【kết quả trận bóng đá anh】Kiểm soát chặt hoạt động xuất nhập khẩu để chống gian lận C/O
* PV: Bà có thể cho biết đôi nét về công tác tiếp nhận hồ sơ và cấp chứng nhận C/O Việt Nam của Trung tâm hiện nay, đặc biệt là các trường hợp DN xin cấp C/O xuất đi thị trường Hoa Kỳ?
- Bà Trần Thị Thu Hương:Phòng chống gian lận thương mại là công việc được VCCI làm thường xuyên và liên tục, chứ không phải giờ mới làm. Chúng tôi chú trọng kiểm soát chặt chẽ những mặt hàng rơi vào diện bị các nước lớn tại thị trường EU, Hoa kỳ và các nước áp thuế chống bán phá giá, trợ cấp bù giá.
|
Từ khi chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc xảy ra, việc này còn được tăng cường hơn rất nhiều, cảnh báo trong toàn hệ thống.
VCCI đã thông báo đến các tổ chức cấp C/O phải tăng cường kiểm soát các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này có mức tăng đột biến, xem xét có phù hợp với năng lực sản xuất của DN. Đồng thời, chúng tôi tăng cường kiểm soát các mặt hàng mới, từ trước đến nay chưa thấy DN sản xuất và xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, xem những sản phẩm này có nằm trong danh mục hàng hóa mà phía Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp thương mại (áp thuế chống bán phá giá và trợ cấp) hay không để có biện pháp kiểm tra chặt chẽ, hoặc tư vấn, hướng dẫn để DN thực hiện đúng các quy định về C/O.
* PV: Thời gian qua có thông tin phản ánh tại một số địa phương DN xin cấp C/O cho mặt hàng gỗ ván ép xuất khẩu có dấu hiệu gian lận. Theo bà có cách nào để chứng thực DN có vi phạm hay không?
- Bà Trần Thị Thu Hương:Từ nhiều năm qua, trong quá trình xét duyệt cấp C/O, đối với những mặt hàng cảm thấy có vấn đề, chúng tôi đều có cảnh báo và trao đổi với cơ quan hải quan đề nghị đưa hàng hóa đó vào diện quản lý rủi ro (hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu đầu vào sản xuất và phân loại vào luồng đỏ, vàng).
Có rất nhiều mặt hàng được chúng tôi cảnh báo (như ốc vít, bu lông), cần quản lý rủi ro bằng cách kiểm tra nguồn nguyên liệu ngay từ khâu nhập khẩu để tránh trường hợp DN nhập khẩu về bán thành phẩm, thậm chí thành phẩm mà vẫn kê là nguyên liệu - sắt thép. Tờ khai hải quan là nhập thép nguyên liệu, thép cuộn để kéo thẳng, đột dập tạo thành bu lông, ốc vít, nhưng thực tế là thành phẩm và tìm cách xuất đi Hoa Kỳ…
Đối với trường hợp DN xuất khẩu mặt hàng như gỗ ván ép có dấu hiệu gian lận C/O hay không cần được điều tra nhìn nhận thấu đáo. Trong sản phẩm ván ép, nguyên liệu gỗ được DN nhập khẩu, hoặc thu mua trong dân rồi gia công nhưng chúng ta cần xem mức độ đầu tư, quy trình sản xuất, đặc biệt kiểm tra nguồn nguyên liệu đầu vào để xác định mức độ đáp ứng đủ các điều kiện quy tắc cấp C/O.
Để ngăn ngừa gian lận, khi cấp C/O Việt Nam, chúng tôi đều phải đi kiểm tra đánh giá quy trình, dây chuyền sản xuất của DN. Trong quá trình kiểm tra, rất nhiều DN không đủ điều kiện để cấp C/O. Chúng tôi đã từ chối cấp C/O, ước tính khoảng 1/3 trong tổng số DN được kiểm tra. Trường hợp, DN có nhu cầu cấp giấy chứng nhận xác nhận quy trình công đoạn gia công tại Việt Nam, tạo điều hiện cho DN xuất nhập khẩu, chúng tôi cấp chứng nhận này, trong đó ghi rõ đây không phải là giấy chứng nhận C/O.
* PV: Để ngăn chặn gian lận C/O có hiệu quả, theo bà cơ quan chức năng cần có giải pháp quan trọng nào?
- Bà Trần Thị Thu Hương: Cái khó của VCCI hiện nay là thiếu cơ sở thông tin để biết DN thành lập lúc nào, sản xuất cái gì, chỉ khi hoàn thiện sản phẩm có nhu cầu cấp C/O, DN mới tới VCCI làm thủ tục. VCCI đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) tăng cường trao đổi kịp thời số liệu, dữ liệu của DN.
Ví dụ, VCCI cần sự hợp tác thường xuyên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo các DN mới thành lập, lĩnh vực đầu tư, sản xuất để chúng tôi có thể đánh giá, xem mức độ đầu tư sản xuất đến đâu, quy trình có đáp ứng đủ điều kiện quy tắc C/O hay không để tư vấn ngay từ đầu cho DN, hoặc có thể đưa ra quyết định không cấp C/O đối với DN có dấu hiệu nghi vấn.
Đối với cơ quan hải quan, chúng tôi đề nghị có biện pháp kiểm soát từ đầu vào nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu của DN và đầu ra xuất khẩu, thường xuyên trao đổi, đưa ra cảnh báo cũng như phối hợp áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý gian lận thương mại, gian lận C/O.
* PV: Xin cảm ơn bà!
Hải Linh (thực hiện)
(责任编辑:La liga)
- ·Thị trường châu Á: Giá vàng phục hồi, giá dầu và chứng khoán đi xuống
- ·Houthi lại cản trở các hoạt động cứu trợ nhân đạo tại Yemen
- ·Sớm xây dựng kênh truyền hình về Việt Nam tại Hàn Quốc
- ·Nhật Bản cải tổ Nội các nhằm phá vỡ cục diện khó khăn
- ·Giảm lần thứ 3 liên tiếp, giá xăng RON95
- ·Trung tướng, Phó Giáo sư Lê Hữu Đức từ trần
- ·Xử lý dứt điểm vi phạm đất đai trong Khu Du lịch Hồ Tuyền Lâm
- ·Ethiopia bắn 21 loạt đại bác chào mừng Chủ tịch nước
- ·Sẽ thanh tra toàn diện các nhà mạng về đảm bảo an toàn thông tin
- ·Vì sao Việt Nam nên phát triển điện hạt nhân: Bài 1: Xu hướng điện hạt nhân toàn cầu
- ·Giá xăng tăng hơn 700 đồng, RON95 vượt mốc 24.284 đồng/lít
- ·Thiếu tướng Nguyễn Minh Chính giữ chức Cục trưởng An ninh mạng
- ·Tân Thủ tướng Anh Rishi Sunak đối mặt với nhiều khó khăn
- ·Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam chào xã giao lãnh đạo cấp cao Lào
- ·Lexus Thăng Long
- ·Phó Cục trưởng Cục Quản trị làm Phó giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh
- ·Nga đóng “hành lang ngũ cốc” ở Biển Đen: Khẩu chiến về khủng hoảng lương thực
- ·Tạo khuôn khổ pháp lý cho dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
- ·Hạn, mặn tấn công nhiều diện tích trồng chanh
- ·Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2019