【soi kèo kups】Nhiều địa phương vẫn chậm phân bổ vốn đầu tư công
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Phương Anh |
Cơ bản phân bổ vốn đúng quy định
Quyết định số 1603/ QĐ-TTg ngày 11/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 có nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư cho các địa phương theo tổng số từng nguồn vốn và giao các địa phương phân bổ chi tiết danh mục, mức vốn của từng dự án.
Theo quyết định này, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho các địa phương trên 546.659 tỷ đồng vốn đầu tư công (ĐTC) thuộc kế hoạch năm 2024. Trong đó, vốn ngân sách địa phương trên 432.348 tỷ đồng, vốn ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương đầu tư theo ngành lĩnh vực và chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) trên 114.310 tỷ đồng.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính đã có Công văn số 405/BTC-ĐT đôn đốc các bộ, ngành, địa phương phân bổ, nhập dự toán Tabmis và giải ngân kế hoạch vốn ĐTC nguồn NSNN năm 2024.
Tại công văn, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện phân bổ chi tiết vốn cho từng nhiệm vụ, dự án đã đủ điều kiện giao vốn theo quy định của pháp luật về ĐTC và các quy định của Chính phủ hiện hành, gửi Bộ Tài chính làm cơ sở để thực hiện kiểm tra việc phân bổ và thanh toán kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024.
Theo nhận xét của Bộ Tài chính về công tác phân bổ vốn của 63 địa phương cho thấy, hầu hết các địa phương đã thực hiện phân bổ kế hoạch vốn ĐTC năm 2024 cơ bản đảm bảo theo quy định của Luật Đầu tư công và Nghị định số 99/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn ĐTC, Quyết định số 1603/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 38 địa phương chưa phân bổ hoặc phân bổ chưa hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao với tổng số vốn chưa phân bổ trên 19.692 tỷ đồng, chiếm 3,6% kế hoạch (vốn trong nước 18.773,5 tỷ đồng, chiếm 3,5% kế hoạch; vốn nước ngoài 919 tỷ đồng, chiếm 8,94% kế hoạch).
Vẫn còn tình trạng dàn trải
Mặc dù việc phân bổ vốn đã được các địa phương tích cực thực hiện ngay khi nhận được kế hoạch vốn giao, nhưng theo báo cáo từ Bộ Tài chính, hiện việc phân bổ vốn tại nhiều địa phương chưa tuân thủ nguyên tắc về phân, giao kế hoạch vốn đầu tư.
Cụ thể, một số địa phương chưa bố trí đủ vốn cho các dự án hoàn thành nhưng vẫn bố trí cho các dự án khởi công mới. Các dự án đã được bố trí kế hoạch 2021, 2022, 2023 còn kế hoạch trung hạn, nhưng một số địa phương không bố trí kế hoạch 2024 (105 dự án). Một số dự án ODA chưa bố trí kế hoạch theo đúng tỷ lệ vay lại, bố trí khi chưa ký hợp đồng vay lại với Bộ Tài chính, chưa phân bổ kế hoạch vay lại được giao, dự án được phân bổ chưa phù hợp với cơ chế tài chính (34 dự án). Tỷ lệ bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương đối với các dự án có hỗ trợ từ ngân sách trung ương (dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án liên vùng) của nhiều địa phương không đáp ứng tiến độ (nhiều địa phương chưa bố trí hoặc bố trí với tỷ lệ không đáp ứng tiến độ).
Cá biệt có một số địa phương bố trí vượt kế hoạch đầu tư công trung hạn, vượt phần vốn ngân sách trung ương hỗ trợ và vượt tổng mức đầu tư; chương trình mục tiêu quốc gia.
Ông Dương Bá Đức - Vụ trưởng Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính cho biết, việc phân bổ vốn nhanh, kịp thời cho các nhiệm vụ, dự án có ảnh hưởng rất lớn đến việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ĐTC. Do đó, để phân bổ hết nguồn vốn, tạo tiền đề cho công tác giải ngân, Bộ Tài chính đã có công văn gửi từng địa phương yêu cầu căn cứ vốn kế hoạch năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ giao, khẩn trương hoàn thiện điều chỉnh các tồn tại trong phân bổ vốn để đảm bảo việc phân bổ kế hoạch vốn tuân thủ theo đúng quy định.
Bộ Tài chính cũng đề nghị các địa phương rà soát dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, dự án chuyển tiếp còn thiếu vốn đủ điều kiện phân bổ kế hoạch vốn năm 2024 để phân bổ vốn cho các dự án, sau đó mới xem xét bố trí kế hoạch vốn cho dự án khởi công mới theo đúng nguyên tắc ưu tiên bố trí đã được quy định tại Luật Đầu tư công và các nghị quyết, quyết định của Quốc hội và của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với số vốn đến ngày 31/12/2023 chưa phân bổ báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về nguyên nhân, lý do chưa phân bổ để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền phương án xử lý theo quy định tại Quyết định số 1603/QĐ-TTg. Đối với các dự án thuộc nguồn vốn CTMTQG, ông Đức cho biết, Bộ Tài chính đã đề nghị các địa phương rà soát danh mục dự án đảm bảo theo đúng mục tiêu, đối tượng, địa bàn và nội dung hỗ trợ theo đúng các quy định hiện hành. Thực hiện theo đúng quy định về tỷ lệ đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện các CTMTQG trong giai đoạn 2021 - 2025, các khoản nợ xây dựng cơ bản phát sinh trong giai đoạn 2016 - 2020 và các giai đoạn trước. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đề nghị địa phương cân đối, bố trí từ nguồn ngân sách địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật; không bố trí ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án chuyển tiếp, hoàn thành giai đoạn 2016 - 2020 và các giai đoạn trước.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả vốn ĐTC, Bộ Tài chính cũng yêu cầu các địa phương rà soát, bố trí đủ vốn cho các dự án đã được phê duyệt quyết toán, dự án hoàn thành, chuyển tiếp còn thiếu vốn mới xem xét bố trí kế hoạch vốn cho dự án khởi công mới (thời gian bố trí vốn thực hiện dự án nhóm B không quá 4 năm, dự án nhóm C không quá 3 năm) và phải đảm bảo theo nghị quyết của hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố.
Yêu cầu thực hiện nghiêm theo quy định Để đảm bảo các quy định trong phân bổ vốn ĐTC, Bộ Tài chính đã lưu ý các địa phương rà soát các dự án đảm bảo theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và Quyết định số 1603/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024; chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm toán về giao kế hoạch vốn ĐTC năm 2024 cho từng dự án. |
(责任编辑:World Cup)
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·Người Việt tại Mỹ: “VinFast sẽ là chiếc xe tiếp theo của tôi”
- ·Thị trường ô tô: Rào cản gia nhập cao, dễ phát sinh tình trạng phản cạnh tranh
- ·Đón mùa mua sắm cuối năm, KIA ưu đãi lớn
- ·Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính
- ·Nutifood GrowPLUS+ 3 năm liên tiếp giữ vững vị thế sữa trẻ em số 1 tại Việt Nam
- ·MC Kỳ Duyên, Lê Giang, Hồng Ngọc nghẹn ngào nhớ Phi Nhung
- ·Cục Thuế Hà Nội "thúc" cá nhân kinh doanh qua mạng kê khai thuế
- ·Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thế giới về ô nhiễm không khí
- ·Han So Hee làm bạn với dao, tập miệt mài 3 tháng cho phim My Name
- ·Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- ·Hoa hậu Jennifer Phạm trở lại đóng phim sau 10 năm
- ·Sun Life Việt Nam triển khai chương trình khuyến mại “Vàng là an khang”
- ·Khiếu nại của người tiêu dùng: Tập trung vào 3 nhóm hành vi
- ·Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Ajman Club, 22h45 ngày 5/1: Khó thắng
- ·Các nước giàu phải chấm dứt sản xuất dầu và khí đốt vào năm 2034
- ·Chỉ 9% rác thải nhựa được tái chế trên toàn thế giới trong 2021
- ·Giải thưởng ""Ôtô của năm"" gọi tên Hyundai Santa Fe
- ·Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- ·Rà soát, kiểm tra các sản phẩm nhập khẩu nghi nhiễm khuẩn Salmonella