【xem bong da trực tiep】Thị trường bất động sản tự phục hồi sau dịch
Thị trường bất động sản tăng trưởng trong khó khăn | |
Thị trường bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn | |
Nhiều dư địa cho thị trường bất động sản trong đại dịch |
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM |
Ông, đánh giá như thế nào về tác động của đại dịch Covid-19 đối với thị trường bất động sản?
- Đại dịch Covid -19 đã tác động đến tất cả các doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động môi giới, hoặc đầu tư các khu du lịch nghỉ dưỡng. Trong 8 tháng đầu năm 2020, có đến 923 doanh nghiệp bất động sản bị giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động, tăng 136% so với cùng kỳ, cao nhất so với các lĩnh vực kinh tế khác. Bên cạnh đó, theo quan sát, giá nhà có xu thế tăng trong các năm qua và trong thời gian đại dịch Covid-19, giá nhà sơ cấp vẫn “neo” cao, vì chi phí đầu tư cao và các chủ đầu tư nỗ lực tối đa để chịu đựng và giữ giá. Thị trường chỉ xuất hiện tình trạng sụt giảm mạnh giá cho thuê bất động sản (nhà phố, cơ sở thương mại, dịch vụ cho thuê) hoặc tình trạng sụt giảm giá bán nhà trên thị trường sơ cấp, do nhà đầu tư không chịu đựng nổi áp lực trả lãi, trả nợ gốc, phải chấp nhận “bán lỗ để cắt lỗ”.
Tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 có thể còn kéo dài trong 1-2 năm tới đây, có liên quan đến tất cả các chủ thể trên thị trường bất động sản, như các chủ đầu tư dự án; người mua nhà; nhà môi giới; nhà thầu xây lắp; các đơn vị tư vấn; các đơn vị sản xuất, cung cấp vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội ngoại thất; các tổ chức tín dụng; người cho thuê nhà, cho thuê mặt bằng; làm giảm sự đóng góp của lĩnh vực bất động sản vào tăng trưởng GDP và làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Chúng tôi rất hoan nghênh Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương đã chỉ đạo kịp thời, hiệu quả công tác phòng chống dịch và có các gói hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản, nhất là các chính sách về thuế, tín dụng, tiền thuê đất, để vượt qua đại dịch Covid-19.
Theo ông, đại dịch Covid-19, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ dẫn tới những thay đổi lớn nào của thị trường trong tương lai gần?
- Đại dịch Covid-19 đã, đang và sẽ tiếp tục làm thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu và thị trường bất động sản, thay đổi lớn cả về nhận thức và hành vi của xã hội, của từng người trong quá trình thực hiện giãn cách xã hội, phòng chống dịch bệnh. Trong đó, có việc định hình lại nhu cầu nhà ở, tìm kiếm thông tin, giao kết hợp đồng và thanh toán của khách hàng, của nhà đầu tư thứ cấp, buộc các doanh nghiệp phát triển dự án bất động sản cũng phải thay đổi triệt để để đáp ứng các yêu cầu rất mới này và chuyển hướng mạnh mẽ sang nền kinh tế số hóa, sử dụng trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, công nghệ Blockchain, làm việc và kết nối trực tuyến, thanh toán i-banking… trong tình trạng “bình thường mới”, sống chung an toàn với Covid-19.
Bên cạnh đó, cuộc chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn trên thế giới và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến khó lường, đang định hình lại nền kinh tế và chuỗi cung ứng toàn cầu, tác động mạnh mẽ đến tất cả các nước, tác động trực tiếp đến nền kinh tế và cả thị trường bất động sản nước ta. Nếu kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp nhận dòng dịch chuyển nguồn vốn FDI. Thị trường bất động sản có cơ hội thu hút thêm nhiều nguồn vốn FDI và được hưởng lợi trước hết là bất động sản công nghiệp, kéo theo là văn phòng cho thuê, nhà cho thuê và nhiều lĩnh vực dịch vụ khác.
Khả năng phục hồi của thị trường bất động sản hậu Covid-19 là như thế nào, thưa ông?
- Mặc dù hiện nay phải đương đầu với nhiều khó khăn chồng chất, nhưng thị trường bất động sản có khả năng tự phục hồi trở lại mạnh mẽ ngay sau khi kiểm soát được đại dịch Covid-19, với điều kiện được tháo gỡ “điểm nghẽn” về thể chế pháp luật (bao gồm Luật và văn bản dưới luật) và công tác thực thi pháp luật. Về lâu dài, sự phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông sẽ tạo điều kiện để phát triển đô thị và thị trường bất động sản đồng bộ và bền vững hơn. Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản sẽ tham gia tích cực trong việc phát triển hệ thống hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông.
Chúng tôi tin rằng, kể từ ngày 1/1/2021, Luật Đầu tư và Luật Xây dựng (sửa đổi) có hiệu lực sẽ tháo gỡ được một số điểm nghẽn của thị trường bất động sản. Đồng thời, theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, năm 2021 sẽ sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và xem xét Đề án sửa đổi Luật Đất đai; Chính phủ đang xem xét ban hành “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định thi hành Luật Đất đai” sẽ tiếp tục tháo gỡ nốt các vướng mắc còn lại để thị trường bất động sản thực sự phát triển theo hướng minh bạch, lành mạnh, ổn định và bền vững.
Trân trọng cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc R&D DKRA Vietnam: Mặc dù nhìn chung thị trường suy giảm, song vẫn có những dấu hiệu tích cực để hy vọng. Đơn cử, tỷ lệ tiêu thụ 65 - 70% nguồn cung căn hộ mới mỗi quý là con số đáng khích lệ và tích cực, thể hiện nhu cầu vẫn rất cao. Từ đây có thể thấy ảnh hưởng của dịch Covid-19 chỉ là ngắn hạn, về lâu dài thị trường bất động sản vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Trong mọi hoàn cảnh, căn hộ luôn là phân khúc chủ đạo của thị trường với nhiều cấp độ khác nhau. Với sự phát triển chung của kinh tế - xã hội, nhu cầu về nhà ở phân khúc căn hộ rất lớn. Với tình hình kiểm soát dịch Covid-19 rất tốt, các hoạt động kinh tế đang dần hồi phục và phát triển trong năm 2021, chúng tôi cho rằng quý 4/2020 thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn hơn so với quý 3. Dự kiến, sẽ có khoảng 7.000 – 8.000 căn hộ được đưa ra trong quý 4/2020. Đồng thời, sức tiêu thụ cũng có nhiều dấu hiệu tích cực hơn. Ngoài ra, mặt bằng chung về giá đất bình quân chung không giảm nên các chủ đầu tư phát triển dự án với các chi phí không giảm thì khi đưa ra giá bán, xu hướng giảm là không thể. Mặc dù dịch bệnh kéo dài, nhưng các dự án vẫn có mức độ hấp thụ cao, nhiều dự án căn hộ trong đợt mở bán đầu tiên đã đạt khoảng 70%. Điều này cho thấy, thị trường bất động sản hiện nay khó khăn nhưng trong nguy khi nào cũng có cơ. Việt Nam đang là quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh, xu hướng chuyển dịch công xưởng của thế giới về Việt Nam cũng đang ngày càng rõ. Bên cạnh đó, hiện nay lãi suất ngân hàng ngày càng thấp. Điều này có lợi cho tất cả các ngành nghề kinh doanh ổn định trở lại, tiêu dùng của người dân sẽ tăng lên. Đây là thời điểm tốt để cá nhân có thể mua được bất động sản phù hợp. TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam: Khó khăn với thị trường bất động sản là thực sự. Tuy nhiên, thị trường bất động sản vẫn có nhiều dư địa để phát triển. Ngay ở thời điểm này, các nhà đầu tư rất quan tâm, tìm kiếm cơ hội đầu tư với bất động sản. Trước sự khủng hoảng, các nhà đầu tư có những thương vụ 300 – 400 triệu USD, họ quyết tâm thực hiện vì họ nghĩ câu chuyện làm bất động sản Việt Nam phải trải qua nhiều năm. Còn đối với nhà đầu tư trong nước, họ cũng đang đi tìm cơ hội đầu tư vì họ biết rằng khó khăn của người này là cơ hội của người khác. Hiện tại, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore sẵn sàng tham gia vào thị trường Việt Nam. Các nhà đầu tư vẫn quan tâm, tìm kiếm cơ hội thông qua những thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) vì tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển thị trường bất động tại Việt Nam trong nhiều năm. các thương vụ M&A sẽ chia ra làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất nhằm vào các tài sản tạo ra dòng tiền, ví dụ các tòa nhà xây sẵn; Nhóm thứ 2 là dự án đất trống, mất vài năm để hoàn thành việc mua bán sáp nhập. Các nhà đầu tư trong nước đi tìm cơ hội đầu tư vì cho rằng khó khăn của người này là cơ hội của người khác. Ông Robert Vũ, CEO của Batdongsan.com.vn: Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, các chủ đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã có những thay đổi linh hoạt trong điều hành để ứng phó với dịch bệnh. Theo đó, các doanh nghiệp, chủ đầu tư đã đầu tư cho thương mại điện tử trong việc mở bán, đặt cọc online; sử dụng dữ liệu lớn để hiểu khách và tối ưu việc vận hành; triển khai các chương trình khuyến mãi và giảm giá; tập trung tăng năng suất bán hàng và marketing. Cùng với việc tập trung nhiều hơn vào truyền thông xã hội, các trang web được nâng cấp và nền tảng thương mại điện tử và ứng dụng di động có sự tăng trưởng. Người tiêu dùng nhanh chóng nhận thấy sự tiện lợi của mua sắm trực tuyến với dịch vụ giao hàng nhanh và hưởng lợi từ các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, qua đó tăng thêm sức mua. Các cửa hàng bán lẻ truyền thống đang mở các cửa hàng trực tuyến. Ngoài ra, các sàn giao dịch có tiềm lực tài chính đã bắt đầu khởi động lại hoạt động với những kế hoạch kinh doanh và phương thức kinh doanh mới như bán hàng trực tuyến, áp dụng công nghệ 4.0 vào việc quản lý thông tin, quản lý giao dịch, thanh toán, quảng cáo, nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng tốt hơn. Thu Dịu (Ghi) |
(责任编辑:La liga)
- ·Trao 4,5 triệu đồng đến 2 hoàn cảnh khó khăn ở Hà Tĩnh
- ·Công Phượng ghi bàn đầu tiên sau 5 phút ra mắt CLB Bình Phước
- ·Hồ Tây rộn ràng cùng giải Bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng 2024
- ·Ngăn Messi lập siêu phẩm, thủ môn đập mặt vào cột suýt chấn thương nặng
- ·'Bông hoa rừng' sốc khi bị lừa
- ·Báo Indonesia muốn AFC tổ chức lại trận đấu gặp Bahrain
- ·220 VĐV tham dự Giải golf Chung tay vì an toàn giao thông lần thứ 5
- ·Sao Man Utd tặng quà bất ngờ cho thí sinh Đường lên đỉnh Olympia
- ·Quy định góp vốn xây dựng nhà ở thương mại
- ·Cầu thủ 3 lần vô địch SEA Games sân 11 người lên tuyển futsal nữ Việt Nam
- ·Chân dung , biển …
- ·Dàn sao bóng đá Việt Nam thắp ước mơ cho 1.000 em nhỏ
- ·‘Siêu nhân’ Thanh Vũ chinh phục thử thách triathlon dài nhất thế giới
- ·FIFA vinh danh tiền đạo Văn Quyết
- ·Chồng/ vợ đăng kí thường trú khác nhau, con tính sao?
- ·Tuyển Việt Nam vào bảng dễ ở vòng loại futsal nữ châu Á 2024
- ·Văn Quyết: Mong trận derby thủ đô diễn ra trung thực
- ·‘Thánh Muay’ Thái Lan lần đầu thi đấu boxing ở tuổi 42
- ·Bảo vệ tạm giữ CMND của khách ra vào là phạm luật!
- ·Tiền Phong Golf Championship 2024: 160 vận động viên tranh giải 7,3 tỷ đồng