【ti.le.bong.da】Trải nghiệm các phân khu của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Ngày 21-12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 chính thức mở cửa miễn phí cho người dân tới tham quan, trải nghiệm.
Nằm trong trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, với quy mô lớn hơn triển lãm lần thứ nhất được tổ chức năm 2022, Triển lãm năm nay mang nhiều nét đặc trưng phản ánh tiềm lực công nghiệp quốc phòng và văn hóa Việt Nam, được trưng bày trên tổng diện tích hơn 100.000m2, với các phân khu khác nhau mang lại nhiều trải nghiệm ấn tượng.
Ấn tượng trước không gian trưng bày hoành tráng
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 có tổng diện tích hơn 100.000m2với 18 khu vực, trong đó, riêng khu trưng bày gồm 15.000m2trong nhà (tăng gấp đôi so với triển lãm năm 2022) và 20.000m2 ngoài trời.
Khu trưng bày triển lãm được chia làm 3 phân khu, gồm: phân khu giới thiệu về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam và truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam; phân khu trình diễn, quảng bá, giới thiệu công nghệ, kết quả chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Quân đội và phân khu kết nối, giao thương, cung cầu công nghệ và quảng bá, giới thiệu sản phẩm kinh tế-quốc phòng, sản phẩm thương hiệu quốc gia, văn hóa, du lịch, đặc sản vùng miền.
Điểm nhấn của Triển lãm năm nay là khu trưng bày với tiêu đề “Thành tựu xây dựng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân” với diện tích 8.200m2. Triển lãm có sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp nước ngoài đến từ các quốc gia trong khu vực ASEAN, châu Á, châu Âu, châu Mỹ.
Bên cạnh khu vực trưng bày ngoài trời với những vũ khí trang thiết bị cỡ lớn, hoành tráng, khu vực trưng bày trong nhà cũng thu hút được đông đảo người dân tới tham quan, trải nghiệm, với sự trình làng của hàng loạt sản phẩm công nghiệp quốc phòng Việt Nam phục vụ tác chiến hiện đại lần đầu tiên được công bố. Đáng chú ý, Triển lãm còn đổi mới công nghệ trình chiếu trong trưng bày, cụ thể là sử dụng công nghệ 3D mapping, mô hình sa bàn các chiến dịch lớn, công nghệ thực tế ảo (VR)… Đặc biệt, người dân đã được trực tiếp trải nghiệm một số loại vũ khí được trưng bày trong nhà như súng và các mô hình vũ khí, thiết bị quân sự...
Từ rất sớm, hàng nghìn người dân đã xếp hàng để đợi được vào tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế với quy mô lớn nhất tại Việt Nam. Anh Nguyễn Công Biên (Mỹ Đình, Hà Nội) cho hay anh đã phải dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị.
"Tôi rất ấn tượng trước những thiết bị và công nghệ được trưng bày tại Triển lãm lần này, trong đó phải kể đến hệ thống và thiết bị phòng không-không quân như các máy bay: phản lực chiến đấu, trực thăng, huấn luyện, không người lái; tên lửa không đối không, tên lửa phòng không, tên lửa phòng không vác vai, tổ hợp pháo...," anh Biên chia sẻ.
Ngoài ra, Triển lãm cũng giới thiệu tới khách tham quan hệ thống trang thiết bị hải quân, lục quân, với thiết bị trinh sát, quan sát ngầm, hệ thống pháo phản lực phóng loạt, pháo cao xạ, tên lửa đất đối đất, tên lửa chống tăng, xe tăng, xe thiết giáp, xe chở quân, xe vận tải quân sự, xe máy, thiết bị công binh...
Tôn vinh tinh thần dân tộc và lan tỏa văn hóa Việt
Gian hàng của Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 nổi bật với thiết kế độc đáo, kết hợp giữa truyền thống anh hùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam và tầm nhìn hiện đại của một doanh nghiệp công nghệ quốc phòng hàng đầu.
Với chủ đề “Bảo vệ Tổ quốc-Khai phóng sức mạnh,” không gian của Viettel tại Triển lãm được thiết kế như một trận địa phòng thủ kiên cố, với trung tâm điều khiển nằm giữa và bao quanh là các hệ thống công nghệ hiện đại như UAV, tác chiến điện tử và hàng không vũ trụ.
Thiết kế độc đáo của Viettel bao gồm khối màn hình Led lớn tượng trưng cho lá cờ Việt Nam; các đường nét vát chéo mạnh mẽ, chân đế kiên cố, thể hiện khát vọng phát triển và hiện đại hóa mạnh mẽ; bục trưng bày mô phỏng xe tăng chiến đấu, tạo điểm nhấn độc đáo, uy lực. Bên cạnh đó, bố cục không gian lấy cảm hứng từ hình ảnh hầm quân sự trong chiến thắng Điện Biên Phủ, tôn vinh tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam.
Tại Triển lãm lần này, Viettel trưng bày hơn 120 sản phẩm công nghiệp quốc phòng công nghệ cao, sản phẩm lưỡng dụng phục vụ dân sinh như hệ sinh thái 5G, IoT... được nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hoàn toàn trong nước, áp dụng các công nghệ hàng đầu thế giới. Nhiều sản phẩm đã được đưa vào huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Nổi bật và thu hút đông khách tham quan nhất tại phân khu giới thiệu về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam là khu vực biểu diễn nghệ thuật của Nhà hát Múa rối Quốc gia Việt Nam.
Nhận lời mời từ Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Nhà hát mang đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 những chương trình biểu diễn độc đáo, góp phần mang đến một không gian đầy sắc màu và cảm xúc, làm nổi bật vẻ đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc.
Trong chương trình ngày 21-12, Nhà hát Múa rối Quốc gia Việt Nam đem đến cho khán giả tham quan Triển lãm các tiết mục đặc sắc như Liên khúc hát múa “Trẩy hội Xuân;” “Múa rồng,” “Hầu xá,”“Hầu đồng” (rối nước); múa nón, múa “Hello Việt Nam;" “Vũ hội ngày mùa” (rối cạn); Đàn bầu(trên mặt nước)… Không dừng lại ở việc giới thiệu một loại hình nghệ thuật, đưa múa rối Việt Nam vào biểu diễn trong Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 còn là minh chứng sống động cho tinh thần hội nhập bằng giá trị sâu lắng của cội nguồn, của tinh thần tự hào và ý thức gìn giữ những giá trị văn hóa dân tộc quý báu.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, với sự góp mặt của rất nhiều khách quốc tế tại sự kiện lần này, sự hiện diện của múa rối nước tại Triển lãm đã góp phần lan tỏa nét đẹp của nghệ thuật truyền thống Việt Nam, là minh chứng nghệ thuật rối nước vừa được bảo tồn, vừa có sức sống mãnh liệt, khơi gợi niềm tự hào dân tộc, hòa nhập cùng các nền văn hóa thế giới.
Công chúng trong nước và quốc tế đều đón nhận và bày tỏ sự hài lòng về những màn trình diễn đẹp mắt. Thành công của các buổi biểu diễn đã góp phần khẳng định rằng nghệ thuật truyền thống có thể đồng hành, lan tỏa sức mạnh tinh thần, khơi gợi niềm tự hào trong các sự kiện lớn.
Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Nhà hát Múa rối Quốc gia Việt Nam, cho biết các nghệ sỹ của Nhà hát đã dành rất nhiều thời gian tập luyện, tìm hiểu sâu sắc về từng chi tiết của mỗi câu chuyện bởi múa rối không chỉ là nghệ thuật mà còn là sự kế thừa một di sản quý báu. Mỗi tiết mục đều mang đến cảm nhận có chiều sâu về cảm xúc, qua đó góp phần tạo nên sự kết nối với khán giả.
Cùng với không gian nghệ thuật, tại phân khu giới thiệu về văn hóa, đất nước và con người Việt Nam, khách tham quan còn được giới thiệu về một "Việt Nam đa sắc" với những nét văn hóa đặc trưng của các vùng miền trên khắp đất nước; xem viết thư pháp, trải nghiệm nghệ thuật và trò chơi dân gian...
(责任编辑:La liga)
- ·Người bệnh hát trong lúc được robot AI mổ não
- ·Bảo đảm trật tự an toàn giao thông là nhiệm vụ chính trị trọng tâm
- ·Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đóng góp trên 5 tỉ đồng cho các hoạt động cộng đồng
- ·Lấy ý kiến đóng góp Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Giang Thành
- ·Giá vàng hôm nay, 13/2: Vàng thế giới tiếp nối đà giảm
- ·Khối lượng thực hiện vốn đầu tư công đạt trên 60% kế hoạch
- ·Thẩm định năng lực các đơn vị tổ chức sự kiện, truyền thông
- ·Thẩm định năng lực các đơn vị tổ chức sự kiện, truyền thông
- ·Khởi công đại siêu thị Nhật Bản, bất động sản TP.Tân An có sôi động trở lại?
- ·Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
- ·Mở bán The Global City, liên hệ tư vấn, xem nhà mẫu năm 2023
- ·Hướng dẫn xác định nơi nộp hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân
- ·Thủ tướng đề nghị Nhật Bản cung cấp khoản vay ODA cho các dự án chiến lược
- ·Thành phố Ngã Bảy: Nuôi cá trên ruộng lúa đạt 188% kế hoạch
- ·Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở 2023
- ·Đề xuất hơn 390 triệu USD nâng cấp 3 quốc lộ tại Đồng bằng Sông Cửu Long
- ·Tăng hiệu quả xúc tiến đầu tư vào thị trường trọng điểm
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp thống đốc 5 tỉnh của Nhật Bản
- ·Những điểm mới trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng
- ·Thành phố Ngã Bảy: Giám sát việc triển khai thực hiện Đề án Hậu Giang xanh