会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【thứ hạng của vissel kobe】'Kéo' khách quốc tế trở lại Việt Nam!

【thứ hạng của vissel kobe】'Kéo' khách quốc tế trở lại Việt Nam

时间:2025-01-09 08:11:08 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:310次
(VTC News) -

TheéokháchquốctếtrởlạiViệthứ hạng của vissel kobeo các chuyên gia kinh tế, hàng không chính là bệ phóng ngành du lịch, thu hút đầu tư, giao thương, quan hệ quốc tế, giống như "đôi cánh" giúp phát triển kinh tế.

Gần 85% khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm 2024, tổng số khách quốc tế đạt hơn 12,7 triệu lượt, tăng 43,0% so với cùng kỳ, cao hơn con số 12,6 triệu lượt của năm 2023.

'Kéo' khách quốc tế trở lại Việt Nam - 1

Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 với 3,3 triệu lượt (chiếm 26,5%). Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2, đạt 2,7 triệu lượt (chiếm 21,3%). Riêng hai thị trường này đóng góp 47,8% tổng số khách quốc tế đến trong 9 tháng qua.

Tiếp theo là Đài Loan (954 nghìn lượt), Mỹ (579 nghìn lượt), Nhật Bản (529 nghìn lượt), Malaysia (357 nghìn lượt).Trong top 10 thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam còn có Úc, Ấn Độ, Campuchia và Thái Lan.

Về động lực tăng trưởng, trong 9 tháng đầu năm, các thị trường lớn ở khu vực Đông Bắc Á là động lực chính cho sự tăng trưởng lượng khách quốc tế. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc tăng 141,4% so với cùng kỳ, Hàn Quốc (+30,3%), Nhật Bản (+27,6%), Đài Loan (+65,8%).

So với thời điểm trước đại dịch, thị trường tiềm năng Ấn Độ tăng trưởng đột phá, phục hồi ở mức 305% so với trước dịch. Hầu hết các thị trường Đông Nam Á cũng phục hồi tốt: Campuchia đạt mức 300%, Indonesia đạt mức 171%, Lào đạt mức 155%, Philipin đạt mức 134%, Singapore đạt mức 112%. Riêng Thái Lan (87%) và Malaysia (82%) phục hồi ở mức thấp hơn.

Số lượng khách quốc tế tăng trưởng trở lại, không thể không nói tới vai trò của ngành hàng không.

Thực tế, trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam, lượng khách đến bằng đường hàng không đạt gần 10,8 triệu lượt người, chiếm 84,9% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và tăng 38,7% so với cùng kỳ.

Nói như các chuyên gia kinh tế, hàng không chính là bệ phóng của ngành du lịch, thu hút đầu tư, giao thương, quan hệ quốc tế. Hàng không và du lịch giống như "đôi cánh" cùng góp phần phát triển kinh tế.

Đánh giá cao những nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp trong sự đồng hành, quan tâm của Chính phủ, ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch, cho biết, sau đại dịch, ngành du lịch đã phục hồi và phát triển.

"Góp phần vào sự phục hồi này không thể thiếu vai trò của các hãng hàng không. Thống kê cho thấy hiện nay, khách du lịch đến Việt Nam bằng đường hàng không chiếm tỷ lệ rất cao so với các phương thức khác”, ông Cương thông tin.

'Kéo' khách quốc tế trở lại Việt Nam - 2

Lượng hành khách vẫn chưa tương xứng tiềm năng

Theo Chủ tịch Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hoà, trong kỷ nguyên mới, ngành hàng không Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng, dư địa phát triển. 

Chúng tôi nhận thức rõ máy bay Việt Nam bay đến đâu thì “biên giới mềm” của chúng ta mở rộng đến đấy. Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, tuy nhiên lượng hành khách vẫn chưa tương xứng”, ông Hoà nói và cho biết thêm: Năm 2023, Việt Nam đón được 12,6 triệu lượt khách quốc tế, đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, xếp sau Malaysia (29 triệu), Thái Lan (28 triệu), Singapore (13,6 triệu). Con số này chưa bằng một nửa hai nước dẫn đầu trong khu vực.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế chính của thế giới trong các thập kỷ tiếp theo.

Đây cũng là khu vực có tốc độ tăng trưởng thị trường hàng không nhanh nhất: 5,3%/năm (so với mức tăng trưởng bình quân toàn cầu là 3,8%/năm). Tới năm 2040, lượng khách tăng thêm trong khu vực này sẽ chiếm hơn 60% lượng khách tăng thêm trên toàn cầu.

Dự án khẳng định cam kết trách nhiệm lâu dài của Vietnam Airlines trong chiến lược phát triển bền vững.

 Dự án khẳng định cam kết trách nhiệm lâu dài của Vietnam Airlines trong chiến lược phát triển bền vững.

Riêng với thị trường hàng không Việt Nam, dự báo quy mô tổng thị trường tới năm 2040 sẽ tăng 2,5 - 3 lần so với quy mô hiện tại, đạt xấp xỉ 200 triệu lượt khách quốc tế, nội địa/năm.

Nhấn mạnh Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thời cơ và vận hội mới để phát triển đột phá về mọi mặt, ông Hoà khẳng định Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành hàng không dân dụng. Trong đó, Vietnam Airlines - Hãng hàng không quốc gia, lực lượng vận tải chủ lực của Việt Nam - giữ vai trò then chốt, chủ đạo đối với sự phát triển ngành hàng không nước nhà, kết nối Việt Nam với thế giới.

Ông Đặng Ngọc Hòa cho hay Vietnam Airlines đang trực tiếp cạnh tranh khốc liệt với các hãng hàng không khác, bao gồm các hãng nội địa và hơn 50 hãng hàng không bay thường lệ đến Việt Nam. Nếu Vietnam Airlines không chuyển mình, chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thì sẽ rất khó để cạnh tranh.

Trong bối cảnh COVID-19 ảnh hưởng rất lớn đến các hãng hàng không trên thế giới, nhiều hãng hàng không phá sản hoặc xin bảo hộ phá sản, Vietnam Airlines đã có nhiều nỗ lực với những kết quả quan trọng.

Chúng tôi đã tái cơ cấu lại tài sản, nguồn vốn, nhân lực, nâng cao an toàn hàng không và chất lượng dịch vụ. Trong hơn 3 năm qua, chúng tôi tái cơ cấu lại tổ chức, triển khai các giải pháp về quản trị dòng tiền cũng như tiết kiệm chi phí, đàm phán với các đối tác. Nhờ vậy, Vietnam Airlines đã tiết kiệm được chi phí hơn 44.500 tỷ đồng và có lãi trong năm 2024”, ông Lê Hồng Hà - Tổng giám đốc Vietnam Airlines - nói và cho hay: Hãng cũng chú trọng đến chuyển đổi số, tiên phong trong các doanh nghiệp Nhà nước về công tác chuyển đổi số.

Về chất lượng dịch vụ, chúng tôi triển khai chương trình Nâng tầm dịch vụ, được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá 5 sao về dịch vụ khách hàng.

'Kéo' khách quốc tế trở lại Việt Nam - 4

Vietnam Airlines nhận nhiều giải thưởng uy tín như Skytrax trao chứng chỉ công nhận “Hãng hàng không 4 sao” liên tục suốt từ năm 2016 đến nay với nhiều hạng mục dịch vụ đã tiệm cận mức 5 sao. “Hãng hàng không 5 sao về trải nghiệm dịch vụ” do APEX bình chọn; được trao tặng “Thương hiệu hàng không hàng đầu châu Á” của World Travel Awards.

Đặc biệt, Vietnam Airlines được xếp vào Top trong 20 hãng bay tốt nhất thế giới theo công bố của trang web đánh giá hàng không toàn cầu Airline Ratings. Các giải thưởng trên là minh chứng cho thương hiệu của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và ghi nhận.

Trong bối cảnh khó khăn, Vietnam Airlines vẫn mở rộng mạng bay toàn cầu. Trong năm 2025, hãng nghiên cứu và mở rộng các mạng bay đi Italia, Đan Mạch, Canada… 

“Có thể nói, ảnh hưởng của COVID-19 vô cùng nặng nề, tuy nhiên đây cũng là cơ hội để Vietnam Airlines có những chương trình thay đổi tái cơ cấu hoạt động của mình, tìm ra những cái giải pháp tự thân linh hoạt để vượt qua khó khăn”, Tổng giám đốc Vietnam Airlines nhấn mạnh.

Trong quá trình vươn lên phát triển, bên cạnh những cố gắng phấn đấu nỗ lực tự thân, theo ông Trương Văn Phước - nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, sự hỗ trợ của Nhà nước là rất quan trọng, mà quyết định nhất vẫn là cơ chế, thể chế, không chỉ riêng cho Vietnam Airlines mà cả đối với tất cả các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước.

'Kéo' khách quốc tế trở lại Việt Nam - 5

Cụ thể, theo ông Phước, để tận dụng được thời cơ này, cần một “động cơ chủ lực” chắp cánh cho cả hệ sinh thái ngành hàng không, thông qua việc đầu tư tạo ra các năng lực sản xuất mới, định hướng chiến lược cho các doanh nghiệp trong ngành, cơ cấu lại thị phần và phát triển thêm các thị trường mới...

Các nhóm nhiệm vụ, giải pháp này cần được đặt trên vai Vietnam Airlines - cánh chim đầu đàn của ngành hàng không Việt Nam. Trên thực tế, Vietnam Airlines chính là công cụ đặc biệt của Nhà nước để quản lý và điều tiết ngành hàng không, theo đúng định hướng kinh tế Nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô, điều tiết thúc đẩy phát triển kinh tế; doanh nghiệp Nhà nước là công cụ của kinh tế Nhà nước”.

Phía Vietnam Airlines, Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà cho biết, theo yêu cầu của Chính phủ, Vietnam Airlines đã xây dựng Đề án tái cơ cấu tổng thể tháo gỡ khó khăn vượt qua đại dịch COVID, Hãng rất mong nhanh chóng được phê duyệt đề án này để có thể thực hiện những giải pháp nêu trong đề án, nhằm vượt qua khó khăn trước mắt, chuẩn bị cho sự phát triển tương lai.

Ngoài ra, Vietnam Airlines mong muốn Chính phủ có những chính sách hỗ trợ cho ngành hàng không nói chung về thuế bảo vệ môi trường, chi phí cất hạ cánh… cũng như đảm bảo hạ tầng cho Hãng tại các cảng hàng không. Vietnam Airlines cũng như ở các doanh nghiệp thành viên sẵn sàng cho việc đầu tư vào sân bay Long Thành để đưa sân bay trở thành trung tâm trung chuyển của khu vực và thế giới.

Hà An

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
  • Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và những chiếc túi giấy đựng tiền tỷ mang đi hối lộ
  • Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Miền Bắc mưa nhỏ rồi nắng nóng trở lại
  • Hai ô tô đầu kéo va chạm trên cao tốc Pháp Vân
  • Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
  • TP.HCM: Cháy khu đất hơn 1000 m2, hàng chục người gấp rút di dời tài sản
  • Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ
  • Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ
推荐内容
  • Lũ ngập tận nóc nhà, cụ bà thoát chết nhờ chiếc đệm hơi
  • Nhiều tài xế bị giữ xe, tước bằng lái vì uống cốc bia dịp nghỉ lễ 30/4
  • Vụ nổ lớn 1 người chết ở Bắc Ninh, nghi nguyên nhân từ 'khối ngầm' dưới đất
  • Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và những chiếc túi giấy đựng tiền tỷ mang đi hối lộ
  • Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn
  • Quân đội tổng duyệt diễu binh chuẩn bị kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ