【kèo benfica】Xuất khẩu thủy sản: Chông chênh vì chộp giật, kháng sinh
Tôm “tắm” kháng sinh
Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy: Giá trị XK thủy sản 5 tháng đầu năm đạt 2,43 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2015. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường NK hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, chiếm 51,74% tổng giá trị XK. Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo, cả năm nay XK thủy sản đạt khoảng trên 7 tỷ USD, trong đó XK tôm đạt khoảng hơn 3,3 tỷ USD và XK cá tra đạt khoảng hơn 1,5 tỷ USD. |
Trên thực tế, câu chuyện sản phẩm thủy sản XK, đặc biệt là mặt hàng tôm bị cảnh báo về chứa tạp chất, kháng sinh không hề mới. Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú: Việc bơm chích tạp chất như Agar (bột rau câu) vào tôm là vấn nạn dai dẳng nhiều năm của ngành tôm, cùng với đó là nạn cắm tăm tre, tăm dừa vào tôm. Đây chính là nguyên nhân khiến cho không ít thị trường XK “quay lưng” với tôm Việt để chuyển sang mua tôm của các thị trường khác như Philippines và Ấn Độ, dù giá tôm của hai thị trường này có thể cao hơn giá tôm Việt từ 2,5-3 USD/kg. “Đã có những trường hợp, khách hàng cam kết sẽ mua tôm của Công ty Minh Phú nếu DN đảm bảo được 100% tôm không dính tạp chất và không bị cắm tăm tre, tăm dừa. Tuy nhiên, điều này khá khó khăn bởi DN XK cả nghìn container mỗi năm, song chỉ cần một lô hàng cảnh báo cũng đã không được”, ông Quang nói.
Đi sâu phân tích nguyên nhân tại sao việc kiểm soát tạp chất, kháng sinh trong tôm, đặc biệt là mặt hàng tôm sú lại chật vật, nhiều năm vẫn chưa thể khắc phục, ông Quang cho rằng, muốn đảm bảo chất lượng tôm thì phải kiểm soát được toàn bộ quá trình từ các hộ nuôi cho tới nhà máy chế biến. Trong khi đó, nhiều hộ dân nuôi tôm theo kiểu quảng canh. Có khi mỗi hộ mỗi ngày chỉ thu được từ 5-7 kg. Kiểm soát các hộ đã khó khăn, đến khâu thương lái cũng có thể xảy ra tình trạng bơm chích tạp chất. Bên cạnh đó, dù DN đã tăng cường máy móc để kiểm soát chất lượng tôm, song chi phí giám sát, kiểm tra tạp chất, kháng sinh trong tôm cũng tương đối cao khoảng hơn 8.000 đồng/kg, làm giảm sức cạnh tranh cho tôm khi XK.
Cá tra lập lờ mua bán
Ngoài tôm, câu chuyện về một trong những mặt hàng thủy sản XK chủ lực khác là cá tra cũng không mấy khả quan. Bao năm nay, mặc dù cá tra Việt Nam gần như ở thế “một mình một chợ”, được các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU ưa chuộng, song lại không thể chủ động trong điều tiết giá cả. Đã có thời điểm, giá XK cá tra ở mức 10 USD/kg, song hiện tại chỉ còn khoảng dưới 3 USD/kg.
Nguồn cơn của “bức tranh” ảm đạm trên, theo ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam chính là bởi các DN chế biến, XK cá tra không đoàn kết, cạnh tranh thiếu lành mạnh. “Trên thực tế, giá sàn cá tra đã được quy định, song các DN luôn làm ăn theo lối mạnh ai nấy làm. Thậm chí, ngay cả khi tham gia hội chợ quốc tế, vẫn có những DN sẵn sàng bán dưới giá sàn, miễn là kéo được khách”, ông Thắng nói.
Liên quan tới vấn đề này, ông Quang phân tích thêm: DN chế biến, XK cá tra Việt Nam bề ngoài có vẻ vẫn tuân thủ quy định giá sàn, tuy nhiên thực tế lại tìm nhiều cách kể “lách” như “thối lại” tiền cho khách sau giao dịch. Không chỉ cạnh tranh thiếu lành mạnh, làm ăn chộp giật cũng là nguyên nhân khiến cho ngành cá tra những năm gần đây lao đao. Trước đây, có giai đoạn nuôi cá tra lãi nên ngành này phát triển nóng, người dân đổ xô nuôi, còn DN đổ xô tham gia chế biến, XK. Trong số đó, có không ít DN làm ăn gian đối, dùng thủ đoạn tăng tỷ lệ mạ băng trong cá để tăng trọng lượng cá, làm ảnh hưởng tới chất lượng, từ đó gián tiếp làm giảm uy tín cá tra XK, khiến thị trường “quay lưng”.
Nhà nước và DN cùng vào cuộc
Một số chuyên gia đánh giá, muốn ngành thủy sản nói chung, ngành tôm và ngành cá tra nói riêng thực sự phát triển bền vững, sự vào cuộc tích cực của cả Nhà nước lẫn cộng đồng DN đóng vai trò quyết định.
Đối với ngành cá tra, những điểm yếu trong khâu liên kết giữa các DN cần phải được khắc phục để từng bước củng cố, khẳng định vị trí đáng có của cá tra Việt Nam, thậm chí tiến tới nắm quyền chủ động trong chi phối thị trường cá tra trên thế giới. Ở góc độ cơ quan quản lý Nhà nước, điều cần thiết là phải phát triển ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý ngành hàng theo chuỗi ở tất cả các khâu như trại giống, vùng nuôi, nhà máy chế biến… Bên cạnh đó, cần đầu tư nghiên cứu giống cá có khả năng kháng bệnh cao, hạn chế sử dụng kháng sinh; xây dựng bản đồ vùng nguyên liệu, cá giống để liên kết thương mại điện tử, phục vụ cho truy xuất nguồn gốc sản phẩm…
Với mặt hàng tôm, các chuyên gia cho rằng, Chính phủ và Bộ NN&PTNT cần có các chương trình cụ thể nhằm nâng cao nhận thức cho tất cả các đối tượng như người nuôi, thương lái, cơ sở chế biến về tôm sạch, hướng tới tạo ra nguồn nguyên liệu tôm không kháng sinh, không tạp chất. Quan trọng nhất là làm sao để mọi đối tượng trong chuỗi giá trị đều phải có ý thức trách nhiệm với việc mình làm và được hưởng lợi từ trách nhiệm đó, tránh lặp đi lặp lại cảnh, vì lợi ích trước mắt và tiếp tay dần hủy hoại cả ngành tôm.
Về góc độ này, ông Quang đưa ra đề xuất, Chính phủ cũng như Bộ NN&PTNT phải quy hoạch mỗi vùng trên cả nước có khoảng 2-5 khu nuôi tôm, mỗi khu có diện tích khoảng 1.000-5.000 ha. Ở các khu này sẽ được tạo cơ chế ưu đãi về thuế, vay vốn…, được trang bị đầy đủ nguồn nước sạch, nước đá đạt tiêu chuẩn cho thu hoạch, bảo quản tôm; có đường giao thông thuận tiện để xe tải 10-20 tấn có thể vào được, tạo thuận lợi cho việc chuyên chở sản phẩm… Làm được như vậy, ngành tôm mới có điều kiện để phát triển bài bản, giảm chi phí sản xuất, đồng thời củng cố, nâng cao chất lượng.
Từ cuối tháng 5 đến nay, hàng loạt lô hàng thủy sản XK của Việt Nam đã bị các thị trường lớn cảnh báo, thậm chí có nguy cơ bị “cấm cửa”. Cụ thể, Cơ quan Thanh tra và An toàn thực phẩm Hoa Kỳ (FSIS) cảnh báo một số lô hàng cá da trơn họ Siluriformes của Việt Nam XK vào thị trường này bị phát hiện nhiễm hóa chất, kháng sinh cấm. Bên cạnh đó, Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG-SANTE), Ủy ban châu Âu (EC) cũng thông báo, biện pháp kiểm soát chất kháng sinh đối với sản phẩm thủy sản của Việt Nam thời gian qua vẫn chưa khắc phục thực sự hiệu quả vấn nạn lạm dụng hóa chất kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh thủy sản XK. Do vậy, các cơ sở chế biến thủy sản của Việt Nam sẽ bị EU đưa ra khỏi danh sách các cơ sở chế biến thủy sản được phép XK vào EU trong trường hợp có lô hàng thủy sản XK vào thị trường này bị cảnh báo hóa chất kháng sinh cấm quy định tại phụ lục 2, quy định EU số 37/2010. Mặc dù đến thời điểm hiện tại chưa xác định chính xác danh tính DN có lô hàng bị cảnh báo, song thông tin mới đây Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước Úc thông báo lô hàng cá điêu hồng đông lạnh XK vào Úc bị phát hiện nhiễm kháng sinh Enrofloxacine cũng góp thêm một câu chuyện đáng buồn cho thủy sản XK. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Khao khát người đàn ông lạ…
- ·Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp Hàn Quốc: Ấn tượng với sự điều hành của Chính phủ Việt Nam
- ·Khai mạc Giải Standard Chartered Marathon di Sản Hà Nội 2024
- ·Hai quyết định chống dịch Covid
- ·Cầu thang nhô “ngang” ngõ hẹp
- ·Chủ tịch Quốc hội: Hoàn thiện pháp luật về bầu cử phù hợp với thực tiễn
- ·Trẻ hóa để hướng đến tương lai
- ·Tuyển Việt Nam bước vào tập luyện trước khi sang Hàn Quốc tập huấn
- ·Không tiền, ‘niềm tự hào người Chứt’ phải về với rừng
- ·Thủ tướng trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống dịch ở TP.HCM
- ·Sau 10 năm thành lập, tổng dư nợ cho vay của HDBank Long An đạt trên 2.100 tỉ đồng
- ·Không sáp nhập bộ ngành nhưng phải giảm tổng cục, cục trong bộ
- ·Ưu tiên số một là bảo vệ thủ đô không bị diễn biến xấu bởi dịch bệnh
- ·Chủ tịch Quốc hội: Quyết liệt xử lý các dự án yếu kém, thua lỗ kéo dài
- ·Kết nối Ngân hàng
- ·Trao 100 tỷ đồng ủng hộ qua tin nhắn vào Quỹ vắc xin phòng Covid
- ·Phiên họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
- ·Tập trung mọi nguồc lực để thực hiện chiến lược vắc xin Covid
- ·Giá xăng dầu hôm nay 05/11: Biến động, trong nước được dự báo tăng?
- ·Liên đoàn Kickboxing Việt Nam hợp tác với Công ty TNHH Kickboxing Ranking Vietnam