【bd kq so】Những phiên chợ đặc biệt, chỉ bán một loại hàng hóa ở Việt Nam
Chợ chỉ bán một loại đặc sản,ữngphiênchợđặcbiệtchỉbánmộtloạihànghóaởViệbd kq so không dùng cân, không có giá
Đó là chợ mực nháy họp trên vỉa hè, dọc tuyến đường ra đảo Lan Châu, thuộc phường Thu Thủy, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
Báo Dân Trí cho hay, chợ họp từ 19h đến khoảng 1h ngày hôm sau, chỉ bán duy nhất mực nháy. Việc mua bán không dùng đến cân, không có mức giá cụ thể mà phụ thuộc vào khả năng trả giá của khách hàng.
Chợ không có lều bạt, hàng quán, bàn ghế, mỗi người chọn một khoảng vỉa hè để bày mực ra bán. Trên tay mỗi người bán là một chiếc đèn điện, vừa dùng để soi sáng cho khách chọn mực, vừa tạo hiệu ứng để những con mực lấp lánh hơn.
Ông Phạm Thanh Hải, Chủ tịch UBND phường Thu Thủy, cho biết, chợ bán mực nháy được UBND thị xã Cửa Lò quy hoạch vào giữa năm 2023. Đây là nơi buôn bán của hơn 100 hộ dân, chủ yếu là người dân phường Thu Thủy và một ít hộ dân phường Nghi Thủy. Mặt hàng được bán duy nhất ở đây là mực nháy - đặc sản nức tiếng của phố biển Cửa Lò.
Chị Hoàng Thị Oanh (phường Nghi Thủy) cho hay, mực ở đây không bán theo cân mà bán theo mớ, mỗi mớ 50.000-80.000 đồng, tùy vào việc hàng nhiều hay ít.
Thông thường, mỗi chậu có khoảng 10 con mực. Mực vừa được câu từ biển lên, tươi ngon, mắt và sao trên thân mực lấp lánh dưới ánh đèn pin, kích thích thị giác của khách.
Chợ họp tất cả buổi tối trong tuần nhưng sôi động nhất là vào từ 20-22h. Người bán tùy vào kích cỡ của mực để ra giá, người mua vận dụng khả năng trả giá của mình để đi đến quyết định mua hay không mua. Việc mua bán diễn ra vui vẻ, hoàn toàn không có tình trạng ép giá hay chèo kéo khách.
Độc đáo phiên chợ chỉ dành cho trẻ em, mỗi năm họp một lần
Một năm chỉ họp duy nhất một lần, vào mùng 2 Tết, phiên chợ này được tổ chức tại sân đình Phong Lôi Tây (xã Đông Hợp, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) hàng chục năm qua. Chợ chỉ bán đồ chơi cho trẻ em. Khách hàng của phiên chợ toàn là trẻ em.
Những bậc cao niên của thôn Phong Lôi Tây cho biết, tập tục của phiên chợ bắt nguồn từ những năm 60 của thế kỷ trước. Do điều kiện kinh tế khi đó còn khó khăn, người lớn những ngày cuối năm còn bận rộn công việc đồng áng, không có thời gian mua đồ chơi cho trẻ con chơi Tết...
Khi những công việc nhà nông đã tạm hoàn tất, mùng 2 Tết Nguyên đán, chợ bán hàng đồ chơi cho trẻ em được mở. Khi đó, những thức đồ quê như tò he, đất nặn... là phổ biến.
Theo thời gian, những mặt hàng truyền thống, dân dã không còn, thay vào đó là những đồ chơi hiện đại, chủ yếu là đồ nhựa, gấu bông, bóng bay... được mang đến chợ bán.
Dù không còn những món đồ chơi dân dã, quê kiểng như thuở trước nhưng phiên chợ quê dành cho trẻ em vẫn duy trì, là niềm háo hức, chờ đợi của bao đứa trẻ quê dịp đầu năm mới.
Độc đáo chợ bắp ở TP.HCM
Tại TP.HCM, có một ngôi chợ được xem là độc nhất vô nhị, bởi nơi đây chỉ bán một mặt hàng là trái bắp (ngô). Đấy chính là chợ bắp ngã 3 Bầu, nằm ở xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn.
Là một trong những tiểu thương buôn bán gần 20 năm ở chợ, bà Huỳnh Thị Anh cho biết trên Báo Lao Động, ngôi chợ được hình thành từ 20 năm trước. Bản thân bà, cũng như nhiều tiểu thương ở đây, vốn là từ tiểu thương của chợ Cầu Muối (quận 1) trước đây.
"Đây được xem là chợ bắp đầu mối lớn nhất Sài Gòn. Bắp từ ngôi chợ này được phân phối đi khắp các quận, huyện ở TP.HCM cũng như các tỉnh lân cận", bà Anh nói.
Tại chợ, có khoảng 50 vựa bắp của tiểu thương, hoạt động nhộn nhịp cả ngày lẫn đêm để cung cấp đủ lượng bắp cho thị trường TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Hàng ngày, có nhiều xe tải hạng nặng 10 tấn, chở bắp từ các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Lâm Đồng và các tỉnh, thành miền Tây nhập về chợ. Sau đó, bắp được phân phối khắp nơi, hàng nghìn tấn bắp được tiêu thụ mỗi ngày.
Phiên chợ chỉ bán duy nhất mặt hàng đá quý
Miền đất Lục Yên, tỉnh Yên Bái là một trong những thủ phủ đá quý lớn nhất Việt Nam. Nơi đây vẫn duy trì "chợ đá quý" để phục vụ nhu cầu của thị trường. Ở đây chỉ bán một mặt hàng duy nhất là đá quý.
Đá ruby (thường gọi là đá đỏ), dù có giá trị kinh tế rất lớn, nhưng được bày bán công khai trên các mặt bàn ở chợ mà không cần biện pháp bảo vệ nào. Người mua cũng thoải mái lựa chọn, xem xét.
Điều đặc biệt là việc mua bán tại chợ đá quý diễn ra nhẹ nhàng, không ồn ào, không có to tiếng. Đây cũng là nét độc đáo của chợ đá quý Lục Yên.
Các sản phẩm ở chợ đá quý Lục Yên rất đa dạng về mẫu mã, giá cả. Những viên đá thô chưa qua chế tác có giá chỉ từ 50 nghìn đồng. Còn những viên đá to, đẹp được chế tác tinh xảo có giá hàng chục triệu cho đến cả tỷ đồng.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7
- ·Lợi nhuận của Kinh Bắc (KBC) chờ đợi bùng nổ khi nguồn cung mới ‘bung’ ra thị trường
- ·Không nên phá giá VND để kiểm soát lạm phát
- ·Sửa Luật Đất đai: Tránh hôm nay thu hồi đất xây chợ, ngày mai mọc lên dãy nhà
- ·Loạt doanh nghiệp bị dừng làm thủ tục hải quan do nợ khoản lớn tiền thuế
- ·H'Hen Niê hút hồn với bông tai giá rẻ, Thúy Vân đẹp sang chảnh
- ·Thị trấn Lai Uyên (huyện Bàu Bàng): Điểm sáng trong công tác đoàn kết tập hợp thanh niên công nhân
- ·Hết việc, không hết giờ
- ·Hà Nội lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông theo 'chuẩn' nào?
- ·Hà Nội bổ sung biên chế giáo viên để nâng cao chất lượng dạy và học
- ·Vượt Covid ngoạn mục
- ·Việt Nam, China hold 16th meeting of Steering Committee for Bilateral Cooperation
- ·Nghị trường tiếp sức phục hồi kinh tế
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch điều hành FEC
- ·Việt Nam ghi nhận ca thứ 67 nhiễm Covid
- ·“Cà phê sáng
- ·Tanimex (TIX) báo lãi ròng bán niên 2023 giảm 25%
- ·Tuần này Quốc hội thảo luận kinh tế, xã hội, sửa Luật Khám chữa bệnh
- ·Bamboo Airways bảo trợ vận chuyển hàng không cho cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2021
- ·TP. Thủ Đức được thêm quyền trong 4 lĩnh vực