【tỉ số trực tiếp hôm nay】Chung cư 30 tầng không phép giữa Thủ đô: Đùn đẩy trách nhiệm?
Mới đây, tập thể cư dân chung cư CT6 Kiến Hưng (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông) có đơn kiến nghị cơ quan chức năng Hà Nội sớm cấp sổ đỏ cho người dân mua nhà dự án này. Theo phản ánh các hộ dân ở đây, họ mua nhà dự án CT6 Kiến Hưng và đã chuyển về ở được mấy năm nay nhưng vẫn không được cấp sổ đỏ. Việc này khiến sinh hoạt của các gia đình gặp nhiều khó khăn, một số người đã mua được nhà mới nhưng không thể bán căn hộ cũ.
Ông Trương Mạnh Thắng, Thành viên Ban quản trị chung cư CT6 cho biết, khu đất chủ đầu tư xây dựng trái phép tòa nhà CT6C là đất khu vui chơi giải trí, phục vụ cộng đồng toàn bộ dự án. Cư dân ở đây bức xúc và cho rằng đã bị CĐT lừa dối, đưa vào đây ở. Trong khi đó, hệ thống PCCC kém, sổ đỏ không thể cấp được do đây là công trình sai thiết kế. Trước kiến nghị của cư dân tòa nhà CT6 về việc chậm cấp sổ đỏ tại đây, UBND thành phố Hà Nội đã có báo cáo và trả lời kiến nghị cử tri về vấn đề bức xúc này.
Trách nhiệm của đơn vị nào?
Đại diện UBND phường Kiến Hưng (quận Hà Đông) cho biết, thời điểm tòa nhà CT6 Kiến Hưng xây dựng giữa lúc vừa sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội. UBND xã vừa lên phường nên có nhiều xáo trộn. Lúc đó chưa có đội chuyên môn quản lý về trật tự xây dựng. “Tôi nghĩ cũng lâu rồi nên rất khó tìm được biên bản, phải tìm được người quản lý hồ sơ. Trong khi anh em chuyển đổi công tác liên tục”, đại diện UBND phường nói.
Trao đổi với phóng viên, đại diện Thanh tra Sở Xây dựng (TTXD) Hà Nội cho biết, dự án khởi công từ năm 2009 đưa vào sử dụng từ năm 2012 nhưng đến cuối năm 2013 Hà Nội mới có quyết định chuyển lực lượng TTXD về sở do đó Sở Xây dựng không lưu trữ hồ sơ khu CT6 Kiến Hưng. “Thời gian trước, do lực lượng mỏng nên TTXD làm theo chuyên ngành, kế hoạch, mỗi năm chỉ có 4, 5 cuộc thanh tra. Tôi khẳng định chung cư CT6 Kiến Hưng không nằm trong kế hoạch thanh tra khi đó”, đại diện Sở Xây dựng nói. Theo vị này, sau đó Thanh tra Bộ Xây dựng và Thanh tra nhà nước thành phố tiến hành thanh tra nên các đơn vị không vào kiểm tra để tránh chồng chéo. Tuy nhiên, có vi phạm hay không thì tất cả biên bản đều lưu tại UBND phường Kiến Hưng bởi trật tự xây dựng thuộc trách nhiệm của lực lượng quản lý xây dựng phường Kiến Hưng và quận Hà Đông.
Luật sư Nguyễn Hồng Hà (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, do cư dân đã vào ở ổn định trong chung cư sai phạm nên Hà Nội chấp nhận “sự đã rồi” hợp thức hóa làm sổ đỏ cho sai phạm. Tuy nhiên, để xảy ra sai phạm quá lớn như vậy trách nhiệm rất lớn thuộc về chính quyền cấp địa phương. Không có lý gì mà một tòa nhà khổng lồ tồn tại nhiều năm như vậy chính quyền lại không biết. “Trước hết cần xử lý nghiêm những trường hợp bỏ lọt sai phạm trên. Lâu dài, cần phải có cơ chế hiệu quả trong việc giám sát quản lý trật tự xây dựng đô thị”, Luật sư Hà nói.
Lãnh đạo của Sở TN&MT Hà Nội thông tin, hiện đã cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho các hộ dân của hai tòa nhà CT6A và CT6B. Đối với tòa CT6C Sở đã làm báo cáo đề xuất phương án giải quyết gửi UBND thành phố Hà Nội. Sở TN&MT sẽ thực hiện cấp giấy chứng nhận cho người dân khi được UBND thành phố chấp thuân.
Quận Hà Đông “né” trả lời về chung cư 30 tầng sai phép Chiều 15/5, Đoàn giám sát HĐND thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn làm trưởng đoàn làm việc với quận Hà Đông về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm luật đất đai trên địa bàn. Theo báo cáo, trên địa bàn quận Hà Đông còn 7 dự án, tương ứng với 10 đồ án chậm triển khai. Phát biểu tại buổi giám sát, nhiều đại biểu chỉ rõ, số liệu báo cáo của UBND quận Hà Đông còn chênh lệch so với báo cáo của các Sở Xây dựng, Sở TN&MT. Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Hoài Nam chất vấn về các trường hợp chủ đầu tư sử dụng sai mục đích, xây dựng sai quy hoạch. “Vụ Kiến Hưng đang ầm ĩ lên rồi. Quy hoạch 1/500 cho phép xây 2 tòa nhà và 34 biệt thự liền kề, còn lại một tòa làm hành chính văn phòng nhưng rồi để chủ đầu tư biến dạng thành một tòa nhà hơn 600 căn hộ không có quy hoạch, không có giấy phép...Các đồng chí phải trả lời có chuyện đó không? Báo chí đưa rồi, cử tri cũng kiến nghị. Vậy sai phạm nằm ở đâu? Có điều chỉnh quy hoạch hay không?”, ông Nam đặt câu hỏi. Trao đổi tại buổi giám sát, Bí thư Quận ủy Hà Đông Lê Cường trả lời trong thời gian tới sẽ bổ sung, hoàn thiện báo cáo với đoàn giám sát, cập nhật danh sách các dự án sai phạm từ thông tin của các sở, ngành và giải trình đầy đủ. “Với trách nhiệm của quận, trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra...Đối với các dự án có sai phạm sẽ có trách nhiệm xử lý sớm nhất”, ông Cường nêu. Trường Phong |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hệ thống lọc nước đầu nguồn: Giải pháp từ Việt Hàn cho nguồn nước sạch và an toàn
- ·Mỹ Tâm bất ngờ tổ chức liveshow ở sân vận động Mỹ Đình
- ·Giá chip máy tính sẽ giảm trong năm 2018
- ·Tăng cường kiểm soát hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thủy sản
- ·Quy tụ sản phẩm tinh hoa về công nghiệp nông thôn tiêu biểu của các tỉnh khu vực phía Bắc
- ·Không gian Tết Việt xưa và nay tại Hội Xuân 2018
- ·Việt Nam thu hút gần 8 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp của Thái Lan
- ·Thận trọng khi trao giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 5
- ·Giá vàng hôm nay, 11/11, giảm sốc, Mỹ có thể tăng thêm lãi suất
- ·Thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Thụy Điển
- ·Nhật Bản muốn đẩy mạnh hợp tác gia công xuất khẩu thủy sản với hợp tác gia công xuất khẩu thủy sản
- ·Nhiều cơ hội đầu tư sang Vương quốc Anh
- ·Giáo sư Michiko Yoshii yêu cầu nhà sản xuất 'Em và Trịnh' xin lỗi
- ·Thị trường chứng khoán 4/1: Có nên bắt đáy trong giai đoạn này?
- ·Công ty Điện lực Long An tổ chức Hội nghị khách hàng khu vực Cần Đước, Cần Giuộc
- ·Giá trông xe sau Tết tăng bát nháo
- ·Rhymastic mất 2 năm làm 6 ca khúc về tình yêu
- ·Thị trường chứng khoán 3/1: Giai đoạn nhạy cảm và chưa rõ xu hướng của thị trường
- ·Châu Thành
- ·Giá trị vốn hóa thị trường trên HNX đạt gần 190 nghìn tỷ đồng