【bóng đa net】Diễn biến mới của COVID
Người dân xếp hàng chờ mua khẩu trang tại Daegu,ễnbiếnmớicủbóng đa net cách thủ đô Seoul của Hàn Quốc 300km. (Ảnh: THX/TTXVN)
Thêm nhiều ca tử vong do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bên ngoài Trung Quốc, trong khi số ca mới nhiễm bệnh tăng mạnh tại các nước Hàn Quốc, Iran và Nhật Bản.
Đây là những diễn biến mới trong ngày 25/2 xung quanh cuộc khủng hoảng do COVID-19 gây ra.
Theo số liệu thống kê mới nhất, đã có 2.705 ca tử vong và 80.277 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh COVID-19 tại hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tại Trung Quốc đại lục, trong ngày 24/2 có thêm 508 ca nhiễm mới và 71 ca tử vong. Đây là số ca tử vong trong ngày thấp nhất ở Trung Quốc đại lục trong vòng 2 tuần qua.
Tính đến sáng 25/2, Trung Quốc đại lục đã ghi nhận 2.663 ca tử vong vì COVID-19 và tổng số ca nhiễm là 77.658 người.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) ngày 25/2 thông báo thêm 3 ca được xác nhận nhiễm COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm bệnh tại đặc khu này lên 84 người.
Trong khi đó, nhà chức trách Đài Loan (Trung Quốc) cho biết thêm một ca được xác nhận nhiễm COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại vùng lãnh thổ này lên 31 người.
Ngoài Trung Quốc, Hàn Quốc vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất do dịch COVID-19 khi ghi nhận tổng cộng 11 ca tử vong và 977 ca nhiễm. Riêng trong ngày 25/2 đã có thêm 3 ca tử vong và 144 ca nhiễm mới.
Tại Nhật Bản, ca thứ 4 tử vong do COVID-19 là một cụ ông 80 tuổi sau khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng trên du thuyền Diamond Princess được cách ly ở ngoài khơi nước này và được chuyển đến bệnh viện.
Đến nay, Nhật Bản đã ghi nhận 850 trường hợp nhiễm, chủ yếu là hành khách trên du thuyền Diamond Princess.
Trong khi đó, Iran là nước có số người tử vong do COVID-19 cao nhất bên ngoài Trung Quốc. Trong ngày 25/2, Iran thông báo thêm 4 ca tử vong và 34 ca nhiễm mới do căn bệnh chết người này. Như vậy, tổng số ca tử vong tại Iran đã tăng lên 16 người và 95 người nhiễm.
Tại nước láng giềng Bahrain, Bộ Y tế nước này cùng ngày thông báo có thêm 9 ca nhiễm mới COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại quốc gia vùng Vịnh này lên 17 người.
Cùng ngày, Bộ Y tế Iraq xác nhận thêm 4 ca nhiễm mới virus SAR-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 5 trường hợp. Kuwait thông báo thêm 3 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 8 người.
Tại châu Âu, ổ dịch lớn nhất là Italy với 283 trường hợp nhiễm và 7 ca tử vong tính đến ngày 25/2.
Đáng chú ý, Croatia đã xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh ở nước này. Bộ trưởng Y tế Croatia Vili Beros cho biết người này đã lưu trú ở thành phố Milan (Mi-lan) của Italy từ ngày 19-21/2.
Áo cũng xác nhận 2 trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh COVID-19 tại nước này.
Theo tỉnh trưởng tỉnh Tyrol Guenther Platter, hai bệnh nhân này là người Italy đang sinh sống ở tỉnh này và có thể đã nhiễm bệnh ở vùng Lombardy của Italy.
Theo thông tin mới nhất, Thụy Sĩ đã xác nhận ca đầu tiên dương tính với virus SAR-CoV-2 tại quốc gia này.
Trong bối cảnh số người nhiễm virus SARS-CoV-2 hiện đã vượt con số 80.000 người, cao gấp 10 lần so với số người từng nhiễm Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS), các nước trên thế giới đang tăng cường các nỗ lực ngăn chặn nguy cơ đại dịch xảy ra.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết WHO lo ngại sâu sắc về sự gia tăng đột biến số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Hàn Quốc, Italy và Iran.
Ông Ghebreyesus nhấn mạnh thế giới cần tiến hành mọi biện pháp có thể để “chuẩn bị cho nguy cơ xảy ra đại dịch” tại nhiều cộng đồng.
Cục quản lý giám sát dược phẩm quốc gia Trung Quốc (NMPA) đã cấp phép cho 3 bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh các trường hợp nhiễm virus SAR-CoV-2.
NMPA cho biết cơ quan này đã nhanh chóng cấp phép cho 3 bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh SAR-CoV-2, gồm 2 bộ xét nghiệm kháng thể và 1 bộ xét nghiệm axit nucleic.
Theo các công ty phát triển, các bộ dụng cụ xét nghiệm này rất dễ sử dụng và cho kết quả có thể quan sát bằng mắt thường trong 15 phút.
Chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong thông báo kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh đến ít nhất là ngày 20/4 để kiềm chế sự lây lan dịch bệnh. Người đứng đầu ngành giáo dục của Hong Kong, Kevin Yeung cho biết các lớp học sẽ nghỉ cho tới hết kỳ nghỉ Lễ Phục sinh và sớm nhất ngày 20/4 học sinh mới trở lại trường.
Trước đó, sinh viên các trường đại học cũng được thông báo sẽ nghỉ học cho tới ngày 16/3.
Tại Hàn Quốc, Bộ Quốc phòng nước này cho biết sẽ tạm thời đóng cửa đến ngày 26/2 phòng họp báo và phòng họp để tiến hành khử trùng phòng dịch bệnh sau khi một phóng viên quay phim của một tờ báo địa phương phải nhập viện với các triệu chứng lây nhiễm.
Đảng cầm quyền Dân chủ đồng hành Hàn Quốc đã nhất trí cung cấp ổn định 50% sản lượng khẩu trang trong ngày tới chính quyền các địa phương bằng đường bưu điện, cung cấp miễn phí cho tầng lớp thu nhập thấp ở thành phố Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang. Lượng xuất khẩu được giới hạn tối đa 10% sản lượng trong ngày.
Trong khi đó, chính quyền thành phố Seoul quyết định cấm việc tụ tập tại các nhà thờ của giáo phái Tân Thiên Địa (Shincheonji) sau khi có nhiều ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Hàn Quốc liên quan đến giáo phái này.
Cùng ngày, Chính phủ Nhật Bản công bố kế hoạch mới nhằm khống chế dịch bệnh. Kế hoạch này được soạn thảo trên cơ sở ý kiến của nhóm chuyên gia y tế gồm 14 thành viên do Giám đốc Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIID) Wakita Takaji đứng đầu.
Trong bản kế hoạch, Chính phủ Nhật Bản vẫn duy trì nhận định rằng nước này mới có các ổ dịch nhỏ, chưa phải đối mặt với đại dịch quy mô lớn.
Chính phủ Nhật Bản kêu gọi các cá nhân và doanh nghiệp thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa sự lây lan của virus SARS-CoV-2; khuyến nghị các cá nhân nghỉ làm hoặc nghỉ học ở nhà nếu có các triệu chứng cảm; khuyến cáo các công ty đẩy mạnh áp dụng mô hình làm việc từ xa và cho phép nhân viên đến làm việc sớm hoặc muộn hơn để tránh đi tàu điện vào các giờ cao điểm nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.
Trong bối cảnh số ca tử vong do virus SAR-CoV-2 tại Iran gia tăng, Bộ Y tế nước này khuyến cáo người dân nên ở trong nhà.
Nhằm ngăn ngừa dịch bệnh, Iraq đã gia hạn lệnh cấm nhập cảnh đối với các du khách tới từ Trung Quốc và Iran, đồng thời cấm nhập cảnh đối với các du khách tới từ 5 quốc gia gồm Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Italy và Singapore. Lệnh cấm này không áp dụng với công dân, nhà ngoại giao và phái đoàn chính thức của Iraq.
Bộ Y tế Iraq cũng khuyến cáo người dân tránh tới những quốc gia trên, đồng thời nhấn mạnh những biện pháp này đều nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dân trên khắp đất nước, cũng như kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.
Đại diện sân bay quốc tế Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), thông báo đình chỉ toàn bộ các chuyến bay qua Iran, ngoại trừ thủ đô Tehran.
Trong khi đó, Bahrain cũng tuyên bố đình chỉ mọi chuyến bay chở khách tới Dubai cho tới khi có thông báo mới.
Một nhóm chuyên gia thuộc WHO và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã tới Italy để hỗ trợ giới chức Italy hiểu rõ về tình hình dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh tại quốc gia Nam Âu này.
Theo thông tin WHO có được, giới chức y tế Italy đang thực thi nhiều biện pháp ngăn chặn dịch như đóng cửa trường học, nhà hàng, hủy các sự kiện thể thao và tránh tụ tập nơi đông người.
Trong khi đó, giới chức Italy kêu gọi người dân bình tĩnh trong bối cảnh các ca nhiễm mới được ghi nhận đã giảm sau khi tăng đột biến trong tuần trước.
Chính quyền các vùng phía Bắc Italy đã quyết định kéo dài việc đóng cửa các trường học tới ngày 15/3 tới.
Nhiều ngân hàng đầu tư, trong đó có Citigroup Inc, Credit Suisse và Nomura Holdings Inc cũng đã hạn chế các chuyến đi đến Italy do lo ngại dịch COVID-19 ở miền Bắc nước này có thể nhanh chóng lan ra khắp châu Âu.
Nhà chức trách Tây Ban Nha ngày 25/2 thông báo phong tỏa khách sạn Tenerife trên quần đảo Canary sau khi một du khách Italy tới đây nghỉ dưỡng nhập viện do nghi nhiễm virus SARS-CoV-2./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hiệu quả quản lý chất thải nông nghiệp được nâng lên
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách
- ·Hải quan Hà Nội: Tăng thu 11,7 tỉ đồng từ tham vấn giá
- ·Gom góp cho “của để dành”
- ·Giá xăng dầu hôm nay 4/3/2024: Tăng sau thông tin về sản lượng của OPEC
- ·Dòng vốn ngoại có nhiều cơ hội đảo chiều trong năm 2024
- ·Hội viên phụ nữ gửi 15 tấn nhu yếu phẩm hỗ trợ đồng bào miền Bắc
- ·Toàn tỉnh có 69/94 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới
- ·Giá vàng hôm nay 14/11: Thế giới lao dốc, vàng nhẫn giảm nửa triệu đồng
- ·Sẵn sàng ứng cứu
- ·Cục Dự trữ Liên bang Mỹ khó có khả năng tăng lãi suất vào tháng 11
- ·Củng cố tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên
- ·Chứng khoán hôm nay (6/2): Thị trường giằng co, VN
- ·Tăng cường quản lý thông minh, nghiên cứu nhân rộng mô hình Tỉnh an toàn giao thông
- ·Giá vàng hôm nay 04/12: Vàng thế giới 'lộn nhào' sau một đêm
- ·Bà Lê Thị Hồng Thanh được trao Giải thưởng Nguyễn Thị Định
- ·SSIAM và các quỹ đầu tư ngoại công bố hợp tác đầu tư với HAH
- ·HLV Kiatisuk nghẹn ngào kể về người bạn tri kỷ Dương Minh Ninh
- ·Giá vàng còn tăng tới đâu?
- ·Phát triển người tham gia bảo hiểm