【kết quả bóng đá đức tối qua】Năm 2022, lạm phát Việt Nam được dự báo ở mức 3,5
UOB dự báo lạm phát có thể lên tới 5% vào 2023 | |
Lo ngại biến động tăng giá tác động đến mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2022 | |
Những rủi ro có thể làm chậm tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022 | |
TS. Nguyễn Bích Lâm: Lạm phát năm 2022 có thể ở mức 4% - 4,ămlạmphátViệtNamđượcdựbáoởmứkết quả bóng đá đức tối qua5% |
Áp lực bủa vây
Báo cáo của Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách VEPR tại toạ đàm “Áp lực lạm phát năm 2022 và đề xuất chính sách” diễn ra ngày 16/9 cho thấy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 8 tháng đầu năm 2022 phục hồi mạnh mẽ bất chấp bối cảnh kém lạc quan của kinh tế toàn cầu. Hầu hết các chỉ số kinh tế vĩ mô đều khá tích cực. Xuất khẩu tăng trưởng khá cao mặc dù các nền kinh tế đối tác gặp nhiều khó khăn.
Trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu ước đạt 250,8 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước, với 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD. Vốn đầu tư toàn xã hội tiếp tục xu hướng tăng. Trong đó, vốn đầu tư thực hiện từ NSNN 8 tháng đạt trên 285,4 nghìn tỷ VND, bằng 51% kế hoạch, tăng 16,9% so với cùng kỳ. Vốn FDI thực hiện 8 tháng đạt 12,8 tỷ USD tăng 10,5%, cao nhất từ năm 2018 đến nay.
Khu vực doanh nghiệp dần phục hồi, doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp trở lại thị trường tăng rất mạnh. Số doanh nghiệp ngành dịch vụ quay trở lại thị trường trong 8 tháng năm 2022 tăng tới 55,7% trong khi số thành lập mới tăng 21,9% so cùng kỳ năm trước. Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8 ước tính tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành chế biến chế tạo, có mức tăng khá đồng đều ở các phân ngành.
Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện VEPR cho biết, việc đứt gãy trong chuỗi cung ứng toàn cầu và giá hàng hoá thô toàn cầu tăng cao khiến chi phí vận tải và đầu vào sản xuất của Việt Nam tăng, đẩy áp lực lạm phát tăng cao. Cụ thể, CPI bình quân 8 tháng đầu năm tăng 2,58% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 1,67% của bình quân 8 tháng đầu năm 2021 nhưng thấp hơn mức tăng bình quân 8 tháng các năm 2018 – 2020.
"Nếu so sánh với lạm phát ở khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu thì kết quả này là một thành công trong kiểm soát giá cả của chính phủ", ông Việt đánh giá.
Bên cạnh đó, áp lực lạm phát từ phía cầu đã thúc đẩy các ngân hàng trung ương các nước triển khai các chính sách tiền tệ thắt chặt và chạy đua lãi suất, tuy nhiên điều này đồng nghãi với việc nguy cơ suy thoái nền kinh tế toàn cầu đang gia tăng.
Theo các chuyên gia kinh tế, động thái gia tăng lãi suất của một số ngân hàng trung ương các quốc gia sẽ tạo hiệu ứng phụ, tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu, như: "Bóp nghẹt" sản xuất lẫn tiêu dùng dẫn đến suy thoái kinh tế, người lao động mất việc làm ảnh hưởng đến ổn định và an ninh. Trong trường hợp vòng xoáy đình đốn sản xuất, thiếu hụt nguồn cung khiến lạm phát không giảm đi trong bối cảnh đình trệ sản xuất kinh doanh.
Các chính sách hỗ trợ, kích thích kinh tế giảm tác dụng so với dự kiến ban đầu. Tăng trưởng giảm, đình trệ sản xuất kéo dài làm nản lòng các nhà đầu tư khiến họ rút khỏi thị trường. Nợ xấu tăng khiến rủi ro hệ thống tài chính, ngân hàng tăng cao, kéo theo rủi ro nợ công.
Bám sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường để điều hành, bình ổn giá, kiểm soát lạm phát. Ảnh: H.Dịu. |
Tiếp tục linh hoạt các chính sách vừa hỗ trợ kiểm soát lạm phát
Dự báo lạm phát cuối năm 2022, nhóm nghiên cứu VEPR cho rằng, mặc dù hiện tại lạm phát vẫn chưa phải là vấn đề quá lớn, nhưng áp lực lạm phát đã được cảm nhận rõ hơn và sẽ tiếp tục kéo dài trong những tháng cuối năm. Theo đó, căng thẳng tại Ukraine vẫn là nguy cơ lớn nhất đối với lạm phát và giá cả hàng hóa của Việt Nam.
Xu hướng thắt chắt thặt tiền tệ toàn cầu có thể giúp giảm nhẹ áp lực lạm phát từ bên ngoài. Chính sách "Zero Covid" tại Trung Quốc kéo dài sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát toàn cầu. Tuy nhiên, áp lực lạm phát dự báo có thể giảm bớt trong các tháng cuối năm 2022 nếu giá dầu và giá lương thực thế giới giảm, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu được cải thiện. Tổng hợp tác động của các yếu tố cả trong và ngoài nước, dự báo lạm phát trong nước năm 2022 sẽ ở mức 3,5-3,8%.
Phó Viện trưởng Viện VEPR nhận định, bên cạnh duy trì sự ổn định và giảm áp lực lạm phát, nhiều phân tích cho thấy dư địa cho điều chỉnh chính sách vẫn còn, nên vẫn có thể mạnh dạn hơn trong việc thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế đã được Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ đưa ra, hoặc việc triển khai gói đầu tư công, đó là những nền tảng phục hồi và ổn định trong những năm tiếp theo.
“Cần đồng thời tháo gỡ những rào cản, khó khăn vướng mắc của môi trường kinh doanh, tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp để họ tăng cường hợp tác, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và khai thác các thế mạnh từ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia”, TS. Nguyễn Quốc Việt cho biết.
Đồng thời, cân nhắc có chọn lọc các biện pháp chính sách nhằm hỗ trợ các nhóm sản xuất hoặc người lao động gặp khó khăn do giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao. Trong đó đặc biệt chú trọng rà soát và thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ cho các nhóm sản xuất và dịch vụ có tính đặc thù cao phụ thuộc vào giá nguyên phụ liệu đầu vào hoặc chi phí logistics tăng cao (ví dụ như đánh bắt thuỷ sản, giao thông – vận tải công cộng, xuất khẩu nông – thuỷ sản).
Cùng với đó, VEPR cũng kiến nghị Chính phủ tiếp tục linh hoạt và kiên trì các chính sách vừa hỗ trợ kiểm soát lạm phát vừa thúc đẩy tăng trưởng một cách bền vững như các Nghị quyết của Quốc hội đã đặt ra. Nếu dự báo cuối năm tình hình lạm phát có thể được kiềm chế tốt, thì nên cân nhắc một số động thái nới lỏng hỗ trợ tăng trưởng như nới room tín dụng và đặc biệt triển khai gói hỗ trợ 2% lãi suất theo đúng Nghị quyết của Chính phủ.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Quảng Bình: Thiên đường hang động và biển xanh vẫy gọi
- ·Giá vàng sẽ giảm đến khi nào?
- ·Chưa đến Tết, hoa rừng đã tấp nập xuống phố, hút khách mua
- ·Đường sắt tốc độ cao chưa xây, giá đất ở Hà Nội đã tăng mạnh 'ăn theo'
- ·Vàng SJC không nhúc nhích, thế giới đảo chiều tăng trên 2.300 USD
- ·Người mua vàng lỗ hơn 5 triệu chỉ sau 1 tuần, chuyên gia khuyến cáo gì?
- ·Điểm danh những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
- ·Sầu riêng Việt 'một mình một chợ', giá cao ngất ngưởng
- ·Giá vàng hôm nay 18/3: Vàng SJC, vàng nhẫn giảm tiếp
- ·Vàng miếng, vàng nhẫn đua nhau tăng dựng đứng
- ·Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men’s Health tại Tân An, Long An
- ·Khách mua bán nhộn nhịp trên 'sàn vàng' tự phát, chuyên gia cảnh báo
- ·Ngày mai, giá xăng dầu trong nước tiếp tục giảm?
- ·Giá Bitcoin vượt 93.000 USD, tiếp tục lập kỷ lục
- ·Long An ký kết hợp đồng viện trợ 2 dự án của Chính phủ Nhật Bản
- ·Chưa đến Tết, hoa rừng đã tấp nập xuống phố, hút khách mua
- ·Tây Ninh đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững
- ·Giá vàng nhẫn liên tục giảm mạnh, có nên bán gấp?
- ·“Vì anh là người đầu tiên…”
- ·Đấu giá đất Thanh Oai, Hà Nội: Cao nhất 90 triệu/m2, cò rao chênh cả tỷ đồng