【kq cup c3】Xuất khẩu tôm bền vững cần ưu tiên xây dựng chuỗi khép kín
Xây dựng chuỗi nuôi trồng, chế biến
Chia sẽ về nguồn nguyên liệu cho tôm xuất khẩu, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Fimex Việt Nam cho rằng, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển ngành tôm. Trong đó, tiềm năng về nuôi và chế biến đều khá thuận lợi. Việt Nam có trình độ nuôi tôm trên ngưỡng trung bình thế giới, nhiều trang trại nuôi tôm đạt chuẩn quốc tế. Về chế biến, cả nước có gần 100 nhà máy chế biến tôm, công suất chung khoảng 500.000 tấn/năm. Trong đó có nhiều nhà máy chế biến quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu của các hệ thống phân phối lớn… Tuy nhiên, ông Lực cũng chỉ ra nhiều thách thức khiến các DN thủy sản chưa khai thác được tiềm năng sẵn có. Đó là, diện tích nuôi tôm tự phát phát triển nhiều, nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ lớn khiến việc kiểm soát bị hạn chế.
Từ thực tế trên, để có nguồn nguyên liệu tốt phục vụ cho chế biến XK, cần có quy hoạch vùng nuôi chi tiết và đầu tư thỏa đáng. Theo đó, thực hiện các vùng nuôi lớn, quy mô trang trại theo chuẩn quốc tế, đặc biệt Nhà nước cần có nguồn tín dụng cho chuỗi nuôi trồng và chế biến tôm.
Nhận định về khả năng cung cấp và cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam tại thị trường EU, ông Jira Takeuchi, Giám đốc Bonmea GMBH cho rằng, xu hướng tiêu thụ tôm tại các nước EU là tăng nhu cầu đối với tôm hấp. Các nước này quan tâm đến môi trường, an toàn thực phẩm. Vì thế, các nhà chức trách EU kiểm soát chặt chẽ kháng sinh. “Với số lượng trang trại nuôi, nhà máy được chứng nhận các biện pháp thực hành nuôi tốt, an toàn thực phẩm; nhiều DN nâng cấp dây chuyền chế biến, đầu tư lớn vào các trang trại nuôi tôm siêu thâm canh, được kiểm soát chặt chẽ… sẽ là cơ hội cho tôm Việt Nam có chỗ đứng vững trên thị trường EU”- ông Jira Takeuchi nhấn mạnh.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), một dự án có tổng vốn đầu tư 1,75 triệu USD vừa được Tổng cục Thủy sản, VASEP, Hội nghề cá Việt Nam và Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững đã kí kết ngày 22/8 nhằm hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, tôm là một trong 2 năm hàng được hỗ trợ của dự án. Việt Nam là trong 5 nước đứng đầu về XKtôm nuôi nước lợ. Trong đó, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là nơi sản xuất chính, chiếm hơn 80% sản lượng tôm. Tuy nhiên, nuôi tôm nước nợ ở địa bàn này đang phải đối mặt với một số thách thức về hiệu quả quản lý dịch bệnh và nuôi trồng chưa cao, cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường về truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Dự án “Hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long” được triển khai sẽ giúp các các DN nuôi trồng thủy sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khắc phục hạn chế nêu trên, đảm bảo giám sát tốt chỗi sản xuất XK tôm.
XK tôm đang giảm
Theo VASEP, XK tôm Việt Nam trong tháng đầu tiên của quý III đã giảm tới 20,3% chỉ đạt 294,5 triệu USD. Tựu chung 7 tháng qua, XK tôm đạt 1,9 tỷ USD, tăng nhẹ 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, tốc độ tăng trưởng XK tôm tính đến tháng 7/2018 đã chững lại trong bối cảnh xuất hiện một số yếu tố không thuận lợi cho XK từ giá tôm nguyên liệu tới nhu cầu thị trường NK. Cụ thể, XK tôm Việt Nam sang các thị trường chính đồng loạt giảm so với tháng 7 năm ngoái: XK sang Trung Quốc giảm mạnh nhất 47%, sang Nhật Bản và Mỹ giảm lần lượt 15% và 18%. Ngay cả, XK sang 2 thị trường có nhu cầu ổn định là EU và Hàn Quốc và chưa từng ghi nhận tăng trưởng âm trong nửa đầu năm tới nay, sang tháng 7 cũng lần lượt giảm 15% và 10%.
XK tôm trồi sụt kể từ quý II/2018 được cho là do tác động của giá tôm nguyên liệu giảm ảnh hưởng tới giá XK, tồn kho cao khiến nhu cầu NK giảm từ các thị trường chính, các rào cản thương mại và biện pháp bảo hộ thị trường trong nước từ các thị trường NK chính ngày càng tăng. Giá tôm nguyên liệu trong nước trong quý II/2018 giảm so với các tháng trước đó, thậm chí có thời điểm giảm đến 30%. Giá tôm nguyên liệu tại các nước sản xuất lớn như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc…cũng giảm mạnh trong bối cảnh các nước đồng loạt thu hoạch khiến nguồn cung dư.
EU vẫn là thị trường NK chính của tôm Việt Nam trong 7 tháng đầu năm nay, chiếm tỷ trọng 24,9%. XK tôm Việt Nam sang EU tăng trưởng tốt trong 6 tháng đầu năm, tuy nhiên, trong tháng 7 đã bắt đầu giảm 14,6% chỉ đạt 74 triệu USD. Đối với thị trường Mỹ, 7 tháng đầu năm nay, XK tôm Việt Nam sang thị trường này giảm 9,5% đạt 311,8 triệu USD. Thuế chống bán phá giá tăng cao được cho là một trong những nguyên nhân khiến XK tôm Việt Nam sang thị trường này giảm.
Theo nhận định của các chuyên gia, trong các tháng còn lại của năm nay, khi nhu cầu NK từ các thị trường chính và nguồn nguyên liệu và giá tôm ổn định trở lại, XK tôm Việt Nam dự kiến đạt khoảng 4 tỷ USD cho cả năm 2018.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Trước thềm năm học mới, tiếp tục phát hiện sách giáo khoa in giả mạo
- ·Siêu máy tính dự đoán Lille vs Sturm Graz, 0h45 ngày 12/12
- ·ISW: Nga và Iran mở rộng hợp tác kinh tế và tài chính
- ·Hai nữ sinh bị bạn dùng vật sắc nhọn đâm bị thương
- ·Tổ công tác của Thủ tướng kiến nghị xử lý 6 vướng mắc với doanh nghiệp
- ·Đồng ý để chồng cũ ở cùng căn hộ, bà lão chết thảm khi ngủ
- ·Cái chết thảm trong lúc ân ái của nữ cảnh sát thích bạo dâm
- ·Hai phó giám đốc trung tâm đăng kiểm cùng thuộc cấp lĩnh án tù
- ·Hôm nay (8/3), chính thức tiêm vắc xin COVID
- ·Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai lên tiếng vụ 40 sinh viên nhập viện
- ·Vay tiền trực tuyến: Cơ quan chức năng lên tiếng cảnh báo
- ·Chủ tịch Tân Hoàng Minh nói rất xúc động khi nghe ý kiến của bị hại
- ·Home Credit được vinh danh trong Top 100 doanh nghiệp bền vững năm 2024
- ·Nhân viên công ty lâm nghiệp cùng "lâm tặc" phá rừng
- ·Chỉ thị mới nhất về phòng chống dịch COVID
- ·Đề nghị truy tố tài xế taxi tông tử vong bảo vệ khu đô thị ở Hà Nội
- ·Thứ trưởng Xây dựng: Phải ngăn được khu để xe và lối thoát ở chung cư mini
- ·Cải cách tiền lương, BHXH để tránh cảnh triệu người cao tuổi không có đồng nào
- ·Nâng cao năng suất chất lượng nhờ ứng dụng khoa học công nghệ, hệ thống quản lý chất lượng
- ·Sầu riêng Việt đổ bộ sang Trung Quốc, thị phần Thái Lan ngày càng bị đe dọa