【bình định vs tphcm】Nhiều quy định mới trong xây dựng văn bản pháp luật tài chính
Quy chế này được coi như là "xương sống mới" cho công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL của ngành Tài chính, thay thế cho các quy định tại Quyết định 2545/QĐ-BTC được Bộ Tài chính ban hành năm 2007.
Phải có nội dung xây dựng chính sách
Một nội dung quan trọng được Bộ Tài chính bổ sung vào Quy chế mới là quy định về nội dung xây dựng chính sách.
Có thể nói, một trong những đổi mới mang tính đột phá của Luật Ban hành văn bản QPPL là việc tách bạch quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định của Chính phủ.
Theo nguyên tắc này, hoạt động soạn thảo thuần túy chỉ mang tính kỹ thuật và được thực hiện theo các nội dung chính sách đã được duyệt. Như vậy, các khâu tổng hợp thực tiễn, đánh giá thi hành pháp luật, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế (nếu có)… sẽ được thực hiện ở khâu xây dựng chính sách, đề xuất lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Cụ thể hóa điều đó, Quy chế mới của Bộ Tài chính quy định: Khi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị định của Chính phủ, các đơn vị phải xây dựng nội dung chính sách.
Nội dung chính sách trong văn bản QPPL tài chính gồm những vấn đề thực tiễn đặt ra cần giải quyết, mục tiêu mong muốn đạt được và các giải pháp, biện pháp để đạt được mục tiêu của vấn đề.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm đề xuất xây dựng nội dung chính sách; lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL thuộc lĩnh vực được giao quản lý.
Về quy trình thực hiện chính sách, ngoài các quy định cụ thể về tổ chức đánh giá tác động chính sách, lập hồ sơ chính sách, lấy ý kiến tham gia, ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế và trình Bộ lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp,…tại Quy chế mới, Bộ Tài chính đã quy định những việc phải trình Bộ xin chủ trương về xây dựng chính sách đã có cơ sở thực hiện ở các bước tiếp theo của quy trình.
Theo đánh giá của Vụ Pháp chế qua thực tiễn triển khai nhiệm vụ xây dựng văn bản QPPL, để hoàn thành khối lượng lớn nhiệm vụ xây dựng pháp luật th́ì việc trình Bộ xin chủ trương trước khi thực hiện là rất cần thiết và giảm thiểu rủi ro trong thực hiện.
Đặc biệt, việc này sẽ tránh được những thay đổi phát sinh về nội dung mới - một quy trình được cho là khá phức tạp và kéo dài thời gian do phải tổ chức lại việc đánh giá tác động, lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan… theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL 2015.
Báo cáo định kỳ, tránh nợ đọng
Một nội dung mới nữa được Bộ Tài chính bổ sung là quy định về bảo vệ đề nghị chương trình xây dựng văn bản QPPL để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập chương trình xây dựng văn bản QPPL.
Theo đó, đã quy định cụ thể trách nhiệm của Vụ Pháp chế trong việc chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo làm việc với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và Ủy ban pháp luật của Quốc hội để cung cấp các tài liệu liên quan, giải trình các vấn đề vướng mắc (nếu cần) liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; nghị định của Chính phủ và bảo vệ đề nghị chương trình của Bộ Tài chính tại các phiên họp thảo luận, thẩm tra đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Đồng thời, để bảo đảm tiến độ, chất lượng văn bản quy phạm pháp luật và khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản, bên cạnh việc kế thừa các quy định cũ, Quy chế mới đã bổ sung một số quy định mới nhằm nâng cao trách nhiệm của đơn vị chủ trì soạn thảo từ khâu lập chương trình, thực hiện chương trình xây dựng văn bản pháp luật đến khi văn bản được cấp có thẩm quyền ký ban hành.
Đó là bổ sung quy định về trách nhiệm theo dõi, thực hiện chương trình định kỳ, thực hiện chế độ báo cáo Bộ vào ngày 20 hàng tháng, đề xuất phương án xử lý đối với các trường hợp có khả năng nợ đọng văn bản; quy định rõ kết quả thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là một tiêu chí để xem xét, đánh giá kết quả thi đua khen thưởng của các đơn vị.
Có thể nói, việc ban hành Quy chế này là động thái kịp thời của Bộ Tài chính nhằm đưa ra một quy trình để công tác xây dựng, soạn thảo văn bản QPPL trong toàn ngành Tài chính có thể được thực hiện thống nhất và đồng bộ với các quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- ·Xăng tăng giá gần 400 đồng/lít
- ·Tạm giữ nguyên chủ tịch phường ở Hải Phòng vì liên quan ma túy
- ·Soi kèo góc Man City vs Everton, 19h30 ngày 26/12
- ·Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- ·Nghiệm thu đề tài: “Có những người rất ấm ớ”
- ·DN sản xuất thanh nhựa “chết mòn” vì hàng nhập ngoại
- ·Alan Phan tuyên bố chấm dứt tranh luận bất động sản
- ·Google sẽ ra mắt smartphone chính chủ cuối năm nay?
- ·Bộ trưởng Vũ Đức Đam: "Hồi bé, đi xe đạp phải đăng ký"
- ·“Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
- ·Cảnh sát giao thông có nên cười khi phạt dân?
- ·Phát lương hưu qua bưu điện
- ·Ông Trần Thanh Mẫn: Thuốc lá điện tử, pha trộn ma tuý đang diễn biến phức tạp
- ·Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- ·Xe khách đấu đầu, hơn 60 người thương vong
- ·Bộ GDĐT sẽ siết quy định xét tuyển học bạ từ năm 2025
- ·Làm rõ video “chi tiền tỷ để có suất chèo thuyền, đạp xích lô”
- ·Tấn công mạng toàn cầu: Việt Nam đã có trường hợp bị nhiễm mã độc
- ·Sẽ xây dựng bảng lương riêng cho các nhà khoa học