【giải superettan thụy điển】Nông dân Đồng Phú linh hoạt chuyển đổi mô hình sản xuất
Tăng đàn chim trĩ lấy trứng
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành thú y,ng dgiải superettan thụy điển năm 2011, chị Đỗ Thị Thanh Hương về xã Tân Tiến khởi nghiệp bằng nghề nuôi chim trĩ. Từ 30 con ban đầu, đến nay chị Hương không ngừng mở rộng quy mô lên 5.000 con, có đợt cao điểm lên đến 10 ngàn con. Thế nhưng với xu thế thị trường, từ chỗ chỉ bán con giống, chim trĩ thương phẩm, nay chị Hương mở rộng cung cấp thêm trứng.
Với mô hình nuôi chim trĩ, chị Đỗ Thị Thanh Hương thu về hàng trăm triệu đồng/năm
Chị Hương chia sẻ: Trước kia, gia đình chủ yếu nuôi chim bán thịt, sau do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên chuyển sang vừa bán trứng vừa duy trì bán thịt thương phẩm cho thị trường. Dù bán thịt, nhân giống hay lấy trứng thì việc chăm sóc cũng được chú ý một cách bài bản, đúng quy trình. Chim trĩ phải bảo đảm đủ nhiệt độ khi úm, dưới 1 tháng tuổi là 300C trở lên; yếu tố thứ hai là vắc xin phòng bệnh và thuốc trị bệnh. Hơn nữa, loài này rất nhạy cảm với người lạ và thời tiết thay đổi nên người nuôi phải chú ý quan sát để bảo đảm chim trĩ sinh trưởng, phát triển tốt. Đối với chế độ ăn uống, chim trĩ được nuôi bằng các loại cám gà, cỏ voi, trộn thêm các loại hạt đậu nành, đậu xanh…
Giá trị kinh tế của nuôi chim trĩ khá cao so với nuôi gà. Trứng chim trĩ thơm ngon, bổ dưỡng, đang được thị trường ưa chuộng nên việc nuôi chim trĩ lấy trứng là hướng đi đầy tiềm năng. Theo chị Hương, những năm trước, ít người nuôi chim trĩ nên có giá khá cao, từ 400-450 ngàn đồng/kg và trứng chim bấy giờ khoảng 50 ngàn đồng/quả. Hiện nay, thị trường bão hòa, do đó giá chim trĩ thịt tại trang trại của gia đình chị Hương từ 180-200 ngàn đồng/kg, trứng khoảng 8-10 ngàn đồng/quả. Mặc dù không còn ở thời đỉnh cao song so với các loài cây, con khác trên địa bàn, việc nuôi chim trĩ vẫn đang đem lại thu nhập khá. Sắp tới, trứng chim trĩ sẽ được nhập vào các hệ thống siêu thị nhỏ.
Nuôi lươn không bùn, tại sao không?
Do ảnh hưởng của đại dịch, nhất là khi Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 có hiệu lực, gia đình bà Bùi Thị Nhung ở ấp 6, xã Đồng Tâm quyết định đầu tư chuồng trại để nuôi lươn không bùn. Học tập kinh nghiệm và mua giống từ miền Tây, ban đầu bà Nhung chỉ nuôi trong 4 bể. Bể xi măng được lát gạch men bảo đảm trơn, nhẵn, hạn chế lươn bị xây xát, đồng thời có ống bơm, thoát nước và các giá thể treo sẵn chùm dây ni-lon làm nơi cho lươn trú ẩn. Sau thời gian nuôi thấy khả quan, bà Nhung tiếp tục xây thêm 4 bể, nuôi tổng 24 ngàn con.
Bà Bùi Thị Nhung tin tưởng mô hình nuôi lươn không bùn sẽ đem lại nguồn lợi lớn cho gia đình
Theo bà Nhung, trước khi thả con giống phải xử lý bồn, khử mùi xi măng từ 15-20 ngày bằng cây chuối và cho nước sạch vào sẵn trong bồn. Quá trình nuôi, phải chú ý chế độ ăn uống, đảm bảo ngày 2 lần với các loại cám công nghiệp hoặc trùn quế; phân loại lươn theo trọng lượng phát triển; nước phải sạch, khi thay nước không xả ồ ạt để lươn thích nghi kịp và cứ 1 tuần hòa nước muối loãng tưới xung quanh bể 1 lần. Nuôi lươn không bùn không khó nhưng phải quan tâm, chú ý từng biểu hiện nhỏ của lươn để đàn sinh trưởng và phát triển hiệu quả. Quan trọng nhất là nước phải sạch. Nếu nước không sạch, lươn dễ mắc các bệnh như phù đầu, đốm, ghẻ, nấm...
Những năm qua, nhiều nông trại đam mê nuôi chim trĩ đã phát triển tăng đàn cung cấp ra thị trường thịt, trứng thương phẩm và cả duy trì nòi giống loài chim quý này. Mô hình nuôi chim trĩ không chỉ đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân, góp phần giảm nghèo, làm giàu chính đáng mà còn cung cấp nguồn giống cho các khu bảo tồn, khu du lịch sinh thái bảo vệ bền vững các loài động vật hoang dã. |
Bà Nhung cho biết, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, lươn có giá hơn 200 ngàn đồng/kg, trong đại dịch dừng ở mức 150-180 ngàn đồng/kg. Dù hiện nay dao động ở mức 150 ngàn đồng/kg, người nuôi vẫn có lời so với việc đầu tư chăm sóc một số mô hình cây, con khác. Ông Lê Nhân Sơn, cán bộ khuyến nông xã Đồng Tâm cho rằng: Nuôi lươn không bùn không lạ, song là mô hình mới ở xã Đồng Tâm. Trước mắt, so với một số mô hình khác thì nuôi lươn không bùn có nhiều triển vọng, có thể nhân rộng để phát triển kinh tế hộ gia đình.
Qua các mô hình cho thấy, bên cạnh nguồn vốn, chính sự linh động, sáng tạo và quyết tâm vượt khó của người nông dân trong nắm bắt xu thế thị trường, triển khai các mô hình kinh tế bài bản đã giúp các nông hộ vững vàng hội nhập. Các mô hình kinh tế đã góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm và bảo đảm cung - cầu thị trường.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Báo VietNamNet tuyển trưởng ban, thư ký tòa soạn
- ·Khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời
- ·Quy chế kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2016
- ·Trường Mầm non Sơn Ca
- ·Nhật Bản xử lý rác thế nào?
- ·Thị xã Đồng Xoài có 49 thạc sĩ
- ·Tăng cường tuyên truyền phòng, tránh tai nạn cho học sinh
- ·Những gia đình hiếu học ở vùng biên
- ·Bình Minh và những người bạn phát động giải Golf gây quỹ từ thiện
- ·Ngày hội văn nghệ
- ·Có được cấp riêng giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà?
- ·131 thí sinh bị đình chỉ trong ngày thi THPT quốc gia thứ 2
- ·Trường cấp 2
- ·Lớp “tạo nguồn cán bộ” đặc biệt
- ·Trao 80 suất quà Tết cho cán bộ chiến sĩ Quân đoàn 4
- ·Phòng, chống ma túy gây ảo giác ở các trường học
- ·Ngày tựu trường của trẻ em Việt kiều Campuchia
- ·Bình Phước ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2016
- ·Trao 60 triệu đồng đến 4 chị em mồ côi cha mẹ ở Hà Giang
- ·Dấu ấn mùa hè xanh