất giữa đại dịch Covid
Sáng sớm,ủxưởnginlàmảnhthờmiễnphíchongườimấtgiữađạidịxem bong da.truc tiep chưa kịp lo cho mình bữa sáng, anh Văn Nguyễn Thành Nhân (SN 1987, ngụ TP.HCM) vội vàng kiểm tra điện thoại xem có ai nhắn tin, gửi ảnh nhờ mình thiết kế hay không. Suốt nhiều năm qua, kể từ khi mở xưởng in ảnh, Nhân chưa bao giờ nhận làm ảnh thờ.
Khi dịch Covid-19 bắt đầu diễn biến phức tạp, theo quy định của TP.HCM, xưởng in của anh Nhân phải đóng cửa.
Trong khi vợ con đã về quê ngoại ở Đồng Nai tránh dịch được gần 3 tháng nay, một mình anh vẫn ở lại TP.HCM để bảo trì máy móc mỗi ngày.
Nhân nói: “Trước đây, tôi không nhận dịch vụ in ảnh thờ. Thế nhưng, gần đây, tôi nhận được cuộc gọi của một người nhờ tôi in giúp một tấm ảnh.
Đó là một giáo viên. Chị ấy nói, phụ huynh học sinh của chị vừa mất và không thể tìm được địa chỉ làm ảnh thờ. Chị ấy đã dùng máy in mực đen trắng thường ngày vẫn dùng in tài liệu để in một tấm ảnh cho người mất”.
Dù không yêu cầu nhưng người giáo viên ấy đã gửi thêm cho anh hình ảnh thực tế bàn thờ và tấm ảnh thờ đen trắng sơ sài của người đã khuất. Buồn thương và muốn san sẻ nỗi đau mất mát với gia đình người vừa ra đi, Nhân nhận lời làm lại cho họ tấm ảnh thờ.
Anh tải xuống tấm ảnh chất lượng nhất mà người giáo viên gửi rồi tiến hành xử lý lại hình ảnh, in ấn, lồng ảnh vào khung. Tất cả những công đoạn ấy, anh thực hiện tỉ mẩn, chu đáo nhất. Hôm sau, anh gửi ảnh đến cho gia đình người quá cố.
Một lần khác, Nhân nhận được cuộc điện thoại của người anh trai vừa mất đứa em ruột vì Covid-19. Không thể tìm được một bức ảnh đủ tốt để làm ảnh thờ cho em, người này đành đem chứng minh nhân dân (CMND) của người quá cố đi photo để lấy ảnh trong đó làm ảnh thờ.
Thành Nhân và vợ. |
Khi biết Nhân làm ảnh thờ miễn phí, người này đã liên hệ, gọi điện nhờ anh hỗ trợ. Nhân nhớ lại: “Anh ấy lấy ảnh photo từ giấy CMND của người đã khuất và nhờ tôi in giúp anh tấm ảnh của em mình. Tôi nhận lời”.
"Tôi cho rằng đây là việc tốt, giúp san sẻ nỗi đau, mất mát với các gia đình có người thân ra đi trong mùa dịch. Nghĩ vậy, tôi quyết định công khai việc sẽ nhận làm ảnh thờ miễn phí cho người cần để có thể hỗ trợ được cho nhiều người hơn”, anh nói thêm.
Nhận lời làm ảnh thờ miễn phí cho người cần, Nhân công khai số điện thoại trên mạng xã hội. Người có nhu cầu sẽ chủ động nhắn tin, gửi hình ảnh người quá cố qua mạng xã hội cho Nhân. Mỗi ngày, anh cặm cụi bên máy tính để chỉnh sửa ảnh rồi in ấn, đóng khung hoàn chỉnh một bức ảnh thờ.
Do dịch bệnh, chỉ còn lại Thành Nhân ở xưởng in của gia đình để bảo trì máy móc. |
Anh chia sẻ: “Các ảnh tôi nhận về từ thân nhân người quá cố đều là ảnh chụp lại từ ảnh trong CMND, bằng lái, hình thẻ… Tôi phải bỏ nhiều thời gian để xử lý sau đó mới in ấn và đóng khung. Việc này tốn nhiều thời gian nên mỗi ngày, tôi chỉ làm được hơn 10 tấm ảnh thờ”, anh chia sẻ.
Tuy vậy, Thành Nhân không từ chối bất cứ lời đề nghị nào và anh cũng không hỏi chuyện về người đã mất. Anh nói, dù với lý do gì, khi mất vào thời điểm này, sự mất mát ấy đều rất buồn, rất đáng thương và luôn cần được san sẻ.
Suốt nhiều ngày qua, một cách thầm lặng, Nhân vẫn nhận ảnh và cố gắng hoàn thành những tấm ảnh thờ cho người mất trong thời gian đại dịch đang diễn biến căng thẳng. Nhân nói rằng, sau mỗi tấm ảnh, anh đều nhận về lời cám ơn từ thân nhân người quá cố.
“Đó là những lời cám ơn tự đáy lòng của họ và tôi luôn trân trọng nó. Từ đó, tôi thấy việc mình làm có ý nghĩa, san sẻ được chút gì đó từ nỗi đau của những gia đình có người thân mất trong lúc dịch dã như thế này”, anh Thành Nhân nói.
Bài:Nguyễn Sơn
Ảnh:Nhân vật cung cấp
Cô gái lai Việt - Thái kể chuyện chống dịch: Bị dân mắng, được dân thương
Bật khóc khi bị người dân mắng mỏ, rưng rưng xúc động khi được người dân dúi vào tay lốc sữa... - những trải nghiệm vui buồn đã giúp cô gái 19 tuổi trưởng thành và trân quý cuộc sống hơn.
(责任编辑:World Cup)
- ·Khi anh biết về tôi, anh đã đi...
- ·Những kỷ vật cuối cùng của 8 trẻ mất trong trận lũ quét Làng Nủ
- ·Loạt trường ở Hà Nội bị 'tuýt còi' do tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu
- ·7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo
- ·Bắt tạm giam Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng
- ·Nhiều trường cho sinh viên đi học trở lại sau mưa lũ
- ·Nam sinh Hà Nội bị đánh dã man ngay giữa lớp học, nhà trường nói gì?
- ·'Súc tích' hay 'xúc tích', từ nào mới đúng?
- ·Thư gửi em – vợ của bạn trai cũ!
- ·'Dẫm đạp' hay 'giẫm đạp' mới đúng chính tả?
- ·Bố mẹ không đăng kí kết hôn, không khai sinh được cho con?
- ·Đình chỉ nhóm lớp mầm non ở Hà Nội sau vụ bé 13 tháng tuổi gãy chân
- ·Câu hỏi về tiền từng khiến thí sinh Đường lên đỉnh Olympia bối rối
- ·Các trường đại học nào xét tuyển bổ sung ngành y dược năm 2024?
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 04/2014 (Lần 3)
- ·Các trường đại học nào xét tuyển bổ sung ngành y dược năm 2024?
- ·Vị vua duy nhất trong sử Việt gả vợ cho cận thần là ai?
- ·Phân biệt Tiếng Việt: 'Quá trớn' hay 'quá chớn'?
- ·Đang ngồi uống nước, nam thanh niên bị CSGT vào bắt xe
- ·Câu hỏi từng khiến thí sinh Đường lên đỉnh Olympia phải chào thua