【lịch đá giao hữu quốc tế】Định hình xu hướng kinh doanh hiện đại
Từ chợ Vĩnh Viễn,Địnhhnhxuhướngkinhdoanhhiệnđạlịch đá giao hữu quốc tế huyện Long Mỹ xa xôi cho đến các siêu thị ở trung tâm thành phố Vị Thanh ngày nay đang toát lên dáng dấp của những khu thương mại với nhịp độ bán buôn sầm uất, mang phong cách kinh doanh hiện đại.
Dáng dấp thương mại hiện đại đã và đang hình thành từ các siêu thị ở trung tâm đô thị lớn của tỉnh cho đến các khu chợ nông thôn.
Đổi thay ở nhiều khu chợ nông thôn
Dễ thấy nhất là hệ thống hạ tầng thương mại nói chung trên địa bàn tỉnh ngày càng được đầu tư hoàn thiện. Ở mỗi địa phương như huyện Long Mỹ hay Phụng Hiệp, người dân đều cảm nhận từng khu chợ trên quê hương họ hiện giờ đã khác xưa. “Nói đâu cho xa, trước tháng 8-2015, người dân xã Vĩnh Viễn muốn mua hàng hóa với số lượng lớn thì phải chạy một mạch hàng chục cây số đến tận thành phố Vị Thanh hoặc thị xã Long Mỹ để mua món hàng mình cần. Ai muốn mua đồ công nghệ hay mua đồ sỉ về bán lại thì phải chạy vỏ lãi hoặc xe máy ra mấy chợ lớn hơn”, bà Lê Thị Sáu, tiểu thương ở chợ Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, bộc bạch.
Thế mà giờ đây, chợ Vĩnh Viễn đang hoạt động khá bài bản để từng bước xứng tầm của khu chợ trung tâm huyện. Theo đó, khu vực dưới bến chợ thì dành cho việc bày bán hàng nông sản, còn ở các dãy phố, người dân nâng cấp lại nhà cửa, rồi tập kết hàng về bỏ mối cho khách hàng bán lẻ. Quả thật, trong trí nhớ của nhiều người dân địa phương thì trước đây lắm lúc họ muốn đi chợ xã Vĩnh Viễn phải xắn quần đến tận gối. Vậy mà hiện nay, những con lộ bê tông xẻ dọc ngang như ô bàn cờ phân khu chợ thành từng dãy nhà cao vút. Không ngờ một chợ xã sau ngày chia tách huyện, ngó quanh chỉ có vài ki-ốt thì lúc này đã tăng lên hơn 100 hộ buôn bán.
Sau nhiều năm hoạt động, chợ Cầu Trắng cũ, ở xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, nằm ven tuyến Quốc lộ 1A bắt đầu xuống cấp nên việc kinh doanh của các tiểu thương nơi đây thường xuyên bị xáo trộn. Chưa kể là việc bố trí ngành hàng kinh doanh trong khu vực chợ không theo thứ tự, còn hệ thống thoát nước không đảm bảo, cùng với lượng lớn rác thải hàng hóa của các tiểu thương không được xử lý kịp thời nên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và kinh doanh của người dân. Bà Trần Thị Phiên, tiểu thương chợ Cầu Trắng, chia sẻ: “Từ ngày chợ Cầu Trắng mới xây dựng hoàn thành, tôi đăng ký chỗ cố định nên việc buôn bán thuận tiện hơn trước rất nhiều”.
Do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên bà Phiên góp vốn cùng người em đăng ký mặt bằng tại khu chợ mới. Với nghề làm dưa muối lâu năm nên việc mua bán của bà khá thuận lợi, bởi lợi nhuận mà bà thu được vào mỗi buổi nhóm họp chợ từ 50.000-70.000 đồng. Nhất là những ngôi nhà cũ xập xệ chạy dọc theo tuyến Quốc lộ 1A ngày trước, giờ đã là những địa điểm kinh doanh sầm uất. Cạnh bên chợ hiện hữu, Khu dân cư - thương mại chợ Cầu Trắng đang định hình. Từ đó, bà Phiên đang nhen nhóm ý định sẽ mua 1 căn hộ trong khu dân cư này để ổn định chỗ buôn bán hàng ngày.
Chuyển dần sang xu thế mua sắm mới
Thay vì mua sắm trong các chợ truyền thống với nỗi lo lắng về chất lượng sản phẩm, nhiều người đã tìm đến các siêu thị với đa dạng các sản phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, cùng nhiều chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo. Với lượng hàng hóa lớn, lại có chiến lược kinh doanh hiệu quả, các siêu thị trên địa bàn tỉnh đã và đang dần mở ra một xu thế mua sắm mới cho người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn Hậu Giang, góp phần giúp cho thị trường bán lẻ trong tỉnh ngày càng phát triển mạnh mẽ.
“Nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, hệ thống Co.opMart đang cập nhật liên tục các xu hướng bán lẻ quốc tế, gắn liền xu hướng hiện đại hóa không gian mua sắm và chuyên nghiệp hóa dịch vụ khách hàng, cũng như tích cực tham gia công tác xã hội, kết nối tiêu thụ hàng Việt. Đặc biệt, để mang đến sự gắn kết, tăng tính tương tác giữa khách hàng và hệ thống, ngoài các chương trình được triển khai trực tiếp ngay tại siêu thị, Co.opMart còn thực hiện nhiều hoạt động trên mạng xã hội”, ông Huỳnh Thanh Điền, Giám đốc Siêu thị Co.opMart Vị Thanh, cho biết.
Tuy vậy, cùng với những điều kiện thuận lợi cho phát triển, các siêu thị bán lẻ trên địa bàn tỉnh phải đối mặt với áp lực cạnh tranh không nhỏ giữa các đối thủ có cùng ngành nghề kinh doanh với mình. Trong khi đó, hệ thống các cửa hàng, đại lý và các chợ truyền thống ngày càng được đầu tư mở rộng khắp các địa phương, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu mua sắm của người dân. Đây chính là áp lực để những doanh nghiệp, hộ dân tham gia lĩnh vực thương mại - dịch vụ dần thay đổi cung cách phục vụ, định hình phong cách hiện đại, bài bản hơn.
Mặt khác, sau khi được các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng và khai thác, việc bố trí nhóm hàng, ngành hàng, kể cả quầy hàng tại các khu chợ, trung tâm thương mại ngày càng khoa học, bắt mắt hơn, đảm bảo an toàn về cháy nổ, vệ sinh thực phẩm. Giám đốc Sở Công thương Hậu Giang Huỳnh Thanh Phong khẳng định: “Để có được diện mạo thương mại như ngày hôm nay là cả một câu chuyện dài, không chỉ giải quyết trong một sớm, một chiều. Song, cốt lõi vẫn là việc tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đảm bảo tốt nhu cầu kinh doanh, mua bán của người dân”.
Bài, ảnh: KIM ĐIỀU
(责任编辑:World Cup)
- ·Sự gián đoạn hoạt động hàng hải qua Kênh đào Suez đe dọa thương mại toàn cầu
- ·Vợ chồng giằng co, người chồng mất mạng
- ·Cảnh sát biển hỗ trợ ngư dân mùa hạn mặn
- ·Tình người trên biển
- ·Sao em khờ dại lâu đến thế
- ·Khai trương Trang thông tin điện tử Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Bạc Liêu
- ·Bắt đối tượng truy nã sau 2 năm lẩn trốn
- ·Sửa chữa cầu Lương Thế Trân gây kẹt xe gần 3 giờ
- ·Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam thôi tham gia Ban Chấp hành TƯ khóa XIII
- ·Kiểm tra công tác cải cách hành chính tại Sở LĐ
- ·Đức Hòa: Giải phóng mặt bằng hơn 265ha
- ·Kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại Cái Nước
- ·Gửi trọn niềm tin
- ·Công an TP Cà Mau
- ·Đoàn Thanh niên Việt
- ·Bắt đối tượng trộm cắp xe mô tô
- ·Tâm tình người giữ rừng
- ·Bắt mại dâm trong khách sạn
- ·Giải Búa liềm vàng: Bám sát vấn đề nóng, đề xuất giải pháp thiết thực
- ·Thông tin “chém ngư phủ, vứt xác xuống biển”: Chưa có căn cứ