【bd ltd phap】Học trò tôi
Tốt nghiệp xong, mấy tháng liền ngồi không ở nhà vừa buồn, vừa chán thì tôi nhận được quyết định phân công giảng dạy. Lòng vui mừng khôn xiết, tôi hồi hộp mở phong bì xem thì thật hụt hẫng, tôi được phân dạy ở Trường THCS An Xuyên II. Chẳng biết nó nằm ở đâu nhưng tôi biết là xa nhà và không như trước đây tôi từng mong đợi và hy vọng. Tôi buồn não ruột, chẳng muốn đi dạy chút nào. Mẹ tôi tỉ tê: “Thôi ráng đi con, một vài năm rồi xin chuyển ra ngoài này, tuổi trẻ thì phải có lòng nhiệt huyết chứ…”. Tôi suy nghĩ rất nhiều và quyết định ra đi tìm đường… đến trường.
Tốt nghiệp xong, mấy tháng liền ngồi không ở nhà vừa buồn, vừa chán thì tôi nhận được quyết định phân công giảng dạy. Lòng vui mừng khôn xiết, tôi hồi hộp mở phong bì xem thì thật hụt hẫng, tôi được phân dạy ở Trường THCS An Xuyên II. Chẳng biết nó nằm ở đâu nhưng tôi biết là xa nhà và không như trước đây tôi từng mong đợi và hy vọng. Tôi buồn não ruột, chẳng muốn đi dạy chút nào. Mẹ tôi tỉ tê: “Thôi ráng đi con, một vài năm rồi xin chuyển ra ngoài này, tuổi trẻ thì phải có lòng nhiệt huyết chứ…”. Tôi suy nghĩ rất nhiều và quyết định ra đi tìm đường… đến trường.
Năm ấy tôi được phân công dạy và chủ nhiệm lớp 6. Ở trường có nhiều đồng nghiệp đi trước rất nhiệt tình và dễ gần nên tôi cũng thấy an tâm. Mới có mấy tuần mà tôi đã cảm thấy yêu con đường đến trường tự bao giờ. Ðến bây giờ tôi vẫn còn thấy thương mùi rơm của mùa lúa mới. Cảnh hai bên đường là những cánh đồng lúa chín vàng trải dài tít tắp, những bờ chuối chạy dài dọc con đường, những rặng dừa xa xa... thật thanh bình và yên ả.
Lớp tôi có một học trò nữ rất hoạt bát và học giỏi nên tôi tạm thời bầu em làm lớp trưởng, đó là em Muội. Em Chúc Bình học cũng giỏi nhưng trông hơi ốm yếu và hiền hơn nên tôi bầu em làm lớp phó học tập. Tuy thời gian chưa bao lâu nhưng tôi rất có tình cảm với các em, nhất là em Bình, em rất ngoan, lễ phép và tích cực với lớp. Có một vài lần lớp trưởng nghỉ học là em tự giác quản lý lớp mà không đợi tôi nhắc nhở. Tôi thấy em rất giỏi và hy vọng nhiều về em. Thấy hai em rất thân nhau nên tôi vẫn cho hai đứa ngồi chung một bàn.
Mọi việc cứ êm đềm trôi yên ả cho đến một buổi chiều sinh hoạt cuối tuần… Vừa bước vào lớp, em Muội đứng lên trình bày, em mếu máo trông đến tội nghiệp: “Thưa cô, mẹ em cho tiền, em để dành được 100.000 đồng, em để trong phong bì đựng giấy kiểm tra. Lúc đầu giờ em mới đem khoe với bạn Bình, bây giờ mất rồi. Tiền đó em định để dành mua sách…”.
Tôi nhíu mày, khoát tay bảo em hãy bình tĩnh và ngồi xuống. Trước tiên tôi nhắc nhở các em: “Cô đã dặn các em rất nhiều lần, chuyện tiền bạc phải thật cẩn thận, không được mang theo nhiều tiền. Thôi em hãy bình tĩnh, yên tâm lo học để cô điều tra. Lớp mình cô tin tưởng tất cả các bạn không ai làm chuyện xấu ấy đâu, phải không các em?”.
Sau đó tôi gặp riêng Muội, bảo em đừng nghi ngờ các bạn để từ từ cô điều tra.
Tôi gọi em Bình lên văn phòng và hỏi em có biết về số tiền ấy không để xem thái độ em thế nào. Em bảo em có biết số tiền ấy nhưng không biết tại sao lại mất. Sợ mình nghi oan làm ảnh hưởng đến việc học của em nên tôi tạm dừng điều tra. Công việc ngày một nhiều, tôi quên mất sự việc này. Cho đến một hôm, cũng em Muội báo với tôi em lại mất tiền. Tôi bắt đầu âm thầm điều tra…
Suốt mấy hôm liền Bình nghỉ học không xin phép. Tôi phải tìm đến tận nhà để xem thế nào. Ðường đi quanh co, ngoằn ngoèo và thật xa trường, thế mà các em học sinh ở đây vẫn đều đặn đến lớp. Nghĩ đến điều này, tự dưng tôi thấy hổ thẹn với lòng mình vì lúc đầu ngại đường xa không muốn đi dạy. Thì ra, gia đình em Bình đang gặp hoàn cảnh rất khó khăn và bất hạnh. Cha rượu chè, cờ bạc bỏ đi, mẹ làm thuê và đau ốm suốt, nhà lá đơn sơ chẳng thứ gì quý giá ngoài chiếc ti-vi cũ. Vào nhà em, tôi ấn tượng nhất là những tấm giấy khen của em. Mấy hôm nay em nghỉ học vì phải ở nhà chăm sóc mẹ bị bệnh. Thấy hoàn cảnh của em tôi không cầm được nước mắt. Em đã cần cù, chịu khó học trong khi một số em nhà rất khá giả mà không chịu học hành gì cả. Hằng ngày em phải quá giang Muội đi học.
Sắp đến thi học kỳ 1, tôi nảy ra ý tưởng gợi ý cho cả lớp ủng hộ bạn nghèo vượt khó đến trường. Sau khi nghe tôi trình bày, cả lớp đồng ý ngay. Thế là cả cô và trò cùng nhau dành dụm tiền tiết kiệm bằng cách thu gom giấy vụn bỏ ống heo. Kết thúc học kỳ 1, Bình đạt danh hiệu học sinh giỏi và có điểm trung bình cao nhất khối. Ðập ống heo, còn thiếu tiền, tôi bù thêm vào và mua tặng Bình chiếc xe đạp đi học.
Tôi tìm mãi mới được một chiếc xe đạp cũ nhưng vẫn còn rất tốt. Tôi trao cho em, hy vọng nó sẽ là bạn đồng hành cùng em đến trường và là kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời em. Bỗng dưng tôi thấy tay em run run và rồi em bật khóc, nức nở. Em lấy tay quẹt nước mắt và thú nhận tất cả tội lỗi của mình, em nói trong những tiếng nấc nghẹn ngào: “Thưa cô, em có lỗi với cô và các bạn, nhất là với bạn Muội. Thật ra số tiền kia là do em lấy vì em thấy mẹ quá vất vả nên em… Phần quà này em không xứng đáng để nhận. Em mong cô và cả lớp hãy tha lỗi cho em…”.
Tôi nhẹ nhõm cả người. Cuối cùng thì cũng tìm ra được thủ phạm. Lúc đó tôi đã khuyên em rất nhiều và tôi biết đây là bài học đáng nhớ với Bình và cả lớp. Biết mình sai mà sửa đổi thì mới tiến bộ. Với sự thành khẩn và với thành tích học tập của Bình, phần thưởng đó xứng đáng dành cho em.
Cuối năm đó, cả hai em đều đạt học sinh giỏi và vẫn là bạn thân của nhau. Thời gian vẫn cứ trôi và cuộn tròn những kỷ niệm. Thấm thoát tôi ra trường và đi dạy đã hơn 2 năm. Lớp 6 tôi chủ nhiệm giờ đây các em đã lên lớp 8. Lại thêm một mùa tựu trường nữa đến với tôi. Ý định chuyển trường kia tôi đã quên tự bao giờ vì xung quanh tôi toàn những thứ quen thuộc và thân thương. Tôi lại tiếp tục dạy các em nhưng không chủ nhiệm. Dạy được hai tuần đầu năm thì tôi nhận được quyết định chuyển về Trường THCS phường 1. Chẳng biết buồn hay vui nhưng tôi biết “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn”.
Tiết học cuối cùng chia tay lớp, tụi nhỏ khóc rất nhiều và tôi cũng khóc. Thực ra tôi chưa có sự chuẩn bị gì cho buổi chia tay này và các em cũng vậy. Ngày hôm sau tôi đến trường bàn giao công việc cho giáo viên khác, thấy tôi các em chạy ùa ra, em Bình chạy đến ôm tôi và dúi vào tay tôi một bọc ổi chín: “Em không có quà gì tặng cô nên hái tặng cô bọc ổi này”.
Tôi rất cố gắng nhưng nước mắt vẫn rơi. Tấm lòng mộc mạc, món quà chân quê mà ý nghĩa thật thiêng liêng. Mùi ổi thơm ngào ngạt, nồng nàn như tấm lòng các em dành tặng cho tôi. Làm sao tôi có thể quên được giây phút này.
Bây giờ, mỗi lần đến mùa ổi chín, thế nào tôi cũng mua về bởi tôi thích cái mùi rất ngọt ngào và khó giấu của nó. Nhưng có lẽ chẳng có trái ổi nào ngọt bằng những trái ổi mà em Bình đã dành tặng cho tôi...
(Bài đoạt giải Khuyến khích cuộc thi viết “Thầy và trò cùng vượt khó”)
Nguyễn Dạ Ngọc, Trường THCS Ngô Quyền
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc đầu tháng 5/2020
- ·Tuyên dương 100 đoàn viên tiêu biểu xuất sắc
- ·5 phương án xây dựng tiêu chí “điểm sàn” Đại học
- ·Nhiệm vụ, quyền hạn của trường mẫu giáo tư thục
- ·Con trai bại não, con gái ung thư, gia đình nghèo rơi vào bế tắc
- ·Trường THCS Minh Hưng kỷ niệm 20 năm thành lập
- ·Nguyễn Thị Hương Giang đoạt giải nhất Chỉ huy đội giỏi
- ·Tuyên truyền tác hại của đồ uống có cồn trong trường học
- ·Gần 150 triệu đồng đến với Đặng Ngọc Lân
- ·Khởi công xây dựng trường giáo dục chuyên biệt Bình Minh
- ·Không có bằng lái xe, bị người khác đâm cũng phải chịu bồi thường?
- ·Phối hợp để thực hiện giáo dục hướng nghiệp
- ·Tạm dừng cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
- ·700 đoàn viên, thanh thiếu nhi tham gia Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ
- ·Không có 70 triệu đồng mổ tim, tính mạng bé trai nguy kịch
- ·Đưa vào hoạt động thư viện trường học hiện đại đạt chuẩn
- ·“Tuần sinh hoạt công dân
- ·Năm 2013, phong trào thanh niên ở tỉnh được xếp loại xuất sắc
- ·Bố mất trước ông bà, các con thắc mắc hỏi chia thừa kế
- ·Mái nhà chung của học sinh dân tộc thiểu số ở Bù Gia Mập