会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhan dinh c2】Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Góc nhìn từ “người trong cuộc”!

【nhan dinh c2】Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Góc nhìn từ “người trong cuộc”

时间:2025-01-11 09:38:04 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:375次
Phát triển công nghiệp hỗ trợ Nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ: Làm sao để cung đáp ứng cầu?áttriểncôngnghiệphỗtrợGócnhìntừngườitrongcuộnhan dinh c2 VEAM - Doanh nghiệp chủ lực của ngành cơ khí Việt Nam

Nền tảng kinh nghiệm

Thái Nguyên được xem như trung tâm sản xuất công nghiệp hỗ trợ lâu đời nhất Việt Nam. 3 doanh nghiệp tuổi đời ngót nghét nửa thế kỷ, sản xuất linh kiện ô tô, xe máy lớn nhất khu vực phía Bắc hiện nay đóng trên địa bàn Thái Nguyên là: Công ty Công ty TNHH MTV Diesel Sông Công (DISOCO), Công ty CP Phụ tùng máy số 1 (FUTU1), Công ty CP Cơ khí Phổ Yên (FOMECO). Cả 3 đơn vị này đều là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM). Doanh nghiệp non trẻ nhất như DISOCO cũng đã được 43 năm thành lập, lâu hơn là FUTU1 năm nay tròn 55 năm thành lập.

Điều đó cho thấy nền tảng vững chắc về kinh nghiệm của các doanh nghiệp này trong lĩnh vực cơ khí đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ- Vấn đề này hết sức quan trọng đối với các đối tác là các nhà sản xuất đa quốc gia. Cũng vì lẽ đó mà 3 doanh nghiệp này luôn là những doanh nghiệp đầu tầu của VEAM trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và mang lại nguồn doanh thu, lợi nhuận ổn định cho Tổng Công ty.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Góc nhìn từ “người trong cuộc”
Sản xuất thân động cơ điện cho thị trường Nhật Bản của DISOCO

Ông Hoàng Văn Minh - Giám đốc DISOCO cho biết: “Rất ít doanh nghiệp cơ khí tư nhân có hàng trăm kỹ sư trình độ tay nghề cao với máy móc thiết bị được đầu tư như các doanh nghiệp cơ khí nhà nước có lịch sử, bề dày kinh nghiệm. khi đối tác đặt hàng, các khách hàng phải đánh giá năng lực sản xuất của công ty thông qua hệ thống quản lý chất lượng, thiết bị máy móc, con người… có đạt họ mới ký hợp đồng. Quá trình sản xuất, khách hàng và doanh nghiệp cùng nhau làm, cùng nhau đánh giá kiểm tra chất lượng sản phẩm, cùng nhau chia sẻ những khó khăn và tìm hướng giải quyết. Điều này được thể hiện rất rõ qua các đối tác Nhật Bản".

Ông Minh dẫn chứng, năm 2005 DISOCO đầu tư dây chuyền sản xuất trục khuỷu xe máy do doanh nghiệp Nhật Bản chuyển giao. Các kỹ sư của DISOCO được chuyên gia của Nhật đào tạo để có thể vận hành được dây chuyền. Đến nay sau 17 năm DISOCO đã sản xuất được hơn 72 triệu sản phẩm nhưng chưa từng để xảy ra một sản phẩm lỗi nào và doanh nghiệp cũng đã từng được Honda trao giải OUSTANDING QUALITY SUPPLIER.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Góc nhìn từ “người trong cuộc”
Dây chuyền Đúc tự động hiện đại do phía đối tác Nhật Bản chuyển giao cho DISOCO

Gần đây nhất, năm 2019, DISOCO tiếp tục đầu tư dây chuyền Đúc tự động hiện đại do đối tác phía Nhật Bản chuyển giao với trị giá khoảng 13 triệu USD. Đến nay dây chuyền hoạt động rất tốt và cho ra các sản phẩm độ chính xác rất cao, chất lượng ổn định, được các khách hàng Nhật Bản, Mỹ đánh giá cao.

Khẳng định thêm về tầm quan trọng của nền tảng con người và kinh nghiệm đối với doanh nghiệp ngành cơ khí nói chung ông Minh cho biết: Đơn cử như dây chuyền đúc, không phải doanh nghiệp có tiền nhập dây chuyền về là sản xuất được, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có rất nhiều kinh nghiệm. Hiện DISOCO đã làm chủ được các vấn đề như thiết kế, chế tạo khuôn mẫu, công nghệ đúc, nhờ đó chúng tôi mới cạnh tranh được.

Được thành lập từ năm 1980, với sự giúp đỡ của Liên Xô, DISOCO có nền tảng chuyên sản xuất động cơ 50 mã lực, động cơ 4 xi lanh từ thiết kế, tạo phôi, gia công cơ khí, lắp ráp động cơ và xuất bán ra thị trường.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Góc nhìn từ “người trong cuộc”
Sản xuất vỏ hộp số ô tô ở DISOCO

Khách hàng đến với DISOCO họ rất ấn tượng vì họ có thể đặt hàng ở 1 chỗ thay vì phải đến nhiều doanh nghiệp. Ở DISOCO, khách hàng được đáp ứng đầy đủ từ phôi đúc, rèn, gia công cơ khí, lắp ráp.. nghĩa là một quá trình cơ bản của gia công cơ khí.

Hiện 80% doanh thu của DISOCO đến từ các khách hàng FDI Nhật Bản và Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Mỹ. DISOCO áp dụng 4 hệ thống quản lý chất lượng, năng lượng và môi trường ISO 9001-2015, IATF 16949-2016, ISO 14001-2015 và ISO 50001-2018 nên đáp ứng được yêu cầu cao của các khách hàng. Điều này nói lên năng lực và trình độ sản xuất của DISOCO trong chuỗi cung ứng linh kiện ô tô, xe máy.

Tương tự như DISOCO, với nền tảng 55 năm hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, chuyên chế tạo gia công bộ hơi, xi lanh, bánh răng… FUTU1 cũng là một trong những doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ uy tín được các doanh nghiệp Mỹ, Nhật, Ý lựa chọn hợp tác khi đầu tư tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Đức Dũng – Phó Giám đốc FUTU1 chia sẻ, năm 2022, chúng tôi sản xuất khoảng 39 triệu sản phẩm của hơn 400 ngành/mặt hàng khác nhau cung cấp cho các đối tác chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật Bản và Châu Âu. Khoảng 80% doanh thu của FUTU1 là sản xuất linh kiện, chi tiết, phụ tùng cho các doanh nghiệp sản xuất xe máy của Nhật Bản và của Ý tại Việt Nam. Ngoài cung cấp linh kiện xe máy, FUTU1 cũng đã phát triển các sản phẩm cơ khí cho các hãng sản xuất, lắp ráp ô tô như: Vinfast, Schaeffler, KHD, Asahi, Krico…

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Góc nhìn từ “người trong cuộc”
Với bề dày kinh nghiệm và công nghệ Futu1 hoàn toàn đáp ứng được các đơn hàng sản xuất linh kiện ô tô, xe máy

Với bề dày kinh nghiệm, FUTU1 có năng lực để sản xuất, đáp ứng các chi tiết, linh kiện cho xe máy và phụ tùng, đáp ứng các tiêu chuẩn của đối tác thông qua hệ thống quản lý chất lương hiện đại như: Tiêu chuẩn ISO 9001:2015; tiêu chuẩn ISO 14001:2015; tiêu chuẩn ISO 50001:2018 và hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn cho ngành ô tô IATF 16949:2016….Với tiêu chuẩn như vậy FUTU1 hoàn toàn có khả năng sản xuất linh kiện cho xe ô tô”- ông Dũng khẳng định.

Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nhân lực

Đầu tư, đổi mới sản phẩm, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp cơ khí đặc biệt là đối với DISOCO.

Tại Việt Nam, đặc điểm lao động đầu vào chủ yếu được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật về mặt lý thuyết khá tốt, tuy nhiên về mặt thực hành còn hạn chế.

Các doanh nghiệp Nhật Bản theo mô hình cầm tay chỉ việc … các bước rất cụ thể và qua hướng dẫn của chuyên gia Nhật, lực lượng lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam tiếp thu rất nhanh chóng.

Đầu tư công nghệ cho lĩnh vực sản xuất cơ khí là rất lớn, trong khi lợi nhuận thấp, thường chỉ đạt trên 10% là cao rồi. Để đạt được tỷ suất lợi nhuận này đòi hỏi doanh nghiệp có hệ thống quản trị hiện đại.

Vì lẽ đó, DISOCO phải tận dụng tối đa năng lực của đối tác và của xã hội, dựa trên nguồn lực con người, thiết bị, dây chuyền được đầu tư, công ty cũng nhận làm các sản phẩm công đoạn sau của các sản phẩm máy móc phục vụ trong sản xuất nông nghiệp thông qua hợp tác với các doanh nghiệp trong VEAM và các doanh nghiệp trong nước nhằm tạo nên sức mạnh chung. Đây chính là phần việc mang lại 20% doanh thu cho DISOCO.

Mỗi năm DISOCO dành trung bình khoảng trên 50 tỷ đồng để đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm. Trong năm 2022- 2023 DISOCO triển khai dự án Đầu tư dây chuyền dập nóng phôi rèn với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 132,01 tỷ đồng, hiện công ty đang triển khai các công việc trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Là doanh nghiệp có đến trên 88% vốn của nhà nước nên DISOCO rất cẩn trọng khi đầu tư. Nhiều thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ cho sản xuất chúng tôi còn thiếu nhưng không thể đầu tư ngay lập tức được, phải đầu tư từng bước và hoàn thiện dần, đầu tư đến đâu phải khai thác tận dụng tối đa nguồn lực đến đó để mang lại hiệu quả cao nhất”- ông Minh cho biết.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Góc nhìn từ “người trong cuộc”
Linh kiện ô tô được Futu1 sản xuất cho khách hàng tại Mỹ

Trong khi đó tại FUTU1 và FOMECO năm 2023 cả hai đơn vị này dự kiến cũng tiếp tục đầu tư cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc mời các chuyên gia Hàn Quốc đến hỗ trợ kỹ thuật trong công nghệ rèn dập; tiếp tục đào tạo TPM – Duy trì năng suất tổng thể cho các cán bộ kỹ thuật.

Điều đó cho thấy, nền tảng con người, kinh nghiệm và công nghệ hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ để có thể cạnh tranh, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo báo cáo của VEAM, năm 2022 mảng công nghiệp hỗ trợ tiếp tục là mảng phát triển ổn định và có sự tăng trưởng cao, đặc biệt phụ tùng xe máy chiếm khoảng 40% doanh thu sản xuất công nghiệp, tăng 37% so với năm 2021 và vượt 32% kế hoạch năm 2022. Phụ tùng máy động lực và phụ tùng ô tô cũng tăng lần lượt 10% và 26% so với năm 2021.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Tấn công mạng toàn cầu: Việt Nam đã có trường hợp bị nhiễm mã độc
  • Cần những tấm lòng yêu thương
  • Trung Quốc và Ấn Độ đạt được đồng thuận về vấn đề biên giới
  • Ấn Độ lo ngại trước cảnh báo mạnh mẽ từ Tổng thống đắc cử Donald Trump
  • Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
  • Nơi đào tạo kiến trúc sư cho miền Trung và Tây Nguyên
  • Rộ tin Slovakia có thể bán pháo tự hành cho Ukraine
  • Tỷ giá Euro hôm nay 6/10/2023: Đồng Euro tăng kênh ngân hàng, giảm ngoài chợ đen
推荐内容
  • Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt
  • Khoa Ngữ văn Trường đại học Khoa học kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển
  • Bảo hiểm nhân thọ
  • Tiếp tục “sờ gáy” các doanh nghiệp  nhập phế liệu có dấu hiệu vi phạm
  • Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
  • Công bố tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm: Sợ số liệu “ma“?