【bóng đa trực tiếp】Thương mại Việt
Thiếu tính bền vững
Sau 8 năm thực hiện Đề án phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Lào giai đoạn 2008 – 2015,ươngmạiViệbóng đa trực tiếp Bộ Công Thương đánh giá, kim ngạch thương mại 2 nước đạt mức tăng khá, bình quân 19,2%/năm; trong đó, XK tăng 25%/năm; NK tăng 17,4%/năm. Lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ thương mại 2 nước, kim ngạch thương mại cán mốc 1 tỷ USD vào năm 2013. Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho rằng, Đề án này chưa đạt mục tiêu kim ngạch thương mại 2 chiều 2 tỷ USD vào năm 2015.
Diễn biến quá trình triển khai, kể từ cuối năm 2008 và sang năm 2009, cuộc suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động XNK giữa 2 nước vốn đang trên đà tăng trưởng ổn định, kim ngạch thương mại 2 chiều đang ở mức tăng mạnh 35,4% năm 2008, bị chững lại giảm 1,2% vào năm 2009. Cùng với suy thoái, thương mại Việt Nam - Lào còn bị tác động bởi 4 nguyên nhân.
Thứ nhất, tiềm lực kinh tế của Lào và Việt Nam đều có hạn, phụ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ bên ngoài. Khi kinh tế thế giới bị suy thoái đã tác động trực tiếp và làm giảm mạnh sức mua của cả Lào và Việt Nam, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng, NK giảm sút.
Thứ hai, cơ cấu hàng hóa xuất NK giữa 2 nước chưa đa dạng, chưa mang tính bền vững nên khi nhóm hàng chủ chốt (máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ các dự án đầu tư) bị suy giảm sẽ tác động mạnh tới kết quả hợp tác thương mại nói chung. Mặt khác, về cơ cấu hàng hóa NK từ Lào sang Việt Nam, nhóm nguyên liệu gỗ, khoáng sản chiếm tỷ trọng lớn. Song do các thị trường tiêu thụ lớn bị thu hẹp dưới tác động của khủng hoảng nên hoạt động sản xuất, XK và kéo theo là nhu cầu nguyên vật liệu từ Lào giảm.
Thứ ba, thị trường của Lào nhỏ, sức mua có hạn, trong khi đó hàng hóa Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng hóa Thái Lan (sử dụng hàng Thái Lan gần như đã trở thành tập quán tiêu dùng của người dân Lào nhiều năm nay) và hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đang được phân phối tràn ngập tại Lào.
Thứ tư, khi đặt mục tiêu kim ngạch XNK 2 nước đạt 2 tỷ USD vào năm 2015, 2 nước dự kiến một phần quan trọng kim ngạch XNK gắn với các dự án đầu tư công nghiệp lớn của DN Việt Nam tại Lào như thuỷ điện, khai thác khoáng sản, xây dựng hạ tầng, khai thác chế biến nông lâm sản... Nhưng khi triển khai, nhiều công trình thủy điện chưa đạt tiến độ và quy mô sản xuất dự kiến nên kim ngạch mua bán điện 2 nước vẫn chưa cao so với kỳ vọng. Bên cạnh đó, các dự án khoáng sản, hóa chất cũng gặp phải khó khăn khách quan dẫn đến kim ngạch NK mặt hàng này giảm sút mạnh.
Tận dụng tốt các ưu đãi
Vài năm trở lại đây, Lào được đánh giá là thị trường có tiềm năng, được minh chứng bằng việc nhiều DN Việt Nam đã gia tăng đầu tư ở Lào. Tính tới thời điểm hiện nay, Việt Nam đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 249 dự án đầu tư sang Lào với tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD, trong đó vốn của các nhà đầu tư Việt Nam là 4,7 tỷ USD. Chỉ riêng 10 tháng đầu năm 2015, 9 dự án đầu tư sang Lào đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đầu tư 50,4 triệu USD. Đầu tư của Việt Nam tại Lào tập trung chủ yếu vào lĩnh vực năng lượng, dịch vụ, hạ tầng, nông lâm nghiệp và khai khoáng với sự góp mặt của nhiều “đại gia” như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Viettel. Thậm chí, có những dự án lớn lên tới hàng tỷ USD.
Đáng chú ý, mới đây Việt Nam và Lào đã ký Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam - Lào tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động giao thương qua cửa khẩu, đồng thời tạo sự thống nhất để giải quyết một số vấn đề trong hoạt động thương mại biên giới, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội các tỉnh biên mậu.
Với tiềm năng như vậy, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Chiến lược, XK, phân phối, kinh doanh hàng hóa Việt Nam sang Lào thời kỳ 2016-2025, định hướng đến năm 2030. Mặt khác, Thủ tướng giao Bộ Công Thương phối hợp các bộ, ngành, địa phương liên quan thúc đẩy công tác phổ biến và triển khai thực hiện Hiệp định Thương mại, Hiệp định Thương mại biên giới giữa Việt Nam và Lào; khuyến khích, hướng dẫn DN Việt Nam tận dụng nhũng ưu đãi từ những Hiệp định này.
Việc triển khai chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm tại Lào, Bộ Công Thương muốn được tiếp tục thực hiện thông qua việc tổ chức Hội chợ thương mại Việt - Lào và các chương trình giao thương, kết nối DN 2 nước. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng để thúc đẩy thương mại Việt – Lào cũng là vấn đề rất cần được quan tâm tới. Do vậy Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải đẩy mạnh hơn nữa kết nối giao thông giữa 2 nước đặc biệt là việc hoàn thiện đề án nghiên cứu để đầu tư xây dựng tuyến cao tốc nối 2 Thủ đô Viêng Chăn - Hà Nội (vốn Việt Nam) và nghiên cứu đầu tư tuyến kết nối đường sắt Vũng Áng - Viêng Chăn (thông qua hỗ trợ của Hàn Quốc), cũng như mở các tuyến vận tải qua lại 2 nước đến nước thứ ba (Thái Lan, Campuchia, Myanmar) và ngược lại nhằm tạo thuận lợi cho công tác vận tải hàng hóa, góp phần nâng cao kim ngạch thương mại giữa 2 nước.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thanh niên được hoãn nghĩa vụ quân sự bao lâu?
- ·Tang lễ diễn viên Bảo Bảo 'Gạo nếp gạo tẻ'
- ·NSND Quang Thọ nhiễm Covid
- ·NTK Cao Minh Tiến bật mí chiêu làm đẹp ngày 8/3
- ·VNDIRECT dự kiến thông luồng giao dịch với các Sở giao dịch trong ngày 28/3
- ·Khoảnh khắc 'đốn tim' fan của gia đình Hồ Ngọc Hà
- ·Cập nhật số SIM thuê bao di động bị khóa 1 chiều kể từ ngày 1/4
- ·Chủ tịch Quốc hội: Ngành Tài chính có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, nuôi dưỡng nguồn thu
- ·Giá xăng, dầu cùng đi lên, mặt hàng RON95
- ·Cán bộ thuế: “Đầu lạnh” phải luôn đi kèm với “tim nóng”
- ·'Chết' vì chiếc áo voan mỏng manh
- ·Giảm 50% thuế Thu nhập cá nhân cho nhân lực công nghệ cao
- ·Á quân Bolero Tú Tri hoãn sinh con để đóng phim với chồng chuyển giới
- ·Việt Nam công bố hướng dẫn kỹ thuật thiết kế đường dành cho xe đạp trong đô thị
- ·Ứng dụng công nghệ cao trong trồng rau và nuôi tôm
- ·Chi tiết phân luồng giao thông ở TP. Hồ Chí Minh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
- ·Hơn 12.000 cơ sở khám chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chip
- ·Giao thương Việt Nam
- ·Kết nối giao thương doanh nghiệp logistics
- ·NSND Công Lý vẫn phải tập vật lý trị liệu