【kq puebla】Nợ xấu vẫn ám ảnh các ngân hàng
Theợxấuvẫnámảnhcácngânhàkq pueblao báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, ước đến cuối tháng 7, tổng vốn huy động trên địa bàn đạt 1.426 nghìn tỷ đồng, tăng 6,11% so với cuối năm 2014, vốn huy động nội tệ chiếm gần 85%. Dư nợ tín dụng ước đạt 1.142,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,01% so với cuối năm 2014. Trong đó, tín dụng bằng nội tệ chiếm 85,6% và tăng 8,23% so với cuối năm 2014; tín dụng bằng ngoại tệ tăng 0,29% so với cuối năm 2014. Xét về kỳ hạn, tín dụng trung, dài hạn chiếm 54,5% tổng dư nợ, tăng 12,8% so với cuối năm 2014; tín dụng ngắn hạn chiếm 45,5% tổng dư nợ, tăng 0,79% so với cuối năm 2014.
Lợi nhuận khả quan
Kết thúc 6 tháng đầu năm, BIDV đạt 3.016 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Trong kỳ, thị phần của BIDV trong toàn ngành cũng tiếp tục được mở rộng. Trong đó, thị phần tín dụng đạt 12,7%, tăng 1,1% so với năm 2014, thị phần huy động vốn đạt 11,59%, tăng 1,28% so với năm 2014. Tại Ngân hàng Tiên Phong (TPBank), kết quả lợi nhuận 6 tháng đầu năm cũng đạt 342 tỷ đồng, đạt 55% kế hoạch lợi nhuận cả năm đã được đề ra tại Đại hội đồng cổ đông 2015. TPBank cho biết, kết quả này đánh dấu mốc quan trọng cho việc hoàn tất quá trình tái cơ cấu của TPBank. Theo đó, chỉ trong 3 năm, TPBank đã hoạt động an toàn, hiệu quả, tạo ra hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận, bù đắp được toàn bộ số lỗ lũy kế trong quá khứ và đã có lợi nhuận thực dương, sớm hơn 1 năm so với dự kiến.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) cũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm, mặc dù ngân hàng áp dụng những chính sách miễn, giảm lãi vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng trên cả nước và tăng trích lập dự phòng để tích lũy nguồn lực xử lý rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động, ngân hàng vẫn thu về 158, 21 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, đạt gần 41% kế hoạch năm 2015. Dù không công bố cụ thể con số lợi nhuận, nhưng Ngân hàng TMCP Bản Việt cũng cho biết, các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh đều tăng trưởng tốt trong nửa đầu năm với tổng tài sản đạt gần 28.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay hơn 13.000 tỷ đồng và đạt 79% kế hoạch cả năm. Tại Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), 6 tháng đầu năm, Vietcombank đạt 3.040 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành 51% kế hoạch năm 2015. Mới đây, ông Phạm Hữu Phú, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) cũng chia sẻ, kết thúc 6 tháng đầu năm, Eximbank đạt 570 tỷ đồng, đạt 57% kế hoạch cả năm.
Tăng trưởng tín dụng khả quan là yếu tố tác động chính giúp lợi nhuận của các ngân hàng đạt kết quả cao. Cụ thể, tín dụng của BIDV tăng trưởng 91% so với đầu năm 2015, đạt 535.000 tỷ đồng; dư nợ tại Kienlongbank là 14.063 tỷ đồng, tăng 7,89% so với cùng kỳ năm 2014 và đạt 86,81% kế hoạch năm 2015. TPBank cũng cho hay dư nợ cho vay tổ chức và cá nhân của TPBank trong nửa đầu năm 2015 có tỷ lệ tăng trên 10% so với năm trước. Tại Vietcombank, dư nợ tín dụng cũng tăng 6,52% so với đầu năm 2015, đạt 345.096 tỷ đồng.
Nỗi ám ảnh nợ xấu
Theo báo cáo của các ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu hiện đều đang trong tầm kiểm soát, tại Kienlongbank là 1,89%, BIDV là xấp xỉ 2%, Vietcombank là 2,43%. Ngân hàng TPBank còn công bố tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 0,96%. Theo TPBank, dù ngân hàng đã áp dụng tiêu chí phân loại nợ khắt khe hơn theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước từ tháng 4-2015 nhưng tỷ lệ nợ xấu này vẫn giảm chứng tỏ công tác quản lý rủi ro tín dụng tốt, không để phát sinh nợ xấu mới và công tác thu hồi nợ khá hiệu quả, thu được nhiều khoản nợ cũ tồn đọng. TPBank tự tin rằng nợ xấu không phải là gánh nặng.
Tuy nhiên, theo quy định, đối với số nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), ngân hàng vẫn phải trích dự phòng rủi ro 20%/năm. Điều này làm phát sinh một khoản chi phí ngất ngưởng đối với các ngân hàng, từ đó khiến mức lợi nhuận sụt giảm đáng kể. Ông Phạm Hữu Phú cho biết, từ đầu năm 2015 đến nay, mỗi tháng Eximbank đạt được tới 260 tỷ đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, kết thúc 6 tháng, số lãi chỉ còn lại 570 tỷ đồng do chi phí trích lập dự phòng rủi ro lớn. Trước đó, trong năm 2014, Eximbank cũng thu được 1.940 tỷ đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, sau khi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, con số lợi nhuận còn lại chỉ vỏn vẹn 69 tỷ đồng, hoàn thành 3,8% kế hoạch năm 2014. Cụ thể, Eximbank đã bán 4.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC và phải trích lập tới 630 tỷ đồng cho các khoản nợ đã bán. Sau khi trích lập dự phòng, lợi nhuận năm 2014 của Ngân hàng Đông Á cũng chỉ còn lại 35 tỷ đồng dù lợi nhuận trước thuế đạt tới 602 tỷ đồng. Ngân hàng Đông Á cũng còn tới 1.947 tỷ đồng nợ xấu cần xử lý trong năm 2015.
Mới đây, tại Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm của Ngân hàng Vietcombank, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank đã tỏ ra lo ngại về việc chất lượng tín dụng hiện ở mức đáng lo ngại. Theo đó, nợ xấu và lượng trích lập dự phòng rủi ro đang ở mức lớn nhất từ trước đến nay. Tổng Giám đốc Vietcombank Phạm Quang Dũng cho cho hay, trích lập dự phòng rủi ro đã “ăn” hết một nửa lợi nhuận của ngân hàng này. Cụ thể, trong nửa đầu năm, lợi nhuận trước dự phòng của Vietcombank là 6.035 tỷ đồng, nhưng phải trích lập tới 2.995 tỷ đồng chi phí dự phòng. Do đó, lợi nhuận còn lại chỉ 3.040 tỷ đồng. Theo báo cáo của Vietcombank, dù tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể so với quý I (từ 2,97% xuống 2,43%), song xét về con số tuyệt đối, nợ xấu đã tăng thêm 1.006 tỷ đồng so với cuối năm 2014. Trong nửa đầu năm 2015, ngân hàng này cũng đã thu hồi được 1.012 tỷ đồng nợ xấu. Tuy nhiên, kết quả này vẫn được lãnh đạo Vietcombank cho là còn hạn chế vì mới đạt được 34% kế hoạch cả năm.
Một vấn đề khác chính là con số thực của nợ xấu so với báo cáo của các ngân hàng. Điển hình như trường hợp Ngân hàng TMCP Phương Nam, theo báo cáo Kiểm toán Nhà nước vừa công bố trong tháng 7 dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này tại thời điểm 30-6-2012 lên tới 45,6%, tại tháng 11-2013 là 55,31%. Tuy nhiên, báo cáo của ngân hàng cho thấy, nợ xấu tại tháng 12-2013 chỉ ở mức 3,39%. Tương tự, tỷ lệ nợ xấu được Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB – đã sáp nhập vào BIDV - PV) là 2,66%, nhưng kết quả kiểm toán lại là 3,68%. Chính những trường hợp như trên đã tạo nên sự hoài nghi đối với cổ đông và nhà đầu tư về con số nợ xấu thực sự của các ngân hàng. Các chuyên gia cũng khẳng định rằng, con số nợ xấu thực tế phải cao hơn so với báo cáo được công bố.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Vàng trong nước đảo chiều tăng trở lại bất chấp đà lao dốc của vàng thế giới
- ·Địa chỉ tin cậy của người dân
- ·Nơi gửi gắm niềm tin của người lao động
- ·Thư giãn với tranh đính đá
- ·Thứ trưởng Bộ Công Thương
- ·Xây dựng đời sống văn hoá từ ý thức người dân
- ·Đảm bảo cơ sở vật chất trường lớp
- ·3 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ vi phạm về quảng cáo
- ·Nhân viên, phòng khám thẩm mỹ Keangnam Korea tiếp tục bị xử phạt
- ·Song hành nhiệm vụ kép trong giáo dục
- ·99% doanh nghiệp tham gia dịch vụ khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế điện tử
- ·Từ ngày 1
- ·Ca khúc cách mạng: Giá trị muôn thuở
- ·Chơn Thành, tổ chức Đại lễ Phật Đản Vesak PL 2563, năm 2019
- ·Các mặt hàng gia dụng bán chạy hiện nay
- ·Cô học trò giỏi cần được giúp đỡ
- ·Tăng cường phòng, chống dịch bệnh mùa đông – xuân
- ·100 phần quà tặng hộ dân tộc thiểu số nghèo
- ·Giá vàng hôm nay (15/7): Thế giới ổn định, trong nước giảm
- ·Nâng cao nghiệp vụ dịch vụ công trực tuyến cho cán bộ cơ sở