【bảng xếp hạng a league úc】Nỗi niềm chứng chỉ và câu trả lời của 2 Bộ trưởng Nội vụ
Gánh nặng chứng chỉ đã từng được nhiều ĐBQH ví như “giấy phép con”,ỗiniềmchứngchỉvàcâutrảlờicủaBộtrưởngNộivụbảng xếp hạng a league úc “hành trình khốn khổ, tốn kém”, “chạy” chứng chỉ để qua các cửa ải.
Chứng chỉ vào nghị trường
Nhiều ĐBQH đặt hàng loạt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Nội vụ tại nhiều kỳ họp của Quốc hội khóa XIV. Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân khi ấy đã đưa ra lời cam kết sẽ cắt giảm các loại chứng chỉ không cần thiết để giảm gánh nặng với công chức, viên chức.
Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV vào tháng 11/2019, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (đoàn Hưng Yên) nêu thực tế, yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học còn mang tính hình thức. Bởi nhiều cán bộ, công chức, viên chức vì muốn cho đủ “thủ tục” nên đã đăng ký lớp học ngoại ngữ, tin học với thời gian học rất ngắn nên chất lượng các chứng chỉ không thực chất.
Bên cạnh đó, nhiều ngành nghề, lĩnh vực chưa thực sự cần đến các chứng chỉ này nên sau khi lấy chứng chỉ không sử dụng đến. Vì vậy, mục đích có chứng chỉ nhằm đủ điều kiện để thi xét nâng ngạch còn mang tính hình thức và gây tốn kém cho đội ngũ công chức, viên chức.
Từ đó, đại biểu đặt vấn đề xem xét bỏ quy định phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học khi thi xét nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.
Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (đoàn Phú Yên) cũng nêu tâm tư của nhiều cử tri về sự mệt mỏi của việc làm sao để hoàn thiện các văn bằng, chứng chỉ mà cử tri cho rằng không khác gì những “giấy phép con”.
Nguyên Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân |
Trả lời chất vấn khi ấy, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân nhìn nhận: “Tôi thấy rất phiền hà về văn bằng chứng chỉ. Không chỉ thi thăng hạng hay xét nâng ngạch đâu các đồng chí, mà còn ở quy trình bổ nhiệm. Nhiều quá!”.
Ông Tân cho biết, quy định về tiêu chuẩn văn bằng chứng chỉ này có từ năm 1993 và cho rằng: “Tôi nghĩ hai mươi mấy năm rồi thì phải sửa chứ. Bộ Nội vụ xin nhận khuyết điểm này. Một quyết định mà 20 năm không sửa, để thủ tục rườm rà”.
Bộ trưởng Nội vụ đã cam kết sẽ sửa quy định về văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học vào năm 2020 sau khi Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức được sửa đổi để không còn là gánh nặng với công chức, viên chức.
Sau khi nghe Bộ trưởng trả lời, đại biểu Đinh Duy Vượt (đoàn Gia Lai) chia sẻ, lời khẳng định của Bộ trưởng có lẽ sẽ giúp gần 100% cán bộ, công chức rất vui mừng, vì tới đây sẽ bớt được hành trình khốn khổ, tốn kém để “chạy” chứng chỉ để qua các cửa ải.
Tuy nhiên, đại biểu đề nghị Bộ trưởng nêu rõ hơn các giải pháp tổ chức thực hiện để cán bộ, công chức “vừa tránh vỏ dưa, vừa tránh được vỏ dừa”.
Đại biểu Đinh Duy Vượt đưa ra ví dụ cụ thể về việc phát thanh viên người dân tộc phát thanh tiếng dân tộc không có bằng ngoại ngữ thì buộc phải lấy bằng tiếng dân tộc; giáo viên các cấp vùng sâu, vùng xa cũng như thế, nếu không sẽ bị loại ngay từ vòng đầu.
Đại biểu đề nghị, văn bằng, chứng chỉ nên quy định vị trí việc làm cụ thể, chức danh cụ thể không thể buộc cán bộ công chức nào cũng phải có tất cả các loại văn bằng, chứng chỉ. Ý kiến này đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân tiếp thu sau đó.
Một năm sau, đến kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV vào tháng 11/2020, đại biểu Nguyễn Văn Chiến (TP.Hà Nội) nhắc lại lời hứa của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân về việc sẽ sớm bỏ những chứng chỉ như chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, loại bỏ tình trạng thi nhau đi học các chứng chỉ để hoàn thành các tiêu chuẩn thăng hạng, nâng ngạch.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, trong quá trình tổ chức triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chức và Viên chức, các nghị định của Chính phủ xem xét giảm bớt các thủ tục, trong đó không cần phải yêu cầu có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nữa.
Thủ tướng chỉ đạo gỡ khó cho hàng triệu giáo viên
Trong khi câu chuyện chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với công chức, viên chức mới được cam kết cắt giảm thì vào đầu tháng 2/2021 hàng triệu viên chức ngành giáo dục chới với khi Bộ GD-ĐT ra chùm thông tư về bổ nhiệm và xếp hạng giáo viên.
Những quy định này đã dẫn đến làn sóng ồ ạt “đi học, đi thi chứng chỉ” diễn ra trên khắp cả nước.
"Chẳng biết cần hay chưa nhưng mọi người đi học thì mình cũng phải đi cho an tâm, không đến lúc cần lại không có”, một giáo viên ở Quảng Trị chia sẻ với VietNamNet.
Gánh nặng chứng chỉ đã từng được nhiều ĐBQH ví như “hành trình khốn khổ, tốn kém” |
Cũng tâm lý này, hàng trăm giáo viên mầm non mạo hiểm đến trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên để học bồi dưỡng hồi tháng 5 vừa qua dù tỉnh đang có dịch Covid-19.
Độc giả VietNamNet kể, nhiều trường đại học, cao đẳng sư phạm có chức năng đào tạo chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hoặc các trung tâm liên kết với những trường này đã gửi thông báo chiêu sinh đến các địa phương, các trường.
Tùy từng nơi mà chi phí cho một khóa bồi dưỡng và thi chứng chỉ vào khoảng 2-3,5 triệu đồng. Thậm chí, có người cho rằng, đó là "giá cứng", còn trọn gói phải lên tới 5 triệu đồng.
Một lần nữa câu chuyện chứng chỉ bồi dưỡng lại được đặt ra với các nhà hoạch định chính sách.
Trước sự phản ánh của báo chí, ngày 19/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi đó đã yêu cầu các bộ ngành liên quan chỉ rõ những loại chứng chỉ nào là điều kiện để được bổ nhiệm thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; chứng chỉ nào là bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời, người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu phân loại chứng chỉ bắt buộc và không bắt buộc trong quản lý viên chức.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định 101/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các quy định khác có liên quan; Bộ GD-ĐT báo cáo cụ thể về nội dung tương tự nêu trên đối với chức danh nghề nghiệp giáo viên cơ sở công lập các cấp.
Chứng chỉ không còn để "làm đẹp hồ sơ"
Đầu tháng 6 vừa qua, hàng triệu công chức, viên chức thật sự vui mừng khi hay tin Bộ Nội vụ đề xuất với Thủ tướng cắt giảm hàng trăm chứng chỉ bồi dưỡng.
Bộ Nội vụ đề nghị bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã tiếp nối và quyết tâm thực hiện lời cam kết của người tiền nhiệm |
Cụ thể là bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ của 74 ngạch công chức và 155 chức danh nghề nghiệp viên chức; bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ tin học của 74 ngạch công chức và 142 chức danh nghề nghiệp viên chức.
(责任编辑:La liga)
- ·Làm sao để ly hôn với chồng ưa bạo lực gia đình?
- ·Chủ tịch Quốc hội: Có trường hợp đi giám sát rất hùng hồn, về chẳng thấy gì
- ·Vụ thanh niên đâm chết 2 nữ sinh: Mẹ đến sơ cứu mới biết con gái là nạn nhân
- ·Hút cát tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, một cá nhân bị xử phạt hơn 300 triệu đồng
- ·Cơ cực người phụ nữ bệnh tim nuôi mẹ già và đứa con tật nguyền
- ·Chân dung giang hồ Cường “quắt” liên quan đến vụ ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt
- ·Hiện trạng tuyến đường huyết mạch cửa ngõ TP.HCM 'chờ' 4.300 tỷ đồng để mở rộng
- ·Bộ trưởng GTVT: Không thu phí cao tốc sẽ gặp khó vì kinh phí khổng lồ để bảo trì
- ·Hai vợ chồng bệnh tật hiểm nghèo không còn nhà để ở
- ·Đại biểu Quốc hội đề xuất lựa chọn vị trí đẹp xây điểm ngắm cảnh trên quốc lộ
- ·Làm gì với ‘phố Trung Quốc’ ở Hà Tĩnh?
- ·Trao 100 triệu đồng hỗ trợ Đại úy Công an bị đứt lìa 2 chân khi bắt cát tặc
- ·Hố tử thần xuất hiện sau mưa lớn, lấn sâu vào đường liên huyện ở Hà Tĩnh
- ·Cảnh sát biển bắt quả tang tàu hút cát trái phép trên biển
- ·Gây tai nạn mà chưa đền bù, có được phép lấy xe vi phạm?
- ·Đại gia Dương Tấn Trước đồng lõa với bà Trương Mỹ Lan tham ô hơn 4.000 tỷ đồng
- ·Cử tri TP Thủ Đức đề nghị xem lại giá bồi thường quá thấp của dự án Vành đai 3
- ·Phó chủ tịch xã thu 8 triệu để làm giấy khai sinh: Do cấp dưới hướng dẫn sai
- ·Hiệu trưởng hay trưởng phòng giáo dục quyết định?
- ·Dự báo thời tiết 21/11/2023: Miền Bắc nắng 28 độ, Nghệ An