【ltd bdhn】Giá nhà cao vì... thủ tục
Đối tượng “đẩy” giá giấu mặt
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành: |
Chia sẻ về quá trình hiện thủ tục đầu tư xây dựng, ông Đực cho biết nếu thủ tục giai đoạn trước năm 2006 đơn giản, chỉ cần có có quyết định giao đất và phê duyệt thiết kế quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 là có thể khởi công, thì kể từ khi có Nghị định 90/2006/NĐ-CP (năm 2006), từ 2006-2010, chủ đầu tư phải có thêm Dự án đầu tư và giấy phép xây dựng và từ 2010 đến nay phải có thêm khâu thẩm định thiết kế xây dựng. Theo ông Đực, trước 2006, việc hoàn thành kết nối hạ tầng, môi trường và phòng cháy chữa cháy được bổ sung sau khi khởi công xây dựng, do đó thời gian làm thủ tục để khởi công chỉ mất 1 năm và giá bán thời điểm đó khoảng 5 – 6 triệu đồng/m2. Sang giai đoạn 2006-2010, chủ đầu tư phải thực hiện thêm một số thủ tục khi khởi công như đã nêu ở trên, sau đó mới làm thiết kế cơ sở, duyệt dự án đầu tư, làm giấy phép xây dựng. Để làm thủ tục này phải mất từ 2-3 năm và giá bán lúc này đã lên tới trên dưới 10 triệu đồng/m2.
Hiện nay, đối với phần thẩm định thiết kế, đại diện DN này cho rằng Bộ Xây dựng chỉ nên thẩm tra các công trình đầu tư từ vốn ngân sách, vốn vay ODA đang lãng phí, đội vốn. Khâu thẩm định này làm tăng thêm thời gian và lúc này giá bán nhà không dưới 14 triệu đồng/m2 và hiện nay trung bình ở mức 20 triệu đồng/m2. “Giá bán nhà phụ thuộc nhiều yếu tố: Giá nhân công, lãi suất, giá vật liệu... nhưng trong đó không thể loại bỏ yếu tố thủ tục gia tăng. Chính thủ tục gia tăng, lãi suất gia tăng là hai thòng lọng “giết” DN nhiều nhất”, ông Nguyễn Văn Đực nhấn mạnh. Cũng theo chuyên gia này, bằng hệ thống thủ tục này, Nhà nước đang can thiệp quá sâu vào sản phẩm của DN, vào tác quyền của tác giả. Đơn cử, với những công trình từ 20 tầng trở lên, ông Đực cho biết ông chuyên thiết kế móng bè, không cần móng cọc, vì sẽ tiết kiệm được nhiều cho chủ đầu tư về thời gian, tiền bạc, nhưng cơ quan chức năng tìm mọi cách để bác bỏ phương án này, trong khi DN đã chứng minh bằng những công trình cụ thể.
Đồng tình với quan điểm những quy định bất hợp lý của chính sách nhà đất hiện hành làm cho giá nhà ở tăng cao, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty GP Invest cho biết hiện nay có quy định khi đầu tư dự án nhà ở thương mại, chủ đầu tư phải dành 20% quỹ đất để làm nhà ở xã hội. Tuy nhiên, theo ông Hiệp, quy định cứng nhắc này đã gây khó cho nhiều chủ đầu tư, bởi có những dự án DN đã phải “cắt” 20% đất làm trường học và nếu vẫn phải tiếp tục dành thêm 20% để làm nhà ở xã hội sẽ dẫn tới diện tích đất kinh doanh chỉ còn 60%, trong khi DN vẫn phải đóng tiền sử dụng đất cho 100% diện tích. Điều này dẫn tới đơn giá tiền đất tăng cao hơn và không còn cách nào khác DN phải đẩy vào giá nhà, qua đó làm giá nhà tăng cao mà lẽ ra có thể giảm thấp hơn nhiều.
Mất cơ hội của doanh nghiệp
Thừa nhận thủ tục đầu tư trong cấp phép dự án phải chặt chẽ, cẩn thận để khi dự án được cấp phép triển khai có hiệu quả và không gây ra đổ vỡ, nhưng ông Nguyễn Quốc Hiệp cho biết thủ tục đầu tư hiện nay quá rắc rối, nhiêu khê nhưng không rõ trách nhiệm nên vừa mất nhiều thời gian, lại không hiệu quả. Ví dụ thủ tục đầu tư của một dự án BĐS, các bước xin phê duyệt chủ trương đầu tư, cấp phép quy hoạch, phê duyệt tổng mặt bằng, cấp chứng nhận đầu tư, quyết định giao đất, định giá đất, cấp phép xây dựng… tất cả mất 4 vòng để lấy ý kiến các sở, ban ngành khiến cho việc nhận được giấy phép xây dựng nhanh thì 1 năm, lâu thì phải mất 2, 3 năm và dự án lâu nhất của GP Invest là mất gần 5 năm. Rất nhiều trường hợp quá thời gian quy định phải có ý kiến trả lời nhưng các cơ quan liên quan không trả lời, buộc các DN phải tiếp cận, đôn đốc.
“Vì diễn biến của thị trường BĐS lên xuống thất thường, do đó thủ tục kéo dài làm mất cơ hội, gây rủi ro cho nhà đầu tư. Ví dụ, chủ đầu tư tính làm dự án để đón đầu xu thế nhưng làm xong thủ tục thì thị trường lại đi xuống, làm mất thời cơ của DN. Chưa kể, vì thủ tục kéo dài nên nhiều DN làm ẩu, chưa có giấy phép vẫn triển khai dự án, cơ quan quản lý lại phải đi “dọn dẹp” nên lại càng phức tạp. Vì vậy nên cải tiến thủ tục gọn lại, xem xét bước nào không cần thiết thì lược bỏ nhưng vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ”, ông Hiệp chia sẻ.
Trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính được Chính phủ thực hiện từ năm 2015, theo phản ánh của DN, thủ tục cấp phép xây dựng có xu hướng... cải lùi. Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình triển khai dự án, bà Hương Trần Kiều Dung, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC cho hay, trong khi chủ trương của Chính phủ là cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho DN, thì thống kê lại cho thấy, thủ tục cấp phép xây dựng năm 2016 tốn nhiều thời gian hơn 2015. Theo bà Dung, nếu năm 2015 thủ tục cấp phép xây dựng trung bình chỉ mất 114 ngày, nhưng sang năm 2016 phải mất tới 166 ngày. Nguyên nhân của sự chậm trễ này được bà Dung chỉ ra là do các Sở Tài nguyên và Môi trường cải cách thủ tục và đại diện DN này kiến nghị phải rút ngắn thủ tục này.
Trên thực tế, vẫn còn rất nhiều quy định thủ tục rườm rà gây phiền hà cho DN. Đơn cử, nhiều DN cho biết thủ tục thực hiện xác định giá bán cho nhà ở xã hội hiện nay đang phải xác định làm 2 lần. Lần 1 là giá tạm tính, làm cơ sở để chủ đầu tư triển khai kinh doanh, lần 2 là giá làm cơ sở để chủ đầu tư làm sổ đỏ. Tuy nhiên, để có giá quyết toán mất rất nhiều thời gian khiến cho việc làm sổ đỏ cho cư dân bị kéo dài, mặc dù nghĩa vụ tài chính đã hoàn thành, và trường hợp nhà ở xã hội KĐT Đặng Xá là một ví dụ điển hình.
Liên quan đến thời gian cấp giấy phép xây dựng, ông Đỗ Đức Duy, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho hay tới đây Bộ Xây dựng sẽ làm rõ thêm vấn đề này. Theo quy định hiện hành, trong quá trình chuẩn bị đầu tư đến khi khởi công công trình, thời gian cấp giấy phép xây dựng theo quy định là 30 ngày đối với dự án, 15 ngày đối với nhà riêng lẻ. Bộ Xây dựng đã đề nghị rút ngắn thời gian cấp phép, đồng thời cũng mở rộng thêm đối tượng miễn cấp giấy phép xây dựng, lồng ghép thủ tục vào nhau để rút ngắn thời gian cho DN. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần thực hiện triệt để, quyết liệt việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng, BĐS, tháo gỡ những bất cập trong các quy định nhằm tạo sự thông thoáng giúp các DN rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí, góp phần hạ giá thành cho thị trường nhà ở.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đề xuất giá điện được tính thêm các khoản lỗ trong kinh doanh điện
- ·Công Phượng chia tay Yokohama FC, muốn cứu vãn sự nghiệp
- ·Tiền đạo chờ nhập tịch Rafaelson: 'Đây là khoảnh khắc trọng đại'
- ·Công Phượng chia tay Yokohama FC, muốn cứu vãn sự nghiệp
- ·Tiêu chuẩn đóng góp quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp
- ·CLB TP.HCM đặt mục tiêu cao ở V.League 2024
- ·Bảng xếp hạng Ngoại Hạng Anh 2024
- ·Thêm một tuyển thủ Việt Nam xuống chơi ở giải hạng Nhất 2024/2025
- ·Ủy ban châu Âu lùi lịch kiểm tra chống khai thác IUU tại Việt Nam
- ·Lịch thi đấu V.League 2024
- ·Nghiên cứu làm chủ công nghệ chế biến sâu đất hiếm tại Việt Nam
- ·3 cầu thủ ngoại không được đá, CLB Thanh Hóa thiệt quân ở trận khai mạc V.League
- ·Thống kê đáng buồn khiến Nguyễn Filip tự thấy thất vọng
- ·HLV Hàn Quốc hết hợp đồng, buồn bã về nước: Cục TDTT lục tục gửi thư mời gia hạn
- ·Tăng cường quản lý sâu năn trên lúa Đông Xuân 2023
- ·Thái Lan dùng đội dự bị cũng thắng tuyển Việt Nam
- ·3 cầu thủ ngoại không được đá, CLB Thanh Hóa thiệt quân ở trận khai mạc V.League
- ·Xuất hiện cầu thủ tên nước ngoài đầu tiên trong đội hình U17 Việt Nam
- ·Đồng vốn nghĩa tình tiếp sức nhà nông
- ·Giải U19 nữ quốc gia xuất hiện đội bóng mới thành lập chưa đầy 1 năm