【trận sassuolo】Sạt lở còn diễn biến phức tạp và khó lường
Sạt lở hiện đã tăng so với cùng kỳ năm 2018 và được dự báo là sẽ còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới và cao điểm vẫn là mùa mưa,ạtlởcndiễnbiếnphứctạpvkhlườtrận sassuolo lũ. Phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với ông Trần Thanh Toàn (ảnh), Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang. Ông Toàn cho biết:
Mùa mưa này, sạt lở diễn ra rất nghiêm trọng. Cuối tháng 6, huyện Châu Thành đã có 25 điểm sạt lở. Chắc chắn tình hình sẽ còn diễn biến phức tạp và khó lường. Hiện nay, trước tình hình biến đổi khí hậu, lượng phù sa về ít, việc khai thác cát mất kiểm soát, cộng với sự phát triển chung của ĐBSCL có nhiều phương tiện thủy tải trọng và công suất lớn lưu thông tạo sóng đánh vào bờ cũng là những nguyên nhân gây gia tăng sạt lở đất bờ sông ở các huyện đầu nguồn.
Dưới góc độ tỉnh đã nhiều lần đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí xử lý sạt lở những điểm xung yếu, nơi đông dân cư… Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ ĐBSCL cũng như Hậu Giang tìm ra giải pháp chung và có một đề tài nghiên cứu khoa học chung để tìm ra mô hình chống sạt lở cụ thể.
Thông thường ta chỉ khắc phục sau khi sạt lở xảy ra, vậy có giải pháp nào để hạn chế từ những điểm nguy cơ ?
- Để giải quyết câu chuyện sạt lở ở Hậu Giang, nguyên tắc tối ưu phải phòng là chính. Do vậy, phải khảo sát các tuyến sông, rà lại những điểm nguy cơ để phòng ngừa trước, hạn chế khâu ứng phó và khắc phục.
Khi đầu tư khắc phục các công trình sạt lở, công trình kè bê tông áp dụng ở những khu vực chợ, đông dân cư hay UBND xã. Còn vùng nông thôn phải làm kè sinh thái. Nhưng tùy theo vùng, cấp kênh, biên độ triều mà xác định quy mô kè sinh thái phù hợp mới có hiệu quả. Để giải quyết được điều này, chính quyền địa phương phải tăng cường tuyên truyền để người dân tham gia. Chỉ đạo bộ phận chuyên môn rà soát những điểm có nguy cơ sạt lở, phòng là chính.
Được biết, Chi cục Thủy lợi đã triển khai mô hình kè sinh thái. Đây được đánh giá là mô hình rất có hiệu quả trong việc chống xói mòn, sạt lở? Xin ông cho biết cụ thể hơn về cách thực hiện mô hình này ?
- Trong khi đợi Trung ương có giải pháp cho ĐBSCL cũng như Hậu Giang, Chi cục Thủy lợi được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chỉ đạo tìm ra một giải pháp chống sạt lở, tăng thu nhập cho người dân và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó, chi cục đã nghiên cứu và triển khai kè sinh thái. Tuy nhiên, đặc điểm là người dân, chính quyền địa phương phải triển khai theo đúng hướng dẫn của ngành chuyên môn và Chi cục Thủy lợi.
Đặc biệt là trồng cây phải đúng kỹ thuật, phải trồng vào mùa nắng, lớp đất thấp hơn đỉnh triều để thủy triều lên hàng ngày thì cây mới sống được. Đồng thời, phải có lớp chắn sóng bên ngoài bằng vải địa bảo vệ cây lúc nhỏ. Khoảng 3 năm sau, cây bên trong đã lớn, lớp bảo vệ bên ngoài dù có hư thì cũng hạn chế được sạt lở đất.
Thời gian tới, ngành giao thông, nông nghiệp cần có sự phối hợp tính toán lại cách xây dựng các đê gắn với lộ giao thông. Các cây trồng ven đê phải chọn cho phù hợp, rễ không quá sâu. Thiết kế đê không quá cao để hạn chế áp lực bên trên. Phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ mới hạn chế được sạt lở.
Các huyện đầu nguồn gặp khó về kinh phí khắc phục các điểm sạt lở.
Ông có đánh giá như thế nào về hiệu quả trong công tác phòng sạt lở của mô hình này ?
- Hiện nay, có 3 mô hình kè sinh thái triển khai thí điểm ở thị trấn Cây Dương, thị trấn Búng Tàu và thị xã Ngã Bảy. Các mô hình này được ngành chuyên môn đánh giá cao, chính quyền địa phương và người dân rất ủng hộ. Chi cục Thủy lợi đã kết hợp với Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu, xây dựng đề án chống sạt lở bằng vật liệu địa phương nhằm khẳng định lại mô hình này có hiệu quả trên cơ sở lý luận khoa học. Đồng thời, cũng tìm ra quy mô kè phù hợp với từng vùng khác nhau. Trong chiến dịch giao thông thủy lợi hàng năm, chúng tôi đã tham mưu UBND tỉnh lồng ghép việc thực hiện kè sinh thái vào chiến dịch và được ủng hộ cao. Năm 2018, chính quyền địa phương và người dân đã thực hiện được khoảng 17km kè sinh thái; năm nay ước khoảng 80km kè sinh thái đã được triển khai.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng bộc lộ một số khó khăn. Cụ thể là người dân và một số địa phương chưa thực hiện theo khuyến cáo mà còn làm theo cách truyền thống, đắp đất cao ven bờ sông rồi trồng cây lên. Làm như vậy rất nguy hiểm và dễ gây sạt lở thêm; vừa tốn tiền, tốn công sức mà không đem lại hiệu quả.
Một số địa phương đang khó khăn về kinh phí khắc phục các điểm sạt lở, Ban chỉ huy đã có hướng như thế nào ?
- Đúng là tình hình thiên tai, sạt lở ngày càng phức tạp, đặc biệt là huyện đầu nguồn Châu Thành ngày càng sạt lở nghiêm trọng hơn. Tới đây, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai sẽ có hướng tham mưu kinh phí về tỉnh để giúp các địa phương nhanh chóng có nguồn khắc phục các điểm đã sụp.
Riêng người dân vùng sạt lở cần tuân thủ những khuyến cáo của ngành chức năng. Ủng hộ những dự án, công trình, chính sách về phòng, ứng phó sạt lở mà chính quyền địa phương đã triển khai. Sống trong vùng sạt lở, người dân phải sẵn sàng trên tinh thần phòng là chính, nhất là vào cao điểm mùa mưa như hiện nay.
Xin cảm ơn ông !
Tính đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh xảy ra 35 điểm sạt lở. Cụ thể là huyện Châu Thành 28 điểm; huyện Châu Thành A 2 điểm, huyện Phụng Hiệp 1 điểm; thị xã Ngã Bảy 4 điểm; trong đó 1 điểm sụp lún đê bao, lộ tại ấp Đông An, xã Đại Thành, chiều dài sạt lở 815,7m, mất đất bờ sông gần 4.000m2, ước tổng thiệt hại gần 2 tỉ đồng. So với cùng kỳ năm 2018 tăng 15 điểm sạt lở đất; chiều dài sạt lở tăng 451,7m, diện tích mất đất tăng trên 1.700m2, thiệt hại cũng tăng trên 360 triệu đồng. |
KỲ ANH thực hiện
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Dự báo giá vàng có thể sẽ phá đỉnh kỷ lục bất cứ lúc nào
- ·Tạo điều kiện rộng mở cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay
- ·Quốc hội thông qua Luật Tần số vô tuyến điện (sửa đổi)
- ·Chính phủ đồng ý mua 10 triệu liều vắc xin phòng Covid
- ·Những lưu ý sửa mũi hỏng Bác sĩ Phùng Mạnh Cường chia sẻ
- ·Đề nghị giám sát việc đầu tư, mua sắm, chi phí cho phòng chống dịch
- ·Thủ tướng tới Washington dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN
- ·Sửa Luật Bảo hiểm xã hội để người lao động được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội sớm hơn
- ·Giá vàng tăng phi mã, có hút tiền từ tiết kiệm?
- ·Sự vào cuộc của Chính phủ đã truyền cảm hứng cho giới doanh nhân
- ·WHO và hơn 50 quốc gia cảnh báo về các vụ tấn công mã độc nhằm vào bệnh viện
- ·Chủ tịch Quốc hội gợi ý giải pháp ứng phó với làn sóng bỏ phố về quê
- ·Hai tòa “đá nhau”, tòa tối cao vào cuộc
- ·Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về lộ trình tăng học phí?
- ·Giá vàng hôm nay 25/10/2023: Tăng nhẹ
- ·Du lịch hè, thời điểm vàng để hút khách
- ·Thống đốc Ngân hàng nói gì về kiểm soát hiệu quả vốn vay kinh doanh bất động sản?
- ·Những trường hợp được từ chối tiếp công dân
- ·Tiêm phòng hơn 3,2 triệu liều vắc
- ·Chủ tịch nước chứng kiến lễ ký kết mua 5 triệu liều vắc xin của Cuba